Bộ môn Quản lý chất lượng thực phẩm

GIỚI THIỆU BỘ MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM

I. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1. Đặc điểm tình hình:
– Tên đơn vị: Bộ môn Quản lý chất lượng thực phẩm (QLCLTP)
– Địa điểm trụ sở: Khoa Cơ khí Công nghệ, trường ĐHNL Huế (102-Phùng Hưng-Huế)
– Quá trình thành lập: Bộ môn QLCLTP được thành lập vào tháng 01 năm 2015 theo quyết định của hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Huế nhiệm kỳ 2014-2019. Mặc dù chỉ mới thành lập nhưng Bộ môn QLCLTP đã và đang cùng với Bộ môn CNSTH và CNTP thực hiện công tác giảng dạy (cho 2 ngành CNTP và CNSTH) và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển của Khoa và Nhà trường
– Tổng số cán bộ hiện tại là 06 người (trong đó có: 02 Tiến sĩ, 01 NCS Tiến sĩ, 03 thạc sĩ), tất cả các giáo viên đều được điều động từ Bộ môn CNSTH và CNTP của Khoa Cơ khí Công nghệ:
1. PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang (Trưởng Bộ môn)
2. TS. Nguyễn Văn Huế (Phó trưởng Khoa)
3. TS. Võ Văn Quốc Bảo (Phó trưởng phòng KH,CN,HTQT&TTTV)
4. ThS. Trần Thanh Quỳnh Anh
5. ThS. Nguyễn Thỵ Đan Huyền
6. NCS. Phạm Trần Thùy Hương
2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ môn
– Bộ môn Quản lý chất lượng thực phẩm được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ môn CNSTH và CNTP đào tạo kỹ sư cho 2 ngành CNTP và CNSTH, tham gia đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về bảo quản chế biến, công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhiệm vụ của bộ môn như sau:
– Giảng dạy các học phần Vi sinh vật thực phẩm, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Quản lý chất lượng thực phẩm, Sinh vật hại nông sản thực phẩm, Kiểm tra chất lượng thực phẩm, Phân tích cơ lý hóa thực phẩm, Vật lý học thực phẩm,  Phân tích cảm quan thực phẩm, Hệ thống HACCP và ISO, Công nghệ sấy thực phẩm, Công nghệ chế biến rau quả, Quá trình và thiết bị chuyển khối trong CNTP cho các lớp sinh viên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghẹ sau thu hoạch; học phần Phương pháp phân tích vi sinh vật thực phẩm, Độc tố học thực phẩm, Các kỹ thuật hiện đại trong chế biến thực phẩm, Các phương pháp hiện đại ứng dụng trong phân tích thực phẩm cho sinh viên cao học ngành Công nghệ thực phẩm.
– Hướng dẫn sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, Bảo quản chế biến làm khóa luận tốt nghiệp.
– Hướng dẫn sinh viên cao học ngành Công nghệ thực phẩm làm khóa luận tốt nghiệp
– Hướng dẫn sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm làm Đồ án thiết bị và Đồ án công nghệ
– Quản lý và hướng dẫn sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch học phần thực tập Thao tác nghề.
– Quản lý học phần Đồ án công nghệ cho ngành CNTP
– Theo định hướng phát triển của Khoa nhiệm kỳ 2014-2015, Bộ môn được phân công xây dựng khung chương trình đào tạo bậc đại học ngành học mới Quản lý chất lượng thực phẩm để tiến đến tuyển sinh vào năm 2018
– Chủ trì và tham gia các đề tài khoa học Quốc tế, cấp Bộ, cấp Trường, liên kết với các Viện nghiên cứu, Sở khoa học công nghệ.
II. Lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn

–  Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ để sản xuất các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật ứng dụng trong công nghệ thực phẩm ở quy mô công nghiệp
– Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một số thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo VSATTP từ các nguồn nguyên liệu địa phương (sản phẩm tôm chua, nem chua, giò chả, xúc xích, nước mắm, ruốt, tương, chao…)
–  Sản xuất các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật có khả năng kháng nấm và áp dụng trong bảo quản nông sản thực phẩm
–  Sản xuất các chế phẩm enzyme vi sinh vật có khả năng áp dụng trong công nghệ thực phẩm
–  Phân tích các chủng vi sinh vật gây bệnh trong các sản phẩm thực phẩm ở địa phương
– Nghiên cứu điều tra và đề xuất giải pháp an toàn VSTP cho các sản phẩm truyền thống ở địa phương

Danh sách cán bộ giảng viên Bộ môn


PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang, Trưởng Bộ môn
Đào tạo: Tiến sĩ, Đại học Obihiro (Liên hiệp các Trường ĐT sau ĐH Iwate), Nhật Bản, 2005 (website: http://obihiro.ac.jp/english/index.htm; Chủ đề NC: Chế biến và bảo quản các sản phẩm thịt lên men; Lab: Food Technology and Biotechnology)
Lĩnh vực nghiên cứu:
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ để sản xuất các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật ứng dụng trong công nghệ thực phẩm ở quy mô công nghiệp
+ Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một số thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo VSATTP từ các nguồn nguyên liệu địa phương (sản phẩm tôm chua, nem chua, giò chả, xúc xích, nước mắm, ruốt, tương, chao…)
+ Sản xuất các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật có khả năng kháng nấm và áp dụng trong bảo quản nông sản thực phẩm
+ Sản xuất các chế phẩm enzyme vi sinh vật có khả năng áp dụng trong công nghệ thực phẩm
+ Phân tích các chủng vi sinh vật gây bệnh trong các sản phẩm thực phẩm ở địa phương
+ Nghiên cứu điều tra và đề xuất giải pháp an toàn VSTP cho các sản phẩm truyền thống ở địa phương
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: CQ: 054-3524294, NR:054-3518999, DĐ: 01916873789
Email: nguyenhientrang@huaf.edu.vn


TS. Nguyễn Văn Huế
, Phó Trưởng Khoa
Đào tạo: Tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc, 2013 (website: http://www.njau.edu.cn and Lab.: http://www.caapp.com/; Lĩnh vực nghiên cứu: Thịt và dự lượng độc tố)
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ bảo quản chế biến thực phẩm, hợp chất hoạt tính sinh học, thực phẩm chức năng và dư lượng
Lý lịch khoa học: xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0914078868
Email: nguyenvanhue79@huaf.edu.vn


TS. Võ Văn Quốc Bảo
(Phó trưởng phòng KH,CN,HTQT&TTTV)
Đào tạo: Tiến sĩ, ĐH Bourgogne, Agrosup Dijon, Viện ĐH Jules Guyot, Lab CN Vi – Sinh học tế bào và Lab CN Vi-Sinh học thực phẩm- Rượu vang, 2015 (website: http://www.u-bourgogne.fr/)
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học công nghệ vi sinh vật thực phẩm
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0543514294
Email: vovanquocbao@huaf.edu.vn


ThS. Trần Thanh Quỳnh Anh

Đào tạo: Thạc sĩ kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng, Việt Nam, 2009
Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thuc hoạch
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0914230900
Email: tranthanhquynhanh@huaf.edu.vn

ThS. Nguyễn Thỵ Đan Huyền
Đào tạo: Thạc sĩ;  Đại học Khoa học Huế; Việt Nam; 2012
Lĩnh vực nghiên cứu: Nấm bệnh sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ, Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm (HACCP, ISO), Đánh giá cảm quan thực phẩm
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0982. 024049
Email: nguyenthydanhuyen@huaf.edu.vn


NCS. Phạm Trần Thùy Hương

Đào tạo: Thạc sĩ, Trường đại học Katholieke Leuven & Đại học Gent, Bỉ, 2014
Lĩnh vực nghiên cứu: Hóa sinh thực phẩm và Vi sinh thực phẩm
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0917.345.384
Email: phamtranthuyhuong@huaf.edu.vn

KS. Võ Thị Thu Hằng

Đào tạo: Đại học, Trường đại học Nông Lâm Huế, 2018
Lĩnh vực nghiên cứu:

– Nghiên cứu các thông số công nghệ tách chiết Solasodin từ cà gai leo và sản xuất nước uống cà gai leo

– Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phương pháp sấy và chất chống oxy hóa đến cảm quan của bột bơ

Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0344112290
Email: vothithuhang@huaf.edu.vn