BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Lịch sử của Bộ môn
Bộ môn Công nghệ thực phẩm tiền thân là bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch được thành lập vào năm 1995 trực thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế. Đến năm 2000, bộ môn được đổi tên thành bộ môn Bảo quản chế biến Nông sản thực phẩm. Cùng với sự phát triển của nhà trường, năm 2005 bộ môn Bảo quản chế biến Nông sản thực phẩm được tách thành 2 bộ môn: bộ môn Bảo quản Chế biến và bộ môn Cơ sở Công nghệ Bảo quản Chế biến nông sản cùng với sự ra đời của ngành Công nghệ thực phẩm trực thuộc Khoa Cơ khí Công nghệ.
Năm 2015, Khoa Cơ khí Công nghệ tiến hành tái cơ cấu để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Khoa trong tình hình mới. Bộ môn Công nghệ Thực phẩm được chính thức hình thành từ bộ môn Cơ sở Công nghệ Bảo quản Chế biến nông sản.
Bộ môn Công nghệ Thực phẩm được giao nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Công nghệ thực phẩm, tham gia đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo quản chế biến và công nghệ thực phẩm.
Đội ngũ cán bộ và giảng viên
Đội ngũ giảng viên và cán bộ thuộc Bộ môn Công nghệ Thực phẩm có 9 thành viên (7 giảng viên) bao gồm 2 Phó giáo sư -Tiến sĩ, 3 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ – Nghiên cứu viên. Phần lớn các giảng viên được đào tạo ở các trường Đại học có uy tín trong nước như: ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, ĐH Khoa học Huế. Trong đó có một số giảng viên được học tập, đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Bỉ, Hà Lan, Nhật bản…
Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn Công nghệ Thực phẩm:
– Nghiên cứu và sử dụng các chất kháng ethylene để điều tiết quá trình sinh tổng hợp ethylene nội bào nhằm kéo dài thời hạn bảo quản rau quả sau thu hoạch.
– Nghiên cứu công nghệ bảo quản và chế biến một số nông sản chính trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên (chuối, bơ, măng, gừng, chanh, cà chua, tỏi…).
– Khai thác một số tính chất có lợi của vi sinh vật (enzyme ngoại bào, probitotic, exopolysaccharide….) trong bảo quản và chế biến thực phẩm, xử lý phế phụ phẩm trong các nhà máy chế biến thực phẩm, ứng dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản….
– Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học ứng dụng trong sản xuất sản phẩm lên men truyền thống đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm có hoạt tính sinh học tự nhiên trong phòng trừ vi sinh vật gây bệnh ở một số loại nông sản sau thu hoạch.
– Nghiên cứu tách chiết, xác định hoạt tính sinh học của một số hoạt chất sinh học từ thực vật có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng.
Danh sách giảng viên của Bộ môn
TS. Lê Thanh Long, Trưởng bộ môn
Đào tạo: Tiến sĩ. Đại học Nha Trang, 2019
Lĩnh vực nghiên cứu: Polymer sinh học biển, CN sau thu hoạch
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0905151415
Email: lethanhlong@huaf.edu.vn
GVC. PGS. TS. Đỗ Thị Bích Thủy
Đào tạo: Tiến sĩ, Đại học Bách khoa Đà nẵng, 2007. Sau Tiến sĩ, Đại học Ghent, Bỉ, 2012.
Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm enzyme ngoại bào từ vi sinh vật và probiotic. Ứng dung các chế phẩm đó trong công nghệ thực phẩm.
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0914091340
Email: dothibichthuy@huaf.edu.vn
GVCC. PGS. TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng Khoa
Đào tạo: Tiến sĩ, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Việt Nam, 2012
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0935966123
Email: nguyenvantoan@huaf.edu.vn
ThS. Trần Ngọc Khiêm
Đào tạo: Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Việt Nam, 2003.
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ thực phẩm, máy và thiết bị hoá học
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0905130438
Email: tranngockhiem@huaf.edu.vn
ThS. Lê Thị Quỳnh Hương, Trợ lý giáo vụ Khoa
Đào tạo: Thạc sĩ, Đại học Huế, Việt Nam, 2013
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0905 386 882
Email: lethiquynhhuong@huaf.edu.vn
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Đào tạo: Tiến sĩ tại ĐH Ehime Nhật Bản 2018 (http://rendai.agr.ehime-u.ac.jp/english/kenkyu/), lĩnh vực Khoa học Thực phẩm thuộc chuyên ngành Khoa học Ứng dụng tài nguyên sinh học, Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Thực phẩm (https://www.ag.kagawa-u.ac.jp/foodeng.yoshii/emembers.html)
Lĩnh vực nghiên cứu: vi bao và chiết tách hoạt chất sinh học từ thực vật và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0983511892
Email: nguyenthivananh@huaf.edu.vn
TS. Nguyễn Thị Thủy Tiên
Đào tạo: Tiến sĩ; Nhật Bản; 2018 (website: http://husc.edu.vn/)
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa. Sử dụng các chất có hoạt tính sinh học để kháng khuẩn, kháng nấm.
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0978 222 236
Email: nguyenthithuytien84@huaf.edu.vn
ThS. Đoàn Thị Thanh Thảo
Đào tạo: Thạc sĩ, Trường Đạihọc Wageningen, Hà Lan, 2014.(University: http://www.wageningenur.nl/en.htm and Lab.: http://www.wageningenur.nl/en/Expertise-Services/Chair-groups/Agrotechnology-and-Food-Sciences/Laboratory-of-Food-Chemistry.htm; Research field: Food Processing Engineering- Food Technology, Food Chemistry-Food Technology)
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ thực phẩm
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0905 710 991
Email: doanthithanhthao@huaf.edu.vn
ThS. Phan Đỗ Dạ Thảo,
Đào tạo: Trường ĐH Nông Lâm Huế, 2016.
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ thực phẩm
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0975376162
Email: phandodathao@huaf.edu.vn