- THÔNG TIN CHUNG
– Tên chương trình đào tạo: Công nghệ Thực phẩm
– Tên tiếng Anh: Food Technology
– Mã ngành: 7540101
– Loại hình đào tạo: Chính quy – Tập trung
– Cấp bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm (157 tín chỉ)
Ảnh 1. Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Cơ khí & Công nghệ
- NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Ngành công nghệ thực phẩm có phải là ngành đang được xã hội quan tâm?
Với qui mô thị trường gần 100 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, đặc biệt sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khoẻ, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Cùng với hội nhập sâu rộng (Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được thông qua vào đầu tháng 2/2020) cùng với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc cùng nhiều chính sách phù hợp, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn với hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra cơ hội việc làm lớn cho ngành Công nghệ Thực phẩm.
Công nghệ Chế biến Thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do vậy, Công nghệ Thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xu hướng học ngành Công nghệ thực phẩm ra làm các công việc liên quan đến kỹ thuật như KCS, R&D, QA-QC đang trở thành xu hướng vì tính chất công việc cũng như mức thu nhập khá phù hợp.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm – ĐH Nông Lâm Huế được học những gì để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi ra trường?
Theo học Công nghệ Thực phẩm tại ĐH Nông Lâm Huế, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; quá trình & thiết bị chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hoá trong lựa chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất đảm bảo dinh dưỡng & an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ bảo quản và chế biến thịt – cá – rau quả, bảo quản và chế biến lương thực & nông sản, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường, bánh kẹo và đồ uống,…
Sau khi tốt nghiệp, nhận bằng Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm hệ chính quy, sẽ đảm nhận các nhiệm vụ:
– Cải tiến sản phẩm đang lưu hành và phát triển những sản phẩm mới
– Kiểm tra và cải thiện độ an toàn, chất lượng của quy trình sản xuất tại nhà máy và các đơn vị hợp tác cung cấp nguyên vật liệu, từ khâu nguyên liệu thô cho đến sản phẩm hoàn chỉnh đầu ra
– Nghiên cứu và cập nhật thị hiếu của người tiêu dùng và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
– Lựa chọn nguyên liệu bán thành phẩm và thô từ nhà cung cấp
– Tính toán giá thành phẩm mang lại lợi nhuận dựa trên giá nguyên liệu và công nghệ sản xuất
– Kiểm soát nguyên liệu nhập từ nhà cung cấp và kiểm soát toàn bộ quy trình cấp nội bộ
– Vận hành sản xuất thử nghiệm với các sản phẩm mới, song song với quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm
– Phối hợp cùng các bộ phận khác trong quá trình giới thiệu sản phẩm mới
– Phối hợp cùng các bộ phận khác nhằm giải quyết các khiếu nại từ người tiêu dùng hay sản phẩm bị lỗi
– Chịu trách nhiệm chính và kiểm tra bao bì sản phẩm và thông tin trên bao bì
– Góp mặt trong các dự án dài hạn của công ty như giảm lượng thải, nâng cao năng suất sản xuất
– Nghiên cứu trong phát triển bao bì mới và cập nhật công nghệ bao bì
– Thực hiện các thí nghiệm và sản phẩm mẫu
– Thiết kế quy trình và lên kế hoạch về máy móc nhằm đảm bảo chất lượng và mùi vị sản phẩm được đồng nhất với số lượng lớn
– Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và người tiêu dùng
– Đảm bảo sản phẩm đầu ra mang lại lợi nhuận cho công ty
III. SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HỌC GÌ?
Ảnh 2: Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm thực tập chuyên môn tại Doanh nghiệp
Ảnh 3: Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm thực tập thực tế tại Nhà máy
Theo học Công nghệ Thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; quá trình & thiết bị chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hoá trong lựa chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất đảm bảo dinh dưỡng & an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ bảo quản và chế biến thịt – cá – rau quả, bảo quản và chế biến lương thực & nông sản, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường, bánh kẹo và đồ uống,…
- VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HIỆN NAY LÀ GÌ?
Sau khi tốt nghiệp, nhận bằng Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm hệ chính quy, sẽ đảm nhận các vị trí việc làm như sau:
– Các nhà máy, công ty chế biến thực phẩm như: công ty chế biến thủy hải sản; công ty bảo quản và chế biến lương thực, cà phê, chè; công ty chế biến rượu bia – nước giải khát; công ty chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; công ty chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt; công ty chế biến rau quả, thức ăn…
– Các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như như: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế, các Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng thực phẩm.
– Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ thực phẩm, kinh doanh thực phẩm.
– Các công ty kinh doanh thiết bị, hóa chất, bao bì, phụ gia thực phẩm.
– Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành, tiếp tục học tập trong nước hoặc nước ngoài để nhận bằng thạc sỹ, tiến sĩ Công nghệ Thực phẩm.
- VIỆC LÀM NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NHƯ THẾ NÀO?
Ảnh 4: Ngày hội việc làm
Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm có các cơ hội việc làm như sau:
* Lựa chọn 1: Ngay khi chưa tốt nghiệp có thể tham gia các Chương trình Thực tập sinh ngắn hạn tại Nhật Bản, Đan Mạch, Israel… với mức lương cao (20 triệu VNĐ đến 40 triệu VNĐ/tháng). Sinh viên được học Ngoại ngữ và kỹ năng miễn phí khi tham gia các chương trình này.
* Lựa chọn 2: Hằng năm, Khoa và Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm với khoảng 50 doanh nghiệp và 2500 vị trí việc làm cho tất cả các ngành của Trường. Tại đây, tân kỹ sư có rất nhiều cơ hội chinh phục các nhà tuyển dụng. Trung bình tỷ lệ trúng tuyển khá cao, khoảng 70%.
Xem thêm Thông tin cơ hội việc làm tại:
Website Trường: https://vieclam.huaf.edu.vn/
Website Khoa: https://ckcn.huaf.edu.vn
Ảnh 5: Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm phỏng vấn việc làm
Năm 2020, các doanh nghiệp đã đến tuyển dụng ngành Công nghệ Thực phẩm gồm có:
Công ty CP CP Việt Nam
Công ty CP GreenFeed Việt Nam
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản TAMICO
Công ty CP Công nghệ sinh học R.E.P
Công ty TNHH Hải Phong
Công ty Nhật Ngữ Intrase
Công ty Nhật Huy Khang
Năm 2020, khoa Cơ khí và Công nghệ có 250 sinh viên tốt nghiệp tham gia phỏng vấn hơn 300 vị trí việc làm từ 7 doanh nghiệp.
- PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Ảnh 6: Thông tin tuyển sinh
Mã trường: DHL
Mã ngành: 7540101
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021:
65 chỉ tiêu theo Kết quả thi THPT
65 chỉ tiêu theo Học bạ (Lớp 11 và Học kỳ 2 Lớp 12)
Tổ hợp môn xét tuyển:
- Toán, Sinh học, Hóa học (B00)
- Toán, Vật lí, Hoá học (A00)
- Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07)
- Toán, Sinh học, GDCD (B04)
Thông tin chi tiết tuyển sinh tại: https://tuyensinh.huaf.edu.vn/
Tư vấn Tuyển sinh:
Hotline: 0888.0111.01
Di động: 0905151415 (Trưởng Bộ môn phụ trách ngành Công nghệ Thực phẩm)
Thông tin Khoa Cơ khí và Công nghê: https://ckcn.huaf.edu.vn
VII. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THẾ NÀO?
Ảnh 7: Môi trường học tập
Sinh viên được học tại trường đại học có lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển, một cơ sở giáo dục Đại học đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2017.
Sinh viên được rèn luyện trong môi trường sư phạm, hoạt động đoàn thể với các câu lạc bộ kỹ năng mạnh nhất khu vực.
Sinh viên được cam kết hỗ trợ việc làm thêm, được cam kết 91% việc làm sau khi ra trường.
Được sống trong môi trường xã hội an toàn, chi phí rẻ. Đặc biệt, được sống tại một kinh thành Huế, một quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đào Văn Phú