Home Đào tạo, Tuyển sinh, Học bổng Đào tạo Đề án đăng ký mở ngành đào tạo đại học kỹ thuật Cơ – điện tử (dự kiến tuyển sinh năm 2014 khi Đại học Huế cho phép)

Đề án đăng ký mở ngành đào tạo đại học kỹ thuật Cơ – điện tử (dự kiến tuyển sinh năm 2014 khi Đại học Huế cho phép)

0
Đề án đăng ký mở ngành đào tạo đại học kỹ thuật Cơ – điện tử (dự kiến tuyển sinh năm 2014 khi Đại học Huế cho phép)

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO (Tóm tắt)

Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Cơ – điện tử
Mã số: 52 52 01 14
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Huế
Trình độ đào tạo: Đại học,
Loại hình đào tạo: Chính quy,
Khối thi tuyển sinh: A, A1,
                  
1. Mục tiêu đào tạo

1.1.  Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử (KTCĐT) có mục tiêu đào tạo kỹ sư KTCĐT có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức và năng lực nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực CNKTCĐT, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực KTCĐT.

1.2. Mục tiêu cụ thể: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc sau tốt nghiệp, trình độ Ngoại ngữ, Tin học,…

1.2.1. Kiến thức

– Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và pháp luật phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
– Có đủ kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
– Có trình độ cơ bản về tin học và sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành;
– Có trình độ Anh văn B1 hoặc tương đương;
– Có chứng chỉ về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng;
– Nắm vững các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ cơ điện tử và một phần kinh nghiệm thực tế thông qua thí nghiệm, thực tập chuyên ngành tại trường và tại các nhà máy sản xuất… tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ điện tử.

1.2.2. Kỹ năng

– Có khả năng tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơ khí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phần mềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử;
– Có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, …;
– Có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots, các máy CNC, … của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có phục vụ các quá trình sản xuất trong các ngành nghề khác nhau;
–  Có năng lực tư vấn, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, quản lý và điều hành các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Có khả năng tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới một cách nhanh chóng; đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng;
– Có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo để không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng về Cơ điện tử để thiết kế, chế tạo sản phẩm mới phục vụ sản xuất, phục vụ lợi ích của xã hội;
– Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế;
– Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp;
– Có kỹ năng tìm hoặc tạo việc làm, thực thi, tổ chức, tạo thu nhập.

1.2.3. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có tác phong công nghiệp và phương pháp làm việc khoa học;
– Chịu khó học hỏi, nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến;
– Có tính hòa đồng, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

1.2.4.Khả năng và vị trí công tác

– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên  quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật Cơ điện tử;
– Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,… sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy CNC, dây chuyền sản xuất tự động,  Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,…;
– Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,… trên đó có Robot, máy CNC, PLC, PC,…;
– Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử;
– Có khả năng học tiếp các chương trình sau Đại học trong nước hoặc ở nước ngoài
– Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử;
– Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;
– Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành KTCĐT hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ.

1.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học, trong cũng như ngoài nước;
– Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ điện tử vào sản xuất;
– Có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.

2. Thời gian đào tạo: 5 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 150 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: khối A và khối A1

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Áp dụng quy định 384/QĐ-ĐHNL-ĐTĐH ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

6. Thang điểm: Thang điểm 10 và chuyển điểm sang hệ chữ và hệ 4 theo quy định 384/QĐ-ĐHNL-ĐTĐH ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

7. Nội dung chương trình

TT Tên học phần Số tín chỉ
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 50
I Lý luận chính trị 10
II Giáo dục thể chất (Khoa Giáo dục thể chất ĐHH phụ trách)
III Giáo dục quốc phòng (Trung tâm Giáo dục quốc phòng ĐHH phụ trách)
IV Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 36
V Khoa học xã hội và nhân văn 4
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 100
I Kiến thức cơ sở ngành 32
II Kiến thức chuyên ngành 44
2.1. Các học phần bắt buộc 34
2.2. Các học phần tự chọn (10/30) 10
III Kiến thức bổ trợ 6
IV Thực tập nghề nghiệp 8
V Khóa luận tốt nghiệp 10
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 150

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here