BỘ MÔN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Department of Civil Engineering
***
Tập thể CBGV Bộ môn Kỹ thuật công trình (Kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa CK&CN:1999-2024). Ảnh Khoa CK&CN
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bộ môn Kỹ thuật công trình tiền thân là bộ môn Cơ sở kỹ thuật được thành lập từ năm 1999, là đơn vị thành viên của khoa Cơ khí và Công nghệ. Hiện nay bộ môn có 9 cán bộ giảng viên tham gia vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi và kỹ thuật cơ sở hạ tầng.
Hiện nay, các cán bộ của Bộ môn đang giảng dạy các học phần quan trọng nhất của ngành Công nghiệp và Công trình nông thôn, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và tham gia giảng dạy nhiều học phần cho sinh viên của một số hệ đào tạo khác của trường.
Bên cạnh công tác giảng dạy, các cán bộ của Bộ môn cũng đang tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Ngoài các công trình khoa học được công bố trong các tạp chí khoa học trong nước, một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cán bộ của bộ môn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng và nhiều công trình chuyển giao công nghệ có chất lượng và uy tín trong và ngoài nước.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo nguồn lực có trình độ đại học và sau đại học về công nghệ và thiết bị liên quan đến kỹ thuật công trình từ, khảo sát, thiết kế, lập dự toán, tổ chức thi công và thẩm định công trình.
Ngoài ra, Bộ môn còn xây dựng, chủ trì và kết hợp với các đơn vị trong và ngoài trường Đại Học Nông Lâm, Đại Học Huế, các đối tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ, dự án và đề tài KHCN trong lĩnh vực Kết cấu công trình, Quản lý nguồn nước đô thị.
1.3. Ngành đào tạo
Ngành đào tạo trình độ đại học: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
Chuyên ngành:
(1) XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THÔNG MINH
(2) QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Mã ngành tuyển sinh: 7580210
Mã trường tuyển sinh: DHL
1.4. Liên hệ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Đ/c: số102 Phùng Hưng, thành phố Huế
ĐT: (054) 3514294
Fax: (054) 3524923
Email: phamviethung@huaf.edu.vn
2. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TS.GVC. Phạm Việt Hùng, Phụ trách Bộ môn, Phó Trưởng Khoa CK&CN |
Đào tạo: Tiến sĩ, Đại học Saitama, Nhật Bản, 2014
Lĩnh vực nghiên cứu: Cơ học kết cấu; Động lực học công trình; Cơ học ứng dụng; Lý thuyết mỏi; Giảm chấn công trình, Động lực học gió.
Học phần giảng dạy: Cơ học kết cấu, Kỹ thuật thi công & Quản lý công trình, Kết cấu Nhà thép
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: (+84) 09123.15055
Email: phamviethung@huaf.edu.vn
TS.GVC. Nguyễn Tiến Long, Phó trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên |
Đào tạo: Tiến sỹ, Trường Đại học Humboldt Berlin, CHLB Đức, 2012
Lĩnh vực nghiên cứu: Biến đổi khí hậu, xây dựng, quy hoạch sử dụng đất
Học phần giảng dạy: Cơ học đất & nền móng, PP nghiên cứu KH, Quy hoạch thực nghiệm
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 054.3537757
Email: nguyentienlong@huaf.edu.vn
ThS. Nguyễn Thanh Long, Nguyên Trưởng khoa, GV thỉnh giảng) |
Đào tạo: Thạc sỹ, Trường Đại học NL, Thủ Đức, 2001
Lĩnh vực nghiên cứu: Cơ học ứng dụng
Học phần giảng dạy: Kỹ thuật nhiệt
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0914114861
Email: nguyenthanhlong@huaf.edu.vn
TS. Ngô Quý Tuấn |
Đào tạo: Tiến sĩ, ĐH Xây dựng Hà Nội, 2024
Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kiểm định công trình
Học phần giảng dạy: Kết cấu BTCT, Thiết kế đường ôtô, Kiểm định công trình
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0988.603945
Email: ngoquytuan@huaf.edu.vn
ThS. Nguyễn Trường Giang |
Đào tạo: Thạc sĩ, Đại học Huế, 2012
Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất công trình
Học phần giảng dạy: Địa chất công trình, Trắc đạc công trình, Thủy văn công trình
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0914418489
Email: nguyentruonggiang@huaf.edu.vn
ThS.GVC. Nguyễn Thị Ngọc, Tổ trưởng CĐBM |
Đào tạo: Thạc sỹ, Đại học Huế, 2008
Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu xanh
Học phần giảng dạy: Lập dự toán xây dựng, Kinh tế xây dựng, Kiến trúc dân dụng
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: +84.54.3536114; +84.987366956
Email: nguyenthingoc@huaf.edu.vn
ThS.Nguyễn Thị Thanh, UVBCH Công đoàn Khoa CK&CN |
Đào tạo: Thạc sĩ Đại học Bách khoa Đà Nẵng 2019
Lĩnh vực nghiên cứu: Kết cấu thép, Vật liệu xây dựng
Học phần giảng dạy:Kết cấu thép, Vật liệu xây dựng
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0905891929
Email: nguyenthithanh88@huaf.edu.vn
ThS. Lê Minh Đức, UV BCH Đoàn trường ĐHNL |
Đào tạo: Thạc sĩ, Đại học Okayama, Nhật Bản, năm 2020
Lĩnh vực nghiên cứu: Công trình trên nền đất yếu
Học phần giảng dạy: Công trình trên nền đất yếu
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0935240294
Email: leminhduc.2402@huaf.edu.vn
HVCH. Đào Văn Phú, Bí thư Liên chi đoàn Khoa CK&CN |
Đào tạo: Đại học Vinh, 2018
Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông
Học phần giảng dạy: Thực hành cơ học đất, Thực hành trắc đạc công trình, Thực hành cấp thoát nước, Thực hành kỹ thuật thi công
Lý lịch khoa học: Xem chi tiết ở đây
Điện thoại: 0818492988 – 0912125626
Email: daovanphu@huaf.edu.vn
3. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Bộ môn Kỹ thuật công trình có 2 phòng thí nghiệm dùng để nghiên cứu và thí nghiệm:
(1) Phòng Thực hành tự động hóa thiết kế (Phòng máy tính)
(2) Phòng Thực hành cơ học vật liệu xây dựng, trong đó có:
– Máy kiểm tra cường độ thép và bê tông
– Máy đo độ cứng
– Hệ thống kiểm định vật liệu bê tông
– Hệ thống phân tích cơ học đất
– Hệ thống khảo sát địa chất
Ảnh 1: Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm tại phòng thực hành
Bên cạnh các thiết bị kể trên, Bộ môn Kỹ thuật công trình cũng như các đơn vị khác của Khoa Cơ khí và Công nghệ còn được phép sử dụng tất cả các thiết bị của Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ tiên tiến có giá trị khoảng 1 triệu USD.
4. ĐÀO TẠO
Bộ môn Kỹ thuật công trình phụ trách đào tạo chuyên ngành chính là Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và ngành Công nghiệp và Công trình nông thôn (Công thôn) và tham gia đào tạo các ngành khác của Khoa Cơ khí và Công nghệ và các Khoa khác trong toàn trường như Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Quản lý tài nguyên môi trường, Lâm nghiệp.
Ảnh 2: Sinh viên ngành KTCSHT thực tập nghề nghiệp tại Công trường
5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bên cạnh công tác giảng dạy, các cán bộ của Bộ môn cũng đang tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ . Ngoài các công trình khoa học được công bố trong các tạp chí khoa học trong nước, một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cán bộ của bộ môn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng và nhiều công trình chuyển giao công nghệ có chất lượng và uy tín.
Một số nội dung nghiên cứu đang thực hiện:
(1) Đề tài cấp Bộ GD&ĐT:
– Vật liệu Bê tông nhựa
– Vật liệu Bê tông UHPC
(2) Đề tài cấp ĐHH
– Kỹ thuật hạ tầng đô thị: tấm chắn rác mặt đường bằng vật liệu UHPC
(3) Đề tài cấp cơ sở
– Gia cường cấu kiện bê tông bằng tấm CFRP
6. HỢP TÁC
Trong nước:
Đại học Xây Dựng HN
Đại Học Bách Khoa ĐN
Đại Học Thủy Lợi HN
Đại học Giao thông vận tải HN
Quốc tế:
Đại học Saitama Nhật Bản
Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Đài Loan (www.stust.edu.tw)
Đại học Nam Úc (www.unisa.edu.au)
Đại học Tolus 3 – Pháp