Kính thưa các vị đại biểu các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến! Trong dịp hè vừa qua em may mắn là một trong bốn sinh viên của khoa ta được chọn tham quan học tập tại đại học Công Nghệ Đông Bắc Thái Lan. Nhận thấy sự cần thiết của những chuyến đi như trên em viết bài tham luận về “Trao đổi sinh viên Quốc tế giữa các trường đại học” kính mong nhận được sự chú ý lắng nghe của mọi người.
Trong thời buổi ngày nay, vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Có thể nói đây vừa là thách thức vừa là cơ hội. Hợp tác và hội nhập quốc tế tạo tiền đề cho mỗi quốc gia có thể phát huy được nội lực của mình đồng thời kết hợp với các yếu tố từ bên ngoài giúp quốc gia đó hoàn thiện mình hơn về tất cả mọi mặt tuy nhiên từ đây cũng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Đối với Việt Nam, là một nước đang phát triển thì vấn đề này còn quan trọng hơn nữa nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay và việc khu vực tiến đến hình thành cộng đồng Asean năm 2015.
Vấn đề trao đổi sinh viên Quốc tế giữa các trường đại học cũng là một trong những công tác của hợp tác và hội nhập. Sinh viên chính là những người chủ tương lai của đất nước . Bằng sự năng động và sáng tạo cùng với nhiệt huyết tuổi trẻ của mình thông qua quá trình trao đổi đó họ sẽ tiếp thu những cái hay cái đẹp của thế giới để đem về phát triển đất nước. Đồng thời thông qua quá trình trao đổi này các bạn cũng có cơ hội hình dung được thế giới xung quanh mình và có sự định hướng về công việc cho tương lai. Chúng ta có thể nhìn nhận thực tế trong khu vực một khi cộng đồng Asean được thành lập khi đó Asean sẽ là một ngôi nhà lớn, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ làm cho việc trao đổi giao lưu buôn bán được mở rộng. Thị trường việc làm từ đó cũng được rộng lớn hơn. Khi đó một sinh viên của chúng ta ra trường không những chỉ có thể tìm kiếm việc làm ở trong nước như trước kia mà còn có thể làm việc ở tất cả các nước trong khu vực một cách thuận lợi. Nhưng một khi không nắm bắt được những lợi thế này thì chúng ta sẽ bị sự cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài. Như vậy việc trao đổi sinh viên quốc tế chính là cơ sở để chúng ta làm chủ cuộc chơi về sau.
Thực tế trong những năm trở lại đây, Đại học Huế nói chung và đại học Nông Lâm nói riêng đã đẩy mạnh vấn đề trao đổi sinh viên quốc tế với các trường đại học của các nước trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản….Tuy nhiên việc hợp tác này bên cạnh những mặt thuận lợi đạt được như: Được sự giúp đỡ nhiệt tình của trường bạn, phát huy được sự năng động sáng tạo của sinh viên, sự giúp đỡ của các phòng, ban cơ quan đoàn thể trong trường,… thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, như là: Còn khó khăn trong việc giao tiếp do trình độ tiếng Anh của sinh viên chưa được tốt, sinh viên được cử đi học tập bị lệch ngành, không đúng chuyên ngành so với chương trình đào tạo của trường bạn, sự khác biệt về văn hóa và phong tục, kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên chưa đầu tư đúng mức, thêm vào đó vì thời gian trao đổi học tập quá ngắn nên những chuyến đi này mang ý nghĩa của việc tham quan nhiều hơn là học tập.
Từ những thực tế trên thiết nghĩ muốn công tác hợp tác trao đổi sinh viên quốc tế được hiệu quả chúng ta phải thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là: Nhà trường phải có sự chuẩn bị tốt cho sinh viên về công tác tư tưởng, phải làm cho sinh viên hiểu tầm quan trọng của việc hội nhập và hợp tác quốc tế. Làm cho sinh viên hiểu đây không còn là vấn đề quá xa lạ mà nó có vai trò hết sức quan trọng và đang ảnh hưởng tới chúng ta từng ngày, từng giờ. Bên cạnh đó trường phải tích cực tìm kiếm các mối quan hệ với các trường đại học cùng chuyên môn trong khu vực để có thể gửi sinh viên của mình sang đó học tập trao đổi, giao lưu trong thời gian dài.
Hai là: Phải có công tác chuẩn bị tổ chức đón tiếp sinh viên quốc tế tới trường ta giao lưu, học tập một cách chuyên nghiệp và chu đáo. Phải có các chuyên đề rõ ràng để họ có thể tham gia học tập.
Ba là: Sinh viên phải tự trang bị tốt cho mình vốn ngoại ngữ bởi đây chính là chìa khóa cho chúng ta tiếp cận với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó mỗi sinh viên cũng phải tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên ngành bởi vì hành trang tốt nhất để chúng ta vào đời chính là kiến thức.
Bốn là: Song song với quá trình học tập là quá trình giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc vì vậy mỗi sinh viên phải tích cực giới thiệu cho bạn bè quốc tế về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam đồng thời cũng phải tích cực tìm hiểu văn hóa của nước bạn.
Năm là: Nên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề sau mỗi chuyến giao lưu học tập của sinh viên để tổng kết lại những gì ta đã đạt được, chưa làm được sau chuyến đi, những mặt hơn kém của họ so với ta và những mặt có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của ta.
Sáu là: Cần thiết có những kênh thông tin để giáo viên và sinh viên các trường có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học tập nhằm tiến đến sự hợp tác lâu dài.
Hợp tác và hội nhập ngày nay là xu thế của toàn cầu vì vậy chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Muốn thực hiện được điều này chúng ta phải chú ý quan tâm tới tất cả các mặt trong đó có giáo dục có vậy mới đạt hiệu quả cao. Việc chuẩn bị hành trang cho sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước là vô cùng cần thiết nên cần được quan tâm đúng mức.
Trên đây là một số ý kiến mang tính chất cá nhân nên còn nhiều thiếu xót, em cảm ơn tất cả mọi người đã chú ý theo dõi.
Em xin chúc buổi lễ của Khoa chúng ta thành công tốt đẹp!
Theo: Kính thưa các vị đại biểu các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến! Trong dịp hè vừa qua em may mắn là một trong bốn sinh viên của khoa ta được chọn tham quan học tập tại đại học Công Nghệ Đông Bắc Thái Lan. Nhận thấy sự cần thiết của những chuyến đi như trên em viết bài tham luận về “Trao đổi sinh viên Quốc tế giữa các trường đại học” kính mong nhận được sự chú ý lắng nghe của mọi người.
Trong thời buổi ngày nay, vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Có thể nói đây vừa là thách thức vừa là cơ hội. Hợp tác và hội nhập quốc tế tạo tiền đề cho mỗi quốc gia có thể phát huy được nội lực của mình đồng thời kết hợp với các yếu tố từ bên ngoài giúp quốc gia đó hoàn thiện mình hơn về tất cả mọi mặt tuy nhiên từ đây cũng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Đối với Việt Nam, là một nước đang phát triển thì vấn đề này còn quan trọng hơn nữa nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay và việc khu vực tiến đến hình thành cộng đồng Asean năm 2015.
Vấn đề trao đổi sinh viên Quốc tế giữa các trường đại học cũng là một trong những công tác của hợp tác và hội nhập. Sinh viên chính là những người chủ tương lai của đất nước . Bằng sự năng động và sáng tạo cùng với nhiệt huyết tuổi trẻ của mình thông qua quá trình trao đổi đó họ sẽ tiếp thu những cái hay cái đẹp của thế giới để đem về phát triển đất nước. Đồng thời thông qua quá trình trao đổi này các bạn cũng có cơ hội hình dung được thế giới xung quanh mình và có sự định hướng về công việc cho tương lai. Chúng ta có thể nhìn nhận thực tế trong khu vực một khi cộng đồng Asean được thành lập khi đó Asean sẽ là một ngôi nhà lớn, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ làm cho việc trao đổi giao lưu buôn bán được mở rộng. Thị trường việc làm từ đó cũng được rộng lớn hơn. Khi đó một sinh viên của chúng ta ra trường không những chỉ có thể tìm kiếm việc làm ở trong nước như trước kia mà còn có thể làm việc ở tất cả các nước trong khu vực một cách thuận lợi. Nhưng một khi không nắm bắt được những lợi thế này thì chúng ta sẽ bị sự cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài. Như vậy việc trao đổi sinh viên quốc tế chính là cơ sở để chúng ta làm chủ cuộc chơi về sau.
Thực tế trong những năm trở lại đây, Đại học Huế nói chung và đại học Nông Lâm nói riêng đã đẩy mạnh vấn đề trao đổi sinh viên quốc tế với các trường đại học của các nước trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản….Tuy nhiên việc hợp tác này bên cạnh những mặt thuận lợi đạt được như: Được sự giúp đỡ nhiệt tình của trường bạn, phát huy được sự năng động sáng tạo của sinh viên, sự giúp đỡ của các phòng, ban cơ quan đoàn thể trong trường,… thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, như là: Còn khó khăn trong việc giao tiếp do trình độ tiếng Anh của sinh viên chưa được tốt, sinh viên được cử đi học tập bị lệch ngành, không đúng chuyên ngành so với chương trình đào tạo của trường bạn, sự khác biệt về văn hóa và phong tục, kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên chưa đầu tư đúng mức, thêm vào đó vì thời gian trao đổi học tập quá ngắn nên những chuyến đi này mang ý nghĩa của việc tham quan nhiều hơn là học tập.
Từ những thực tế trên thiết nghĩ muốn công tác hợp tác trao đổi sinh viên quốc tế được hiệu quả chúng ta phải thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là: Nhà trường phải có sự chuẩn bị tốt cho sinh viên về công tác tư tưởng, phải làm cho sinh viên hiểu tầm quan trọng của việc hội nhập và hợp tác quốc tế. Làm cho sinh viên hiểu đây không còn là vấn đề quá xa lạ mà nó có vai trò hết sức quan trọng và đang ảnh hưởng tới chúng ta từng ngày, từng giờ. Bên cạnh đó trường phải tích cực tìm kiếm các mối quan hệ với các trường đại học cùng chuyên môn trong khu vực để có thể gửi sinh viên của mình sang đó học tập trao đổi, giao lưu trong thời gian dài.
Hai là: Phải có công tác chuẩn bị tổ chức đón tiếp sinh viên quốc tế tới trường ta giao lưu, học tập một cách chuyên nghiệp và chu đáo. Phải có các chuyên đề rõ ràng để họ có thể tham gia học tập.
Ba là: Sinh viên phải tự trang bị tốt cho mình vốn ngoại ngữ bởi đây chính là chìa khóa cho chúng ta tiếp cận với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó mỗi sinh viên cũng phải tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên ngành bởi vì hành trang tốt nhất để chúng ta vào đời chính là kiến thức.
Bốn là: Song song với quá trình học tập là quá trình giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc vì vậy mỗi sinh viên phải tích cực giới thiệu cho bạn bè quốc tế về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam đồng thời cũng phải tích cực tìm hiểu văn hóa của nước bạn.
Năm là: Nên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề sau mỗi chuyến giao lưu học tập của sinh viên để tổng kết lại những gì ta đã đạt được, chưa làm được sau chuyến đi, những mặt hơn kém của họ so với ta và những mặt có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của ta.
Sáu là: Cần thiết có những kênh thông tin để giáo viên và sinh viên các trường có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học tập nhằm tiến đến sự hợp tác lâu dài.
Hợp tác và hội nhập ngày nay là xu thế của toàn cầu vì vậy chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Muốn thực hiện được điều này chúng ta phải chú ý quan tâm tới tất cả các mặt trong đó có giáo dục có vậy mới đạt hiệu quả cao. Việc chuẩn bị hành trang cho sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước là vô cùng cần thiết nên cần được quan tâm đúng mức.
Trên đây là một số ý kiến mang tính chất cá nhân nên còn nhiều thiếu xót, em cảm ơn tất cả mọi người đã chú ý theo dõi.
Em xin chúc buổi lễ của Khoa chúng ta thành công tốt đẹp!