Home Đào tạo, Tuyển sinh, Học bổng Đào tạo Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì?

0
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Quá trình quản lý kỹ thuật, sử dụng và sửa chữa các hệ thống thiết bị này, bên cạnh các kĩ sư chuyên ngành (như Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Cơ khí chế biến thực phẩm, Cơ khí giao thông, Cơ khí mỏ, Kỹ thuật điện – điện tử, Tự động hóa…) cần thiết phải có kĩ sư Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.

Từ trước đến nay, một trong những mục tiêu chính của kĩ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử là quản lí kỹ thuật các dây chuyền thiết bị sản xuất có sử dụng các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Ngày nay, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử trên thế giới đã được các Trường Đại học trên thế giới và trong nước đào tạo, trên cơ sở tích hợp các khối kiến thức của ngành cơ khí với ngành điện – điện tử – tự động hóa như một ngành độc lập, ứng dụng rộng rải vào các quá trình sản xuất. Trong xã hội hiện đại, kết cấu, tính năng của các sản phẩm công nghiệp đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi về kết cấu, tính năng của sản phẩm công nghiệp chịu tác động từ 2 phía. Một mặt, do tiêu chí chất lượng của sản phẩm đã thay đổi. Ngày nay, người tiêu dùng ít quan tâm đến độ bền chắc, đến tuổi thọ mà quan tâm nhiều hơn đến tiện nghi, sự nhẹ nhàng, giảm chi phí năng lượng, an toàn, giảm ô nhiễm môi trường,… Mặt khác, việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến nhất của khoa học, công nghệ cũng tạo ra những tiến bộ vượt bậc về kết cấu, tính năng của sản phẩm. Kết cấu của sản phẩm  phát triển theo hướng chuyển các chức năng điều khiển, truyền động từ cơ sang điện, điện tử; từ phần cứng sang phần mềm, khiến cho sản phẩm có kết cấu đơn giản, tin cậy, tiêu thụ ít năng lượng và dễ biến đổi.

Ngày nay, sản phẩm đa dạng, mẫu mã thay đổi nhanh khiến sản xuất loạt nhỏ với các thiết bị tự động điều khiển số (máy và trung tâm gia công CNC, robot công nghiệp, xe tự hành (AGV), kho hàng tự động,…) được ưa chuộng vì có hiệu quả cao hơn. Điều đó giải thích vì sao công nghệ nhóm (Group Technology – GT), sản xuất linh hoạt (Flexible Manufacturing Systems – FMS) được phát minh từ giữa thế kỷ trước nhưng cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mới được ứng dụng rộng rãi. Một xu hướng mới nữa trong công nghệ chế tạo sản phẩm hiện đại là modul hóa và tích hợp hệ thống. Việc chế tạo “từ A đến Z” một sản phẩm phức tạp, gồm cả các hệ thống cơ khí, điện tử, phần cứng, phần mềm không mang lại hiệu quả cho các nhà sản xuất. Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho mỗi công ty tập trung đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Từ đó hình thành các hãng chuyên sản xuất các modul chuyên dùng, ví dụ Siemens (Đức), Omron (Nhật) chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, điều khiển; các hãng khác sản xuất cơ khí và tổ hợp toàn bộ thiết bị. Ngày nay các modul điều khiển được sản xuất theo tiêu chuẩn, sử dụng các chuẩn giao tiếp, truyền thông chung, kèm theo các thư viện phần mềm, sẵn sàng cho việc tích hợp vào hệ thống công tác. Xu hướng modul hóa, tiêu chuẩn hóa kết cấu giúp cho các kỹ sư không phải chuyên ngành điện tử và điều khiển nhưng hiểu biết về hệ thống công tác có thể tự tích hợp hệ điều khiển. Thực tế cho thấy kỹ sư cơ khí (thiết kế ra cơ cấu công tác) tiếp cận hệ điều khiển dễ dàng hơn các kỹ sư điều khiển tiếp cận phần công tác. Nếu kỹ sư cơ khí được trang bị kiến thức và kỹ năng điều khiển ở mức độ cần thiết thì việc tổ hợp hệ thống đối với họ càng dễ dàng hơn.

Tóm lại, trong xã hội hiện đại có sự đổi mới toàn diện về thói quen tiêu dùng; tiêu chí, kết cấu và tính năng của sản phẩm; công nghệ thiết kế và chế tạo, sửa chữa, bảo trì chúng. Điều đó rất xa lạ với các loại hình kỹ sư truyền thống, tất yếu đòi hỏi một loại kỹ sư mới – kỹ sư Cơ Điện Tử. Nói cách khác, kỹ sư Cơ Điện Tử sinh ra do nhu cầu khách quan của một xã hội hiện đại.

Theo:         Quá trình quản lý kỹ thuật, sử dụng và sửa chữa các hệ thống thiết bị này, bên cạnh các kĩ sư chuyên ngành (như Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Cơ khí chế biến thực phẩm, Cơ khí giao thông, Cơ khí mỏ, Kỹ thuật điện – điện tử, Tự động hóa…) cần thiết phải có kĩ sư Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.

Từ trước đến nay, một trong những mục tiêu chính của kĩ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử là quản lí kỹ thuật các dây chuyền thiết bị sản xuất có sử dụng các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Ngày nay, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử trên thế giới đã được các Trường Đại học trên thế giới và trong nước đào tạo, trên cơ sở tích hợp các khối kiến thức của ngành cơ khí với ngành điện – điện tử – tự động hóa như một ngành độc lập, ứng dụng rộng rải vào các quá trình sản xuất. Trong xã hội hiện đại, kết cấu, tính năng của các sản phẩm công nghiệp đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi về kết cấu, tính năng của sản phẩm công nghiệp chịu tác động từ 2 phía. Một mặt, do tiêu chí chất lượng của sản phẩm đã thay đổi. Ngày nay, người tiêu dùng ít quan tâm đến độ bền chắc, đến tuổi thọ mà quan tâm nhiều hơn đến tiện nghi, sự nhẹ nhàng, giảm chi phí năng lượng, an toàn, giảm ô nhiễm môi trường,… Mặt khác, việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến nhất của khoa học, công nghệ cũng tạo ra những tiến bộ vượt bậc về kết cấu, tính năng của sản phẩm. Kết cấu của sản phẩm  phát triển theo hướng chuyển các chức năng điều khiển, truyền động từ cơ sang điện, điện tử; từ phần cứng sang phần mềm, khiến cho sản phẩm có kết cấu đơn giản, tin cậy, tiêu thụ ít năng lượng và dễ biến đổi.

Ngày nay, sản phẩm đa dạng, mẫu mã thay đổi nhanh khiến sản xuất loạt nhỏ với các thiết bị tự động điều khiển số (máy và trung tâm gia công CNC, robot công nghiệp, xe tự hành (AGV), kho hàng tự động,…) được ưa chuộng vì có hiệu quả cao hơn. Điều đó giải thích vì sao công nghệ nhóm (Group Technology – GT), sản xuất linh hoạt (Flexible Manufacturing Systems – FMS) được phát minh từ giữa thế kỷ trước nhưng cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mới được ứng dụng rộng rãi. Một xu hướng mới nữa trong công nghệ chế tạo sản phẩm hiện đại là modul hóa và tích hợp hệ thống. Việc chế tạo “từ A đến Z” một sản phẩm phức tạp, gồm cả các hệ thống cơ khí, điện tử, phần cứng, phần mềm không mang lại hiệu quả cho các nhà sản xuất. Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho mỗi công ty tập trung đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Từ đó hình thành các hãng chuyên sản xuất các modul chuyên dùng, ví dụ Siemens (Đức), Omron (Nhật) chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, điều khiển; các hãng khác sản xuất cơ khí và tổ hợp toàn bộ thiết bị. Ngày nay các modul điều khiển được sản xuất theo tiêu chuẩn, sử dụng các chuẩn giao tiếp, truyền thông chung, kèm theo các thư viện phần mềm, sẵn sàng cho việc tích hợp vào hệ thống công tác. Xu hướng modul hóa, tiêu chuẩn hóa kết cấu giúp cho các kỹ sư không phải chuyên ngành điện tử và điều khiển nhưng hiểu biết về hệ thống công tác có thể tự tích hợp hệ điều khiển. Thực tế cho thấy kỹ sư cơ khí (thiết kế ra cơ cấu công tác) tiếp cận hệ điều khiển dễ dàng hơn các kỹ sư điều khiển tiếp cận phần công tác. Nếu kỹ sư cơ khí được trang bị kiến thức và kỹ năng điều khiển ở mức độ cần thiết thì việc tổ hợp hệ thống đối với họ càng dễ dàng hơn.

Tóm lại, trong xã hội hiện đại có sự đổi mới toàn diện về thói quen tiêu dùng; tiêu chí, kết cấu và tính năng của sản phẩm; công nghệ thiết kế và chế tạo, sửa chữa, bảo trì chúng. Điều đó rất xa lạ với các loại hình kỹ sư truyền thống, tất yếu đòi hỏi một loại kỹ sư mới – kỹ sư Cơ Điện Tử. Nói cách khác, kỹ sư Cơ Điện Tử sinh ra do nhu cầu khách quan của một xã hội hiện đại.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here