Home Sinh viên Tham luận của sinh viên Lê Anh Thư-CNTP44: làm thế nào để học tốt các môn học chuyên ngành

Tham luận của sinh viên Lê Anh Thư-CNTP44: làm thế nào để học tốt các môn học chuyên ngành

0
Tham luận của sinh viên Lê Anh Thư-CNTP44: làm thế nào để học tốt các môn học chuyên ngành

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến!

Hôm nay em rất vinh dự đến dự lễ tổng kết năm học 2012 – 2013, lời đầu tiên cho phép em gửi đến quý vị Đại biểu, quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên một lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!

Bước chân vào giảng đường đại học là một niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, điều đó cho thấy sự lựa chọn ban đầu cho con đường tương lai của các bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là mới bước đầu để các bạn đạt được thành công. Để đạt được ước mơ, để trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội, các bạn phải trải qua con đường học tập rèn luyện trong môi trường đại học và cuối cùng làm thế nào những kỹ sư có tay nghề tốt đó là điều quan trọng. Trên thực tế cho thấy rằng, có không ít các bạn trẻ ra trường kiến thức chuyên môn còn hạn chế thậm chí là không có, ảnh hưởng lớn đến công việc sau này. Vì vậy, để có biện  pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập học phần chuyên ngành là rất quan trọng.

Dưới đây là một số góp ý của tôi để giúp các bạn học tốt các môn chuyên ngành.

Thứ nhất: Xác định mục đích và động cơ học tập

Mục đích học tập để làm gì?
– Học để thi, để đạt kết quả cao? (đây là mức độ thấp nhất, dễ thực hiện nhất).
– Học để thu được nhiều kiến thức, kĩ năng? (đây là mức độ trung bình, có thể bao hàm mục đích thứ nhất hoặc không).
– Học cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. (Đây là mức độ cao nhất, có thể bao hàm 2 mục đích đầu tiên hoặc không.)

Động cơ học tập – học vì điều gì, học cho ai?
– Cần xác định học cho bản thân, cho công việc trong tương lai vì những gì bạn học được sẽ giúp cho bạn một cuộc sống tài chính ổn định.
–  Để làm được đều đó bạn cần học để đạt được cả 3 mục đích trên: đạt điểm cao, thu được nhiều kiến thức và thành thạo kỹ năng, có cách giải quyết vấn đề linh hoạt. Khi đi xin việc, bạn không thể mang bảng điểm với toàn điểm trung bình để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng tôi am hiểu kiến thức, thành thạo kỹ năng, hay giải quyết công việc linh hoạt, cũng không thể khẳng định mình có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về năng lực của mình chỉ dựa vào kết quả cao trong bảng điểm.

Thứ hai: Tối đa hóa hiệu quả học tập trên lớp
Học theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên tự học ở nhà rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp, có thầy cô, vẫn là thời gian quan trọng nhất quyết định kết quả học tập. Nói cho cùng, mọi tìm hiểu, nghiên  cứu của sinh viên đều cần một bàn tay chuyên môn nhào nặn lại, hệ thống lại một cách rõ ràng, cụ thể, tạo thành một nền tảng vững chắc, nhất là đối với những kiến thức chuyên ngành mang tính phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên. Chính vì thế, mỗi sinh viên cần xác định mục đích học tập của mình để ngay từ trên lớp, tập trung chú ý từng lời giảng của thầy cô đề nắm bắt nội dung mà thầy cô mong muốn gửi gắm đến sinh viên; từ đó áp dụng phương pháp nghiên cứu tự học để làm rõ. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu, hiểu kỹ, tiếp thu được kiến thức, đặc biệt là đối với khối ngành: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghiệp và Công trình nông thôn,  Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch. Một số biện pháp cụ thể được khảo sát và cho ý kiến nhằm thay đổi thói quen học tập trên lớp là: Tập trung khi giáo viên giảng bài; tương tác trực tiếp với giáo viên ngay trên lớp đối với những vấn đề khó; tổ chức thảo luận, trao đổi vấn đề; giáo viên quan sát sự tiếp thu bài học của sinh viên để tìm hướng chỉ dẫn phù hợp, đồng thời nêu bật tính áp dụng  thực tiễn của mỗi môn học nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho sinh viên.

Thứ ba: Tự học
Ngoài học tập hiệu quả trên lớp, lẽ tất nhiên, tự học là một trong những phương pháp được đánh giá cao nhất nhằm giúp sinh viên học tốt với học chế tín chỉ như hiện nay. Chính vì thế, mọi giảng viên đều yêu cầu sinh viên tự học thêm ở nhà với thời lượng gấp đôi ở trường, để nhằm một mục đích là mong muốn học sinh hiểu cặn kẽ hơn về nội dung môn học, nếu không như vậy, sinh viên sẽ mất căn bản và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này của mỗi sinh viên khi tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.

Thứ tư: Siêng năng, cần cù trong học tập được thể hiện ở

·        Đi học đủ, đúng giờ
Việc đi học đầy đủ, đúng giờ có ý nghĩa lớn trong việc quyết định tỷ lệ % kiến thức thu được của sinh viên. Hơn nữa, mỗi bài giảng đều là kết tinh kiến thức, mà ở đó người thầy đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để xử lý và giúp sinh viên trong việc xử lý thông tin.

·        Làm bài tập đầy đủ, cẩn trọng, nghiêm túc
Việc làm bài tập giúp sinh viên ghi nhớ, rèn luyện, sử dụng một cách linh hoạt các kiến thức, kĩ năng chuyên môn. Vì vậy việc làm bài tập cần diễn ra thường xuyên, thái độ nghiêm túc và cẩn trọng, không mang tính chất đối phó.

Thứ năm: Sự chủ động, thể hiện ở

·        Kế hoạch học tập
Đối với sinh viên đại học, việc lên một kế hoạch học tập cá nhân, tức là lên kế hoạch xem bạn cần đầu tư nhiều thời gian, công sức vào phần nào, học phần đó như thế nào? và thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra góp phần lớn quyết định kết quả học tập của sinh viên. Để có được kế hoạch học tập phù hợp với năng lực bản thân, bạn nên chủ động hỏi cố vấn học tập và giảng viên phụ trách học phần đó ngay khi bắt đầu một học kỳ.

·        Đọc bài trước khi đến lớp
Việc đọc bài trước khi đến lớp lý thuyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tiếp thu, xử lý thông tin, thông tin bạn nhận cũng được xử lý nhiều lần hơn, giúp bạn dễ dàng đạt điểm số cao hơn và thu được nhiều kiến thức hơn.

·        Hoàn thành bài tập trước thời hạn, tránh để “nước đến chân mới nhảy”
Việc chủ động hoàn thành bài tập trước thời hạn cũng sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn so với việc bạn chủ quan, làm bài tập sát hạn nộp. Làm bài tập trong tình trạng quá căng thẳng, áp lực về thời gian có thể khiến bạn mắc những lỗi không đáng có.

·        Tìm thầy khi gặp khó khăn
Trong quá trình thực hiện kế hoạch học tập, bạn đừng ngại tìm đến thầy khi gặp khó khăn, bởi luôn có những thầy cô sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Thứ  sáu: Sự sáng tạo
Sự sáng tạo không phải chỉ là luôn có phát hiện mới hay cách làm khác với cách làm thông thường, mà đơn giản là thể hiện ở:

·        Cái nhìn tích cực trước vấn đề – mình sẽ thu được gì?
Thay vì chán nản, cho rằng học cái đó chẳng để làm gì, sau này mình cũng sẽ làm những công việc liên quan đến vấn đề đó, đây là tâm lí chung của rất nhiều sinh viên, bạn hãy tạo cho mình cái nhìn tích cực hơn bằng cách cho rằng đó cũng là một cơ hội học tập và cơ hội đó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc sau này.

·        Tìm thấy ý nghĩa, ứng dụng thực tế của kiến thức:
Hầu hết giảng viên đều cố gắng giúp các bạn tìm thấy ý nghĩa và ứng dụng thực tế của kiến thức thông qua các bài giảng của mình. Bạn nên chủ động tự tìm hiểu những ý nghĩa và ứng dụng thực tế đó dựa vào những gợi ý của giảng viên. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy việc học tập mang nhiều thú vị và ý nghĩa hơn.

·        Liên hệ thực tế với kiến thức đã học
Trong khi học và sau khi học các môn chuyên ngành, hãy tạo cho mình một thói quen quan sát thực tế diễn ra quanh mình để liên hệ với kiến thức đã học.

Thứ bảy: Nâng cao các kĩ năng mềm

·        Kĩ năng ngoại ngữ:
Ngoại ngữ không những cần thiết trong các môn chuyên ngành mà cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, với một vốn ngoại ngữ tốt, các bạn có thể tìm hiểu thông tin chuyên ngành trên các trang mạng nước ngoài, sách chuyên ngành bằng tiếng Anh, sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng, không những vậy đó còn là chìa khóa giúp bạn tìm được các khóa học, các suất du học nước ngoài.

·        Kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm:
Học nhóm giúp sinh viên tìm ra các sai lệch trong suy nghĩ, lập luận của mình về một vấn đề một cách dễ dàng nhờ được chú ý bởi những người khác. Thông qua đó, bằng những ý kiến đóng góp từ những người xung quanh, lập luận của mình sẽ ngày càng chặt chẽ hơn đồng nghĩa với việc mình đã hoàn toàn nắm trọn kiến thức về vấn đề ấy trong lòng bàn tay. Học nhóm còn giúp xây dựng tinh thần đoàn kết cộng với cải thiện khả năng giao tiếp, cách xử sự, các nói chuyện trước đám đông,….

Thứ tám: Học tốt các môn đại cương, cơ sở
Nhiều sinh viên cho rằng các môn đại cương, cơ sở nhàm chán, tẻ nhạt, không thích học, cho rằng không cần thiết, chỉ cần học các môn chuyên ngành là đủ. Nhưng các bạn không nhận thức được rằng, các môn đó là tiền đề cho các môn chuyên ngành, nếu cái cơ bản không nắm bắt kĩ càng thì những vấn đề chuyên sâu cũng khó mà tiếp thu tốt được. Việc học phải đi từ những cái đơn giản nhất đến phức tạp. Vì vậy, có thể nói nếu các bạn tự tạo cho mình một nền tảng vững chắc từ ban đầu thì chúng sẽ là công cụ tốt cho tiếp thu các môn học tiếp theo.
Trên đây là một kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi và áp dụng trong các năm học vừa qua, để đạt được kết quả học tập tốt. Hy vọng sẽ góp phần nâng cao các kiến thức chuyên ngành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Cảm ơn quý đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Theo: Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến!

Hôm nay em rất vinh dự đến dự lễ tổng kết năm học 2012 – 2013, lời đầu tiên cho phép em gửi đến quý vị Đại biểu, quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên một lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!

Bước chân vào giảng đường đại học là một niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, điều đó cho thấy sự lựa chọn ban đầu cho con đường tương lai của các bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là mới bước đầu để các bạn đạt được thành công. Để đạt được ước mơ, để trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội, các bạn phải trải qua con đường học tập rèn luyện trong môi trường đại học và cuối cùng làm thế nào những kỹ sư có tay nghề tốt đó là điều quan trọng. Trên thực tế cho thấy rằng, có không ít các bạn trẻ ra trường kiến thức chuyên môn còn hạn chế thậm chí là không có, ảnh hưởng lớn đến công việc sau này. Vì vậy, để có biện  pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập học phần chuyên ngành là rất quan trọng.

Dưới đây là một số góp ý của tôi để giúp các bạn học tốt các môn chuyên ngành.

Thứ nhất: Xác định mục đích và động cơ học tập

Mục đích học tập để làm gì?
– Học để thi, để đạt kết quả cao? (đây là mức độ thấp nhất, dễ thực hiện nhất).
– Học để thu được nhiều kiến thức, kĩ năng? (đây là mức độ trung bình, có thể bao hàm mục đích thứ nhất hoặc không).
– Học cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. (Đây là mức độ cao nhất, có thể bao hàm 2 mục đích đầu tiên hoặc không.)

Động cơ học tập – học vì điều gì, học cho ai?
– Cần xác định học cho bản thân, cho công việc trong tương lai vì những gì bạn học được sẽ giúp cho bạn một cuộc sống tài chính ổn định.
–  Để làm được đều đó bạn cần học để đạt được cả 3 mục đích trên: đạt điểm cao, thu được nhiều kiến thức và thành thạo kỹ năng, có cách giải quyết vấn đề linh hoạt. Khi đi xin việc, bạn không thể mang bảng điểm với toàn điểm trung bình để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng tôi am hiểu kiến thức, thành thạo kỹ năng, hay giải quyết công việc linh hoạt, cũng không thể khẳng định mình có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về năng lực của mình chỉ dựa vào kết quả cao trong bảng điểm.

Thứ hai: Tối đa hóa hiệu quả học tập trên lớp
Học theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên tự học ở nhà rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp, có thầy cô, vẫn là thời gian quan trọng nhất quyết định kết quả học tập. Nói cho cùng, mọi tìm hiểu, nghiên  cứu của sinh viên đều cần một bàn tay chuyên môn nhào nặn lại, hệ thống lại một cách rõ ràng, cụ thể, tạo thành một nền tảng vững chắc, nhất là đối với những kiến thức chuyên ngành mang tính phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên. Chính vì thế, mỗi sinh viên cần xác định mục đích học tập của mình để ngay từ trên lớp, tập trung chú ý từng lời giảng của thầy cô đề nắm bắt nội dung mà thầy cô mong muốn gửi gắm đến sinh viên; từ đó áp dụng phương pháp nghiên cứu tự học để làm rõ. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu, hiểu kỹ, tiếp thu được kiến thức, đặc biệt là đối với khối ngành: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghiệp và Công trình nông thôn,  Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch. Một số biện pháp cụ thể được khảo sát và cho ý kiến nhằm thay đổi thói quen học tập trên lớp là: Tập trung khi giáo viên giảng bài; tương tác trực tiếp với giáo viên ngay trên lớp đối với những vấn đề khó; tổ chức thảo luận, trao đổi vấn đề; giáo viên quan sát sự tiếp thu bài học của sinh viên để tìm hướng chỉ dẫn phù hợp, đồng thời nêu bật tính áp dụng  thực tiễn của mỗi môn học nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho sinh viên.

Thứ ba: Tự học
Ngoài học tập hiệu quả trên lớp, lẽ tất nhiên, tự học là một trong những phương pháp được đánh giá cao nhất nhằm giúp sinh viên học tốt với học chế tín chỉ như hiện nay. Chính vì thế, mọi giảng viên đều yêu cầu sinh viên tự học thêm ở nhà với thời lượng gấp đôi ở trường, để nhằm một mục đích là mong muốn học sinh hiểu cặn kẽ hơn về nội dung môn học, nếu không như vậy, sinh viên sẽ mất căn bản và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này của mỗi sinh viên khi tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.

Thứ tư: Siêng năng, cần cù trong học tập được thể hiện ở

·        Đi học đủ, đúng giờ
Việc đi học đầy đủ, đúng giờ có ý nghĩa lớn trong việc quyết định tỷ lệ % kiến thức thu được của sinh viên. Hơn nữa, mỗi bài giảng đều là kết tinh kiến thức, mà ở đó người thầy đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để xử lý và giúp sinh viên trong việc xử lý thông tin.

·        Làm bài tập đầy đủ, cẩn trọng, nghiêm túc
Việc làm bài tập giúp sinh viên ghi nhớ, rèn luyện, sử dụng một cách linh hoạt các kiến thức, kĩ năng chuyên môn. Vì vậy việc làm bài tập cần diễn ra thường xuyên, thái độ nghiêm túc và cẩn trọng, không mang tính chất đối phó.

Thứ năm: Sự chủ động, thể hiện ở

·        Kế hoạch học tập
Đối với sinh viên đại học, việc lên một kế hoạch học tập cá nhân, tức là lên kế hoạch xem bạn cần đầu tư nhiều thời gian, công sức vào phần nào, học phần đó như thế nào? và thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra góp phần lớn quyết định kết quả học tập của sinh viên. Để có được kế hoạch học tập phù hợp với năng lực bản thân, bạn nên chủ động hỏi cố vấn học tập và giảng viên phụ trách học phần đó ngay khi bắt đầu một học kỳ.

·        Đọc bài trước khi đến lớp
Việc đọc bài trước khi đến lớp lý thuyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tiếp thu, xử lý thông tin, thông tin bạn nhận cũng được xử lý nhiều lần hơn, giúp bạn dễ dàng đạt điểm số cao hơn và thu được nhiều kiến thức hơn.

·        Hoàn thành bài tập trước thời hạn, tránh để “nước đến chân mới nhảy”
Việc chủ động hoàn thành bài tập trước thời hạn cũng sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn so với việc bạn chủ quan, làm bài tập sát hạn nộp. Làm bài tập trong tình trạng quá căng thẳng, áp lực về thời gian có thể khiến bạn mắc những lỗi không đáng có.

·        Tìm thầy khi gặp khó khăn
Trong quá trình thực hiện kế hoạch học tập, bạn đừng ngại tìm đến thầy khi gặp khó khăn, bởi luôn có những thầy cô sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Thứ  sáu: Sự sáng tạo
Sự sáng tạo không phải chỉ là luôn có phát hiện mới hay cách làm khác với cách làm thông thường, mà đơn giản là thể hiện ở:

·        Cái nhìn tích cực trước vấn đề – mình sẽ thu được gì?
Thay vì chán nản, cho rằng học cái đó chẳng để làm gì, sau này mình cũng sẽ làm những công việc liên quan đến vấn đề đó, đây là tâm lí chung của rất nhiều sinh viên, bạn hãy tạo cho mình cái nhìn tích cực hơn bằng cách cho rằng đó cũng là một cơ hội học tập và cơ hội đó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc sau này.

·        Tìm thấy ý nghĩa, ứng dụng thực tế của kiến thức:
Hầu hết giảng viên đều cố gắng giúp các bạn tìm thấy ý nghĩa và ứng dụng thực tế của kiến thức thông qua các bài giảng của mình. Bạn nên chủ động tự tìm hiểu những ý nghĩa và ứng dụng thực tế đó dựa vào những gợi ý của giảng viên. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy việc học tập mang nhiều thú vị và ý nghĩa hơn.

·        Liên hệ thực tế với kiến thức đã học
Trong khi học và sau khi học các môn chuyên ngành, hãy tạo cho mình một thói quen quan sát thực tế diễn ra quanh mình để liên hệ với kiến thức đã học.

Thứ bảy: Nâng cao các kĩ năng mềm

·        Kĩ năng ngoại ngữ:
Ngoại ngữ không những cần thiết trong các môn chuyên ngành mà cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, với một vốn ngoại ngữ tốt, các bạn có thể tìm hiểu thông tin chuyên ngành trên các trang mạng nước ngoài, sách chuyên ngành bằng tiếng Anh, sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng, không những vậy đó còn là chìa khóa giúp bạn tìm được các khóa học, các suất du học nước ngoài.

·        Kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm:
Học nhóm giúp sinh viên tìm ra các sai lệch trong suy nghĩ, lập luận của mình về một vấn đề một cách dễ dàng nhờ được chú ý bởi những người khác. Thông qua đó, bằng những ý kiến đóng góp từ những người xung quanh, lập luận của mình sẽ ngày càng chặt chẽ hơn đồng nghĩa với việc mình đã hoàn toàn nắm trọn kiến thức về vấn đề ấy trong lòng bàn tay. Học nhóm còn giúp xây dựng tinh thần đoàn kết cộng với cải thiện khả năng giao tiếp, cách xử sự, các nói chuyện trước đám đông,….

Thứ tám: Học tốt các môn đại cương, cơ sở
Nhiều sinh viên cho rằng các môn đại cương, cơ sở nhàm chán, tẻ nhạt, không thích học, cho rằng không cần thiết, chỉ cần học các môn chuyên ngành là đủ. Nhưng các bạn không nhận thức được rằng, các môn đó là tiền đề cho các môn chuyên ngành, nếu cái cơ bản không nắm bắt kĩ càng thì những vấn đề chuyên sâu cũng khó mà tiếp thu tốt được. Việc học phải đi từ những cái đơn giản nhất đến phức tạp. Vì vậy, có thể nói nếu các bạn tự tạo cho mình một nền tảng vững chắc từ ban đầu thì chúng sẽ là công cụ tốt cho tiếp thu các môn học tiếp theo.
Trên đây là một kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi và áp dụng trong các năm học vừa qua, để đạt được kết quả học tập tốt. Hy vọng sẽ góp phần nâng cao các kiến thức chuyên ngành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.

Cảm ơn quý đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here