Home Giới thiệu Ngành kỹ thuật cơ điện tử

Ngành kỹ thuật cơ điện tử

0

 


Thực hành ngành Cơ điện tử. Ảnh: Khoa CKCN


Ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử

Sinh viên học ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử sẽ được tiếp cận nhiều kiến thức thú vị về ngành học, được tham quan, nghiên cứu, sáng tạo thực hiện các sản phẩm công nghệ để dần tiếp cận thực tế sản xuất. Có cơ hội cọ xát, học hỏi khi tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ.

Tốt nghiệp ngành Cơ – Điện tử người kỹ sư có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị cơ – điện tử, tự động hóa, điện công nghiệp và có thể kinh doanh, thiết kế, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử, tự động hóa, điện tử vào sinh hoạt, sản xuất.

Hiện nay và dự báo nhu cầu việc làm cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống cơ – điện– điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất trong nước là rất lớn. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,… với thu nhập hàng tháng khá cao. Ngay từ năm học thứ 2- 3 ở trường đại học, các nhà tuyển dụng đã đào tạo tiếng bản địa cho sinh viên, tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty. Mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động theo dạng kỹ sư và thực tập sinh. Hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp kinh doanh, sửa chữa thiết bị cơ – điện tử, tự động hóa phục vụ sinh hoạt và dân dụng. Như vậy có thể thấy, sinh viên tốt nghiệp ra trường ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử dễ xin việc, cơ hội việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác.

Cơ điện tử (Mechatronics) ra đời như là kết quả tất yếu của sự phát triển công nghệ hiện đại. Cơ điện tử hình thành trên một nền công nghệ cao, thông minh, linh hoạt. Những xu hướng mới đang tạo ra ra cơ hội và thách thức cho cơ điện tử như hệ cơ sinh học tích hợp, máy tính lượng tử, hệ thống pico và nano, và những công nghệ khác đang triển khai. Tương lai của cơ điện tử đầy tiềm năng .
Cơ điện tử được hiểu là một công nghệ mới đang phát triển và mở rộng với tốc độ nhanh, nên khó có thể có ngay được một định nghĩa chính xác.Một định nghĩa quá cứng bây giờ có thể gây nhiều hạn chế, thiếu chính xác trong tương lai. Ta đã thấy điều này qua ba thập kỷ phát triển của Cơ điện tử.
Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của Cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Sản phẩm cơ điện tử có những đặc trưng riêng và ưu thế so với các hệ thống công nghệ độc lập khác.

1. Giới thiệu chung
– Tên chương trình:  Kỹ sư Kỹ thuật cơ – điện tử
– Tên tiếng Anh:        Mechatronics Engineering
– Trình độ đào tạo:    Đại học
– Ngành đào tạo:      Kỹ thuật cơ – điện tử
– Mã số:                     7520114
– Loại hình đào tạo: Chính qui
– Tổng số tín chỉ:      145 tín chỉ
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
– Tổng chỉ tiêu xét tuyển: 140 (trong đó có 84 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và 56 chỉ tiêu dựa vào kết quả học tập THPT) 
– Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn xét tuyển Mã tổ hợp môn xét tuyển
1. Toán, Vật lí, Hóa học A00
2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh A01
3. Toán, Vật lí, Sinh học A02
4. Toán, Vật lí, Ngữ văn C01

2. Mục tiêu đào tạo
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Kỹ thuật cơ – điện tử trong quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ; có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với xã hội.
Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật cơ – điện tử đáp ứng nhu cầu của xã hội cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước về lĩnh vực chuyên ngành Kỹ thuật cơ – điện tử.
3. Chuẩn đầu ra 
1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức goại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường;
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực: 
– Vận dụng được kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức về kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản trong công việc;
1.3. Kiến thức chung khối ngành: 
– Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành Kỹ thuật cơ điện tử;
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp: 
– Vận dụng kiến thức về đồ họa, vẽ kỹ thuật để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về hệ thống thiết bị cơ điện tử theo đúng các tiêu chuẩn;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp về cơ khí, điện, điện tử, khoa học máy tính, kỹ thuật robot, điều khiển và tự động hóa để tính toán, thiết kế mới hoặc cải tiến các bộ phận cụ thể của hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để lập các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, mạch điện, điện tử, đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết và thực hành nghề nghiệp để gia công, chế tạo hệ thống thiết bị truyền động, đo lường, cảm biến, mạch điện, điện tử, lập trình điều khiển, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức liên ngành về cơ khí, điện, điện tử, khoa học máy tính, kỹ thuật robot, điều khiển và tự động hóa làm nền tảng để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử, tự động hóa sản xuất;
– Vận dụng được kiến thức về xử lý số liệu, phân tích, đánh giá và tối ưu các số liệu thực nghiệm trong về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức an  toàn lao động và môi trường trong đề xuất giải pháp về an toàn trong công tác chuyên môn và hoạt động sản xuất;.
1.5. Kiến thức bổ trợ:
– Vận dụng được kiến thức quản lý dự án, kỹ năng mềm, thực tế sản xuất để để xây dựng, quản lý, điều hành các dự án thiết kế, chế tạo, lắp đặt hay sửa chữa các hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và tổ chức, điều hành công việc chuyên môn;

2. Chuẩn về kỹ năng
2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp:
– Có kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thành thạo trong trong thiết kế, mô phỏng các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng về đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống cơ khí, điện, điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản làm cơ sở các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng kiến thức nghề nghiệp để trực tiếp thực hiện công tác tính toán, thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống cơ khí, điện, điện tử; đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển; lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử; kiểm tra, bảo trì, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp… hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng…các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hệ thống cơ điện tử;
 2.2. Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng ngoại ngữ (chuẩn B1 hoặc tương đương) và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong nghề nghiệp và cuộc sống;
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong lập hồ sơ, thẩm định, giám sát, tư vấn, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, quản lý dự án hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh về hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng tự chủ: làm việc có kế hoạch, tác phong chuyên nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có kỹ năng làm việc nhóm: tập hợp, phân công, điều phối, giám sát các nhóm chuyên môn;
– Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định các công tác chuyên môn về hệ thống thiết bị cơ khí, điện, điện tử, đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển;
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân, tổ chức về chuyên môn và truyền thông;
3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
– Có năng lực tư vấn, giám sát hoặc xử lý các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử;
– Có năng lực sáng tạo để đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành các hệ thống cơ điện tử;
– Có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các kết luận, chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong lĩnh vực sử dụng, sửa chữa;
– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;
– Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn thông thường;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới…trong lĩnh vực cơ điện tử;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên  quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử.
– Quản lý kỹ thuật, quản lý bảo trì, trưởng phòng bảo trì, giám đốc kỹ thuật tại các công ty, nhà máy trong và ngoài nước.
– Thiết kế, vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử.
– Phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử.
– Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử, cơ khí, kỹ thuật điện, tự động hóa.
– Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành.
– Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ – điện tử hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu ở các trình độ sau đại học như cơ điện tử, cơ khí, tự động hóa, các lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất ở trong nước hoặc nước ngoài.
– Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ điện tử vào sản xuất;
– Tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.

6. Năng lực cơ sở đào tạo (điều kiện học tập, thực hành, môi trường học tập)
6.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Hiện nay,  trường Đại học Nông Lâm Huế có hệ thống các phòng học, phòng  máy tính và phòng thực hành cơ bản và chuyên ngành đủ đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Trong đó, Khoa Cơ khí – Công nghệ được trang bị hệ thống các phòng thực hành chuyên ngành bao gồm: phòng thực hành Kỹ thuật điện – điện tử – tự động hóa, phòng thực hành  động lực, phòng thực hành vật liệu, phòng thực hành máy nông nghiệp, xưởng gia công cơ khí. Với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm trên có thể đáp ứng nhu cầu cho toàn thể sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử tham gia thực tập và nghiên cứu khoa học hàng năm.
6.2. Đội ngũ giáo viên
Có 22 cán bộ giáo viên trong Khoa tham gia giảng dạy (1 PGS.TS, 6 TS, 15 ThS) và các giảng viên có uy tín trong ngành được mời thỉnh giảng. Hầu hết giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Đức, Đài Loan, Thái Lan và các Trường Đại học có truyền thống trong lĩnh vực Cơ khí, cơ điện tử, điện – điện tử, tự động hóa như, Côn nghệ thông tin: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Huế ở cả 2 trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

7. Các công ty, nhà máy sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc:

1.  Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình
2.  Công ty cổ phần bia Hà Nội – Vinh
3.  Công ty bia Carlsberg – Phú Bài – Thừa Thiên Huế.
4. Nhà máy Sợi Phú Hưng tại KCN Phú Bài, thị xã Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế

5. Nhà máy Tinh bột sắn FOCOCEV huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Công ty cổ phần Cơ khí Ôtô Thống Nhất – Thừa Thiên Huế.
7. Doanh nghiệp tư nhân thêu may Đoan Trang – TP. Huế
8. Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng – TP. Đà Nẵng

9. Nhà máy xi măng Đồng Lâm, Thừa Thiên Huế

10. Nhà máy nước khoáng Alba,  huyện Phong Điền, Thừa Thiên  Thiên Huế

11. Công ty điện tử Huế tronics

12. Nhà máy, Xí nghiệp sản xuất gỗ nhận tạo.

13. Công ty điện lực

14. Các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến cơ khí – điện tự động trong cả nước.

8. Chương trình đào tạo (Tên và khối lượng các học phần)

TT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 27
I Lý luận chính trị 10
1 CTR1016 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 CTR1017 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
4 CTR1033 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 13
5 CBAN12002 Toán cao cấp 2
6 CBAN12102 Toán cao cấp 1 2
7 CBAN12202 Toán thống kê 2
8 CBAN12302 Vật lý 2
9 CBAN12403 Vật lý ứng dụng 3
10 CBAN11902 Tin học 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
11 TNMT29402 Nhà nước và pháp luật 2
12 KNPT14602 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 118
I Kiến thức cơ sở ngành 36
Bắt buộc 30
13 CKCN13202 Hình họa 2
14 CKCN19202 Vẽ kỹ thuật 2
15 CKCN20803 Cơ học lý thuyết 3
16 CKCS25003 Sức bền vật liệu 3
17 CKCN25803 Nguyên lý và chi tiết máy 3
18 CKCN31433 Vật liệu cơ khí và công nghệ kim loại 3
19 CKCD24803 Kỹ thuật điện và máy điện 3
20 CKCD24702 Kỹ thuật điện tử 2
21 CKCD25602 Thực hành điện tử và cảm biến 2
22 CKCD24603 Hệ thống điều khiển tự động 3
23 CKCD25102 Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật 2
24 CKCN24502 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
Tự chọn (Chọn 6/12) 6
25 CKCD20802 Kỹ thuật giao tiếp máy tính 2
26 CKCD26202 Trang bị điện 2
27 CKCN23102 Dung sai kỹ thuật đo lường 2
28 CKCN25902 Nhiệt kỹ thuật 2
29 CKCD24502 Đồ án nguyên lý và chi tiết máy 2
30 CKCD23902 CAD trong kỹ thuật 2
II Kiến thức ngành 54
Bắt buộc 42
31 CKCD21202 Kỹ thuật số 2
32 CKCD21602 Kỹ thuật vi điều khiển 2
33 CKCD25902 Thực hành kỹ thuật số và vi điều khiển 2
34 CKCD20902 Điện tử ứng dụng 2
35 CKCD24903 Kỹ thuật lập trình PLC 3
36 CKCD25702 Thực hành điều khiển tự động 2
37 CKCD21702 Điện tử công suất 2
38 CKCD26303 Truyền động điện 3
39 CKCD25802 Thực hành kỹ thuật điện và truyền động điện 2
40 CKCS22703 Thiết kế cung cấp điện 3
41 CKCD25302 Năng lượng tái tạo 2
42 CKCD24402 Đồ án Điện tử – tự động hóa 2
43 CKCD24203 Công nghệ CAD,CAM/CNC 3
44 CKCD26403 Truyền động thủy lực – khí nén 3
45 CKCN31243 Máy và thiết bị chế biến nông sản thực phẩm 3
46 CKCD25502 Thiết kế hệ thống cơ điện tử 2
47 CKCD22102 Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử 2
48 CKCN31402 Thực hành gia công kim loại 2
Tự chọn (Chọn 12/24) 12
49 CKCD25002 Kỹ thuật robot 2
50 CKCD25203 Mạng truyền thông công nghiệp 3
51 CKCD26502 Tự động hóa quá trình sản xuất 2
52 CKCN31002 Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp 2
53 CKCN25202 Kỹ thuật và thiết bị lạnh 2
54 CKCD26602 Ứng dụng phần mềm trong thiết kế cơ khí 2
55 CKCN31252 Ô tô máy kéo 2
56 CKCD24302 Điện – Điện tử trên ôtô 2
57 CKCN26802 Quy hoạch thực nghiệm 2
58 CKCS24102 Cơ học lưu chất 2
III Kiến thức bổ trợ 8
59 KNPT21602 Kỹ năng mềm 2
60 KNPT23002 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
61 KNPT24802 Xây dựng và quản lý dự án 2
62 KNPT28802 Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp 10
63 CKCD26102 Tiếp cận nghề 2
64 CKCD25404 Thao tác nghề 4
65 CKCD26004 Thực tế nghề 4
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 10
66 CKCD23410 Khóa luận tốt nghiệp 10
67 CKCD24102 Chuyên đề Điều khiển tự động hóa 2
68 CKCD24002 Chuyên đề Cơ điện tử ứng dụng 2
69 CKCD23506 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 6
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 145

Theo:

 


Thực hành ngành Cơ điện tử. Ảnh: Khoa CKCN


Ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử

Sinh viên học ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử sẽ được tiếp cận nhiều kiến thức thú vị về ngành học, được tham quan, nghiên cứu, sáng tạo thực hiện các sản phẩm công nghệ để dần tiếp cận thực tế sản xuất. Có cơ hội cọ xát, học hỏi khi tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ.

Tốt nghiệp ngành Cơ – Điện tử người kỹ sư có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị cơ – điện tử, tự động hóa, điện công nghiệp và có thể kinh doanh, thiết kế, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử, tự động hóa, điện tử vào sinh hoạt, sản xuất.

Hiện nay và dự báo nhu cầu việc làm cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống cơ – điện– điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất trong nước là rất lớn. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,… với thu nhập hàng tháng khá cao. Ngay từ năm học thứ 2- 3 ở trường đại học, các nhà tuyển dụng đã đào tạo tiếng bản địa cho sinh viên, tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty. Mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động theo dạng kỹ sư và thực tập sinh. Hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp kinh doanh, sửa chữa thiết bị cơ – điện tử, tự động hóa phục vụ sinh hoạt và dân dụng. Như vậy có thể thấy, sinh viên tốt nghiệp ra trường ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử dễ xin việc, cơ hội việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác.

Cơ điện tử (Mechatronics) ra đời như là kết quả tất yếu của sự phát triển công nghệ hiện đại. Cơ điện tử hình thành trên một nền công nghệ cao, thông minh, linh hoạt. Những xu hướng mới đang tạo ra ra cơ hội và thách thức cho cơ điện tử như hệ cơ sinh học tích hợp, máy tính lượng tử, hệ thống pico và nano, và những công nghệ khác đang triển khai. Tương lai của cơ điện tử đầy tiềm năng .
Cơ điện tử được hiểu là một công nghệ mới đang phát triển và mở rộng với tốc độ nhanh, nên khó có thể có ngay được một định nghĩa chính xác.Một định nghĩa quá cứng bây giờ có thể gây nhiều hạn chế, thiếu chính xác trong tương lai. Ta đã thấy điều này qua ba thập kỷ phát triển của Cơ điện tử.
Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của Cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Sản phẩm cơ điện tử có những đặc trưng riêng và ưu thế so với các hệ thống công nghệ độc lập khác.

1. Giới thiệu chung
– Tên chương trình:  Kỹ sư Kỹ thuật cơ – điện tử
– Tên tiếng Anh:        Mechatronics Engineering
– Trình độ đào tạo:    Đại học
– Ngành đào tạo:      Kỹ thuật cơ – điện tử
– Mã số:                     7520114
– Loại hình đào tạo: Chính qui
– Tổng số tín chỉ:      145 tín chỉ
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
– Tổng chỉ tiêu xét tuyển: 140 (trong đó có 84 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và 56 chỉ tiêu dựa vào kết quả học tập THPT) 
– Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn xét tuyển Mã tổ hợp môn xét tuyển
1. Toán, Vật lí, Hóa học A00
2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh A01
3. Toán, Vật lí, Sinh học A02
4. Toán, Vật lí, Ngữ văn C01

2. Mục tiêu đào tạo
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Kỹ thuật cơ – điện tử trong quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ; có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với xã hội.
Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật cơ – điện tử đáp ứng nhu cầu của xã hội cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước về lĩnh vực chuyên ngành Kỹ thuật cơ – điện tử.
3. Chuẩn đầu ra 
1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức goại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường;
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực: 
– Vận dụng được kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức về kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản trong công việc;
1.3. Kiến thức chung khối ngành: 
– Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành Kỹ thuật cơ điện tử;
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp: 
– Vận dụng kiến thức về đồ họa, vẽ kỹ thuật để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về hệ thống thiết bị cơ điện tử theo đúng các tiêu chuẩn;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp về cơ khí, điện, điện tử, khoa học máy tính, kỹ thuật robot, điều khiển và tự động hóa để tính toán, thiết kế mới hoặc cải tiến các bộ phận cụ thể của hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để lập các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, mạch điện, điện tử, đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết và thực hành nghề nghiệp để gia công, chế tạo hệ thống thiết bị truyền động, đo lường, cảm biến, mạch điện, điện tử, lập trình điều khiển, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức liên ngành về cơ khí, điện, điện tử, khoa học máy tính, kỹ thuật robot, điều khiển và tự động hóa làm nền tảng để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử, tự động hóa sản xuất;
– Vận dụng được kiến thức về xử lý số liệu, phân tích, đánh giá và tối ưu các số liệu thực nghiệm trong về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức an  toàn lao động và môi trường trong đề xuất giải pháp về an toàn trong công tác chuyên môn và hoạt động sản xuất;.
1.5. Kiến thức bổ trợ:
– Vận dụng được kiến thức quản lý dự án, kỹ năng mềm, thực tế sản xuất để để xây dựng, quản lý, điều hành các dự án thiết kế, chế tạo, lắp đặt hay sửa chữa các hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và tổ chức, điều hành công việc chuyên môn;

2. Chuẩn về kỹ năng
2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp:
– Có kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thành thạo trong trong thiết kế, mô phỏng các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng về đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống cơ khí, điện, điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản làm cơ sở các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng kiến thức nghề nghiệp để trực tiếp thực hiện công tác tính toán, thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống cơ khí, điện, điện tử; đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển; lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử; kiểm tra, bảo trì, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp… hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng…các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hệ thống cơ điện tử;
 2.2. Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng ngoại ngữ (chuẩn B1 hoặc tương đương) và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong nghề nghiệp và cuộc sống;
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong lập hồ sơ, thẩm định, giám sát, tư vấn, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, quản lý dự án hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh về hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng tự chủ: làm việc có kế hoạch, tác phong chuyên nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có kỹ năng làm việc nhóm: tập hợp, phân công, điều phối, giám sát các nhóm chuyên môn;
– Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định các công tác chuyên môn về hệ thống thiết bị cơ khí, điện, điện tử, đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển;
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân, tổ chức về chuyên môn và truyền thông;
3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
– Có năng lực tư vấn, giám sát hoặc xử lý các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử;
– Có năng lực sáng tạo để đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành các hệ thống cơ điện tử;
– Có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các kết luận, chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong lĩnh vực sử dụng, sửa chữa;
– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;
– Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn thông thường;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới…trong lĩnh vực cơ điện tử;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên  quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử.
– Quản lý kỹ thuật, quản lý bảo trì, trưởng phòng bảo trì, giám đốc kỹ thuật tại các công ty, nhà máy trong và ngoài nước.
– Thiết kế, vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử.
– Phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử.
– Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử, cơ khí, kỹ thuật điện, tự động hóa.
– Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành.
– Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ – điện tử hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu ở các trình độ sau đại học như cơ điện tử, cơ khí, tự động hóa, các lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất ở trong nước hoặc nước ngoài.
– Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ điện tử vào sản xuất;
– Tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.

6. Năng lực cơ sở đào tạo (điều kiện học tập, thực hành, môi trường học tập)
6.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Hiện nay,  trường Đại học Nông Lâm Huế có hệ thống các phòng học, phòng  máy tính và phòng thực hành cơ bản và chuyên ngành đủ đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Trong đó, Khoa Cơ khí – Công nghệ được trang bị hệ thống các phòng thực hành chuyên ngành bao gồm: phòng thực hành Kỹ thuật điện – điện tử – tự động hóa, phòng thực hành  động lực, phòng thực hành vật liệu, phòng thực hành máy nông nghiệp, xưởng gia công cơ khí. Với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm trên có thể đáp ứng nhu cầu cho toàn thể sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử tham gia thực tập và nghiên cứu khoa học hàng năm.
6.2. Đội ngũ giáo viên
Có 22 cán bộ giáo viên trong Khoa tham gia giảng dạy (1 PGS.TS, 6 TS, 15 ThS) và các giảng viên có uy tín trong ngành được mời thỉnh giảng. Hầu hết giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Đức, Đài Loan, Thái Lan và các Trường Đại học có truyền thống trong lĩnh vực Cơ khí, cơ điện tử, điện – điện tử, tự động hóa như, Côn nghệ thông tin: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Huế ở cả 2 trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

7. Các công ty, nhà máy sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc:

1.  Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình
2.  Công ty cổ phần bia Hà Nội – Vinh
3.  Công ty bia Carlsberg – Phú Bài – Thừa Thiên Huế.
4. Nhà máy Sợi Phú Hưng tại KCN Phú Bài, thị xã Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế

5. Nhà máy Tinh bột sắn FOCOCEV huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Công ty cổ phần Cơ khí Ôtô Thống Nhất – Thừa Thiên Huế.
7. Doanh nghiệp tư nhân thêu may Đoan Trang – TP. Huế
8. Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng – TP. Đà Nẵng

9. Nhà máy xi măng Đồng Lâm, Thừa Thiên Huế

10. Nhà máy nước khoáng Alba,  huyện Phong Điền, Thừa Thiên  Thiên Huế

11. Công ty điện tử Huế tronics

12. Nhà máy, Xí nghiệp sản xuất gỗ nhận tạo.

13. Công ty điện lực

14. Các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến cơ khí – điện tự động trong cả nước.

8. Chương trình đào tạo (Tên và khối lượng các học phần)

TT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 27
I Lý luận chính trị 10
1 CTR1016 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 CTR1017 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
4 CTR1033 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 13
5 CBAN12002 Toán cao cấp 2
6 CBAN12102 Toán cao cấp 1 2
7 CBAN12202 Toán thống kê 2
8 CBAN12302 Vật lý 2
9 CBAN12403 Vật lý ứng dụng 3
10 CBAN11902 Tin học 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
11 TNMT29402 Nhà nước và pháp luật 2
12 KNPT14602 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 118
I Kiến thức cơ sở ngành 36
Bắt buộc 30
13 CKCN13202 Hình họa 2
14 CKCN19202 Vẽ kỹ thuật 2
15 CKCN20803 Cơ học lý thuyết 3
16 CKCS25003 Sức bền vật liệu 3
17 CKCN25803 Nguyên lý và chi tiết máy 3
18 CKCN31433 Vật liệu cơ khí và công nghệ kim loại 3
19 CKCD24803 Kỹ thuật điện và máy điện 3
20 CKCD24702 Kỹ thuật điện tử 2
21 CKCD25602 Thực hành điện tử và cảm biến 2
22 CKCD24603 Hệ thống điều khiển tự động 3
23 CKCD25102 Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật 2
24 CKCN24502 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
Tự chọn (Chọn 6/12) 6
25 CKCD20802 Kỹ thuật giao tiếp máy tính 2
26 CKCD26202 Trang bị điện 2
27 CKCN23102 Dung sai kỹ thuật đo lường 2
28 CKCN25902 Nhiệt kỹ thuật 2
29 CKCD24502 Đồ án nguyên lý và chi tiết máy 2
30 CKCD23902 CAD trong kỹ thuật 2
II Kiến thức ngành 54
Bắt buộc 42
31 CKCD21202 Kỹ thuật số 2
32 CKCD21602 Kỹ thuật vi điều khiển 2
33 CKCD25902 Thực hành kỹ thuật số và vi điều khiển 2
34 CKCD20902 Điện tử ứng dụng 2
35 CKCD24903 Kỹ thuật lập trình PLC 3
36 CKCD25702 Thực hành điều khiển tự động 2
37 CKCD21702 Điện tử công suất 2
38 CKCD26303 Truyền động điện 3
39 CKCD25802 Thực hành kỹ thuật điện và truyền động điện 2
40 CKCS22703 Thiết kế cung cấp điện 3
41 CKCD25302 Năng lượng tái tạo 2
42 CKCD24402 Đồ án Điện tử – tự động hóa 2
43 CKCD24203 Công nghệ CAD,CAM/CNC 3
44 CKCD26403 Truyền động thủy lực – khí nén 3
45 CKCN31243 Máy và thiết bị chế biến nông sản thực phẩm 3
46 CKCD25502 Thiết kế hệ thống cơ điện tử 2
47 CKCD22102 Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử 2
48 CKCN31402 Thực hành gia công kim loại 2
Tự chọn (Chọn 12/24) 12
49 CKCD25002 Kỹ thuật robot 2
50 CKCD25203 Mạng truyền thông công nghiệp 3
51 CKCD26502 Tự động hóa quá trình sản xuất 2
52 CKCN31002 Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp 2
53 CKCN25202 Kỹ thuật và thiết bị lạnh 2
54 CKCD26602 Ứng dụng phần mềm trong thiết kế cơ khí 2
55 CKCN31252 Ô tô máy kéo 2
56 CKCD24302 Điện – Điện tử trên ôtô 2
57 CKCN26802 Quy hoạch thực nghiệm 2
58 CKCS24102 Cơ học lưu chất 2
III Kiến thức bổ trợ 8
59 KNPT21602 Kỹ năng mềm 2
60 KNPT23002 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
61 KNPT24802 Xây dựng và quản lý dự án 2
62 KNPT28802 Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp 10
63 CKCD26102 Tiếp cận nghề 2
64 CKCD25404 Thao tác nghề 4
65 CKCD26004 Thực tế nghề 4
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 10
66 CKCD23410 Khóa luận tốt nghiệp 10
67 CKCD24102 Chuyên đề Điều khiển tự động hóa 2
68 CKCD24002 Chuyên đề Cơ điện tử ứng dụng 2
69 CKCD23506 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 6
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 145

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here