Home Khoa học công nghệ & HTQT Khoa học công nghệ Hội thảo "Ngành Công nghệ sau thu hoạch (Bảo quản và Chế biến nông sản), định hướng đào tạo theo xu thế phát triển của xã hội"

Hội thảo "Ngành Công nghệ sau thu hoạch (Bảo quản và Chế biến nông sản), định hướng đào tạo theo xu thế phát triển của xã hội"

0
Hội thảo "Ngành Công nghệ sau thu hoạch (Bảo quản và Chế biến nông sản), định hướng đào tạo theo xu thế phát triển của xã hội"

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Toản – Trưởng Khoa Cơ Khí Công Nghệ nêu rõ mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ kỹ sư nhằm đáp ứng nhu cầu định hướng đào tạo theo xu thế phát triển của xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Đây là một hoạt động nhằm giúp cho lãnh đạo Khoa, nhà Trường có cái nhìn toàn diện hơn, đánh giá khách quan hơn về công tác dạy và học tại Trường. Qua đó, Thầy hy vọng các đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia, các giảng viên và các doanh nghiệp góp ý về đào tạo, kỹ năng của sinh viên để chương trình đào tạo được cập nhật và mang ý nghĩa thực tiễn cũng như vấn đề tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Công nghệ sau thu hoạch (CNSTH)

TS. Nguyễn Văn Toản-Trưởng Khoa- Phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh

Về phía lãnh đạo nhà trường, PGS.TS.Huỳnh Văn Chương – Phó Hiệu Trưởng Nhà trường đã phát biểu và tuyên dương sự nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò đồng thời ghi nhận những thành tựu đạt được của Bộ môn và Khoa, sự đóng góp của các tổ chức và doanh nghiệp trong việc phối hợp và hỗ trợ nhà trường trong quá trình đào tạo; Sự phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các tổ chức và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội hóa giáo dục & đào tạo và là xu thế tất yếu của thời đại; và đề nghị các vị đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận trên tinh thần khoa học để đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo giữa Nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực CNSTH nói riêng. Thay mặt Nhà trường, Thầy đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các doanh nghiệp đã tài trợ cho Khoa, cảm ơn các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và quản lý chất lượng thực phẩm và các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tham dự hội thảo.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm Huế- Phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh

Là trưởng bộ môn trực tiếp quả lý ngành Công nghệ sau thu hoạch, TS. Nguyễn Đức Chung đã trình bày báo cáo đầy đủ những thành tựu về đào tạo và nghiên cứu khoa học của bộ môn trong 20 năm xây dựng và phát triển. Đồng thời, đại diện bộ môn, Tiến sĩ đã nhận nhiều tài trợ của các doanh nghiệp, trung tâm phục vụ SV trường ĐH Nông Lâm Huế, các cựu sinh viên các học bổng khuyến khích học tập cho sinh ngành CNSTH.

TS. Nguyễn Đức Chung-Trưởng Bộ môn STH- Nhận các học bổng khuyến khích học tập sinh viên được tài trợ từ các tổ chức và cá nhân. Ảnh: Quốc Sinh

ThS. Trần Võ Văn May – Giám đốc TTPVSV – Trao học bổng khuyến khích học tập sinh viên. Ảnh: Quốc Sinh

Hội thảo đã được nghe nhiều báo cáo có chất lượng, về các chủ đề hay xoay quanh vấn đề định hướng đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch theo xu thế phát triển của xã hội. Hội thảo cũng đã được nghe nhiều tham luận chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các cựu giáo viên, cựu sinh viên của ngành công nghệ sau thu hoạch- những người nay đang giữ vai trò lãnh đạo trong các công ty, tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó là những chia sẻ của PGS.TS. Lê Văn Tán – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM về tên ngành CNSTH, vai trò và vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch ở nước ta và trong khu vực; là tham luận của TS Lê văn Luận đề cập đến xu hướng của thế giới, xu hướng của người tiêu dung, hiểu về chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt là kỹ năng và kiến thức cần thiết về CNSTH trong thời kỳ hội nhâp; là tham luận “Vai trò của dự trữ lương thực và yêu cầu chuyên môn đối với cán bộ làm công tác dự trữ lương thực” của ông Hoàng Anh Tuấn – Chi cục dự trữ lượng thực Thừa Thiên Huế đã đề cập đến bảo quản nông sản sau thu hoạch, công nghệ bảo quản lượng thực và hàng hóa tại chi cục đang áp dụng, nhu cầu về tuyển dụng cán bộ làm công tác thủ kho, kỹ thuật tại đơn vị hằng năm; là tham luận ” Cơ hội việc làm của sinh viên và yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật làm việc trong các cơ sở chế biến thủy hải sản” của ông Trần Uyên –  Quản đốc phân xưởng công ty thủy sản Thừa Thiên Huế Fideco về  Công nghệ chế biến thủy sản là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chuyên môn bảo quản chế biến, sinh viên cần có kiến thức tốt để sau khi ra Trường có thể nắm bắt và làm việc tại nhà máy; là tham luận ” Sinh viên ngành CNSTH cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì để làm việc trong lĩnh vực sale/marketing ” của ông Võ Duy Dài, Cty TNHH Greenfeed (Việt Nam) Chi nhánh Quảng Bình. Đó còn là những chia sẻ về kinh nghiệm bản thân, học tập và vấn đề tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp tại công ty phân bón quốc tế của Giám đốc công ty – ông Văn Đình Sơn Cước (Cựu SV lớp BQCB31). Là một doanh nghiệp sản xuất bia lớn trên địa bàn, Công ty TNHH Bia Huế – Thành viên thuộc Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch). Anh Vĩnh Khương – Giám đốc nhận sự của công ty cũng đã cung cấp nhiều thông tin cho sinh viên về lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ bia, tiếp nhận sinh viên thực tập, tình hình tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp tại công ty hằng năm.

PGS TS Lê Văn Tán – Phó hiệu trường Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM phát biểu tại hội nghị. 
Ảnh: Quốc Sinh

Một số tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh

Sau thời gian hơn 3 giờ thảo luận sôi nổi, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, thắc mắc của sinh viên, những trao đổi trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp, cựu sinh viên, ban chủ nhiệm khoa và giáo viên các bộ môn, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Thay mặt Nhà trường và Ban tổ chức hội thảo, TS. Nguyễn Văn Toản gửi lời cảm ơn chân thành đến các doanh nghiệp tài trợ học bổng, tài trợ cho hội thảo, cảm ơn doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tham dự hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh


Chụp hình lưu niệm. Ảnh: Quốc Sinh

Theo: Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Toản – Trưởng Khoa Cơ Khí Công Nghệ nêu rõ mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ kỹ sư nhằm đáp ứng nhu cầu định hướng đào tạo theo xu thế phát triển của xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Đây là một hoạt động nhằm giúp cho lãnh đạo Khoa, nhà Trường có cái nhìn toàn diện hơn, đánh giá khách quan hơn về công tác dạy và học tại Trường. Qua đó, Thầy hy vọng các đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia, các giảng viên và các doanh nghiệp góp ý về đào tạo, kỹ năng của sinh viên để chương trình đào tạo được cập nhật và mang ý nghĩa thực tiễn cũng như vấn đề tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Công nghệ sau thu hoạch (CNSTH)

TS. Nguyễn Văn Toản-Trưởng Khoa- Phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh

Về phía lãnh đạo nhà trường, PGS.TS.Huỳnh Văn Chương – Phó Hiệu Trưởng Nhà trường đã phát biểu và tuyên dương sự nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò đồng thời ghi nhận những thành tựu đạt được của Bộ môn và Khoa, sự đóng góp của các tổ chức và doanh nghiệp trong việc phối hợp và hỗ trợ nhà trường trong quá trình đào tạo; Sự phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các tổ chức và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội hóa giáo dục & đào tạo và là xu thế tất yếu của thời đại; và đề nghị các vị đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận trên tinh thần khoa học để đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo giữa Nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực CNSTH nói riêng. Thay mặt Nhà trường, Thầy đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các doanh nghiệp đã tài trợ cho Khoa, cảm ơn các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và quản lý chất lượng thực phẩm và các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tham dự hội thảo.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm Huế- Phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh

Là trưởng bộ môn trực tiếp quả lý ngành Công nghệ sau thu hoạch, TS. Nguyễn Đức Chung đã trình bày báo cáo đầy đủ những thành tựu về đào tạo và nghiên cứu khoa học của bộ môn trong 20 năm xây dựng và phát triển. Đồng thời, đại diện bộ môn, Tiến sĩ đã nhận nhiều tài trợ của các doanh nghiệp, trung tâm phục vụ SV trường ĐH Nông Lâm Huế, các cựu sinh viên các học bổng khuyến khích học tập cho sinh ngành CNSTH.

TS. Nguyễn Đức Chung-Trưởng Bộ môn STH- Nhận các học bổng khuyến khích học tập sinh viên được tài trợ từ các tổ chức và cá nhân. Ảnh: Quốc Sinh

ThS. Trần Võ Văn May – Giám đốc TTPVSV – Trao học bổng khuyến khích học tập sinh viên. Ảnh: Quốc Sinh

Hội thảo đã được nghe nhiều báo cáo có chất lượng, về các chủ đề hay xoay quanh vấn đề định hướng đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch theo xu thế phát triển của xã hội. Hội thảo cũng đã được nghe nhiều tham luận chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các cựu giáo viên, cựu sinh viên của ngành công nghệ sau thu hoạch- những người nay đang giữ vai trò lãnh đạo trong các công ty, tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó là những chia sẻ của PGS.TS. Lê Văn Tán – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM về tên ngành CNSTH, vai trò và vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch ở nước ta và trong khu vực; là tham luận của TS Lê văn Luận đề cập đến xu hướng của thế giới, xu hướng của người tiêu dung, hiểu về chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt là kỹ năng và kiến thức cần thiết về CNSTH trong thời kỳ hội nhâp; là tham luận “Vai trò của dự trữ lương thực và yêu cầu chuyên môn đối với cán bộ làm công tác dự trữ lương thực” của ông Hoàng Anh Tuấn – Chi cục dự trữ lượng thực Thừa Thiên Huế đã đề cập đến bảo quản nông sản sau thu hoạch, công nghệ bảo quản lượng thực và hàng hóa tại chi cục đang áp dụng, nhu cầu về tuyển dụng cán bộ làm công tác thủ kho, kỹ thuật tại đơn vị hằng năm; là tham luận ” Cơ hội việc làm của sinh viên và yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật làm việc trong các cơ sở chế biến thủy hải sản” của ông Trần Uyên –  Quản đốc phân xưởng công ty thủy sản Thừa Thiên Huế Fideco về  Công nghệ chế biến thủy sản là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chuyên môn bảo quản chế biến, sinh viên cần có kiến thức tốt để sau khi ra Trường có thể nắm bắt và làm việc tại nhà máy; là tham luận ” Sinh viên ngành CNSTH cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì để làm việc trong lĩnh vực sale/marketing ” của ông Võ Duy Dài, Cty TNHH Greenfeed (Việt Nam) Chi nhánh Quảng Bình. Đó còn là những chia sẻ về kinh nghiệm bản thân, học tập và vấn đề tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp tại công ty phân bón quốc tế của Giám đốc công ty – ông Văn Đình Sơn Cước (Cựu SV lớp BQCB31). Là một doanh nghiệp sản xuất bia lớn trên địa bàn, Công ty TNHH Bia Huế – Thành viên thuộc Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch). Anh Vĩnh Khương – Giám đốc nhận sự của công ty cũng đã cung cấp nhiều thông tin cho sinh viên về lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ bia, tiếp nhận sinh viên thực tập, tình hình tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp tại công ty hằng năm.

PGS TS Lê Văn Tán – Phó hiệu trường Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM phát biểu tại hội nghị. 
Ảnh: Quốc Sinh

Một số tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh

Sau thời gian hơn 3 giờ thảo luận sôi nổi, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, thắc mắc của sinh viên, những trao đổi trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp, cựu sinh viên, ban chủ nhiệm khoa và giáo viên các bộ môn, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Thay mặt Nhà trường và Ban tổ chức hội thảo, TS. Nguyễn Văn Toản gửi lời cảm ơn chân thành đến các doanh nghiệp tài trợ học bổng, tài trợ cho hội thảo, cảm ơn doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tham dự hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Quốc Sinh


Chụp hình lưu niệm. Ảnh: Quốc Sinh

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here