Giới thiệu, lịch sử hình thành và sứ mệnh Khoa Cơ khí và Công nghệ

KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ
Địa chỉ: số 102 Phùng Hưng, thành phố Huế, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 054.3514294; Fax: +84.054.3524923
Website: www.ckcn.huaf.edu.vn     
Tập thể CBVC&LĐ Khoa Cơ khí và Công nghệ (Kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa CK&CN). Ảnh: CK&CN
Tập thể CBVC&LĐ Khoa Cơ khí và Công nghệ (Kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa CK&CN). Ảnh: CK&CN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Khoa Cơ khí – Công nghệ (nay là Khoa Cơ khí và Công nghệ) được thành lập vào tháng 11/1999 trên cơ sở hai bộ môn Cơ điện nông nghiệp và bộ môn Bảo quản chế biến nông sản. Bộ môn Cơ điện nông nghiệp hình thành từ ngày thành lập trường Đại học Nông nghiệp II ở Hà Bắc (1967). Năm 1983, Trường Đại học Nông nghiệp II chuyển vào Huế. Năm 1996, Trường Đại học Nông Lâm Huế, sáp nhập với Trường Cao đẳng Nông Lâm Huế, đồng thời sáp nhập hai bộ môn Cơ điện của hai Trường. Bộ môn Bảo quản chế biến nông sản được thành lập năm 1994, đến năm 2011 đổi tên thành bộ môn Công nghệ sau thu hoạch. Trước nhu cầu phát triển các ngành đào tạo, năm 2003 bộ môn Cơ sở kỹ thuật được thành lập, năm 2005 bộ môn Cơ sở Công nghệ bảo quản chế biến được thành lập.
Cán bộ Giáo viên bộ môn Cơ điện từ những ngày đầu thành lập. Ảnh: CK&CN
Khoa Cơ khí và Công nghệ (CK&CN) đang đào tạo 6 ngành ở trình độ đại học, 1 ngành trình độ cao đẳng, 2 ngành ở trình độ thac sĩ và 01 ngành trình độ Tiến sĩ. Quy mô tuyển sinh hằng năm là 300 chỉ tiêu sinh viên đại học và cao đẳng. Ngành công nghệ sau thu hoạch tuyển sinh từ năm 1996. Ngành Công thôn (Công nghiệp và Công trình nông thôn) tuyển sinh từ năm 1997. Năm 2004 Khoa tuyển sinh ngành Cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm (nay gọi là ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí). Năm 2007 mở ngành Công nghệ thực phẩm. Năm 2008, đào tạo bậc cao đằng ngành Công thôn. Năm 2006, tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp (nay là ngành Kỹ thuật cơ khí). Năm 2013 tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm. Năm 2015 tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.
Từ ngày thành lập đến nay, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa ngày càng được đầu tư đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho xã hội.
Thực hiện chủ trương của nhà trường, khoa đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ và xây dựng chương trình đào cho phù hợp với yêu cầu mới. Hiện tại Khoa Cơ khí và Công nghệ có 46 giảng viên và 5 chuyên viên có năng lực chuyên môn cao. Trong công tác giảng dạy, khoa chú trọng hơn về thực hành, thực tập.
Cán bộ, giảng viên của Khoa đang giảng dạy gần 40 môn học cho nhiều ngành đào tạo của các trường Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế.
Ngày đầu thành lập khoa, đồng chí Phó hiệu trưởng Phan Hòa được nhà trường phân công kiêm nhiệm chức vụ Trưởng khoa cho đến năm 2000. Đồng chí Đinh Vương Hùng giữ cương vị Trưởng khoa hai nhiệm kỳ 2000-2004 và 2004-2009. Đồng chí Nguyễn Thanh Long được bổ nhiệm cương vị Trưởng khoa nhiệm kỳ 2009-2014. Từ năm 2014, đồng chí Nguyễn Văn Toản được bổ nhiệm cương vị Trưởng khoa, khoa  Cơ khí và Công nghệ đã có những thay đổi mạnh mẽ, toàn diện.
Trải qua hơn 25 năm thành lập, hiện nay với đội ngũ gồm những cán bộ, giảng viên có năng lực chuyên môn cao, Khoa Cơ khí và Công nghệ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế ở miền Trung, Tây nguyên và cả nước bằng các kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các thế hệ sinh viên của khoa sau khi tốt nghiệp đã và đang có nhiều cống hiến quan trọng ở các cơ quan, các công ty, xí nghiệp trên cả nước…

Gặp mặt nhân ngày thành lập Trường. Ảnh: CK&CN

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Trên cơ sở sứ mạng của Trường Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Cơ khí và Công nghệ có chức năng và nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công trình nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến nông sản phẩm, công nghiệp thực phẩm…đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở miền Trung, Tây nguyên và cả nước.

CÁC BỘ MÔN CHUYÊN MÔN

1. Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí 2. Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch
3. Bộ môn Kỹ thuật Công trình 4. Bộ môn Công nghệ Thực phẩm
5. Bộ môn Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa 6. Bộ môn Quản lý Chất lượng Thực phẩm

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiến sĩ:
Ngành Công nghệ thực phẩm
Thạc sĩ:
1. Ngành Kỹ thuật cơ khí
2. Ngành Công nghệ thực phẩm

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1. Công nghệ sau thu hoạch (Bảo quản chế biến NSTP)
2. Công thôn (Công nghiệp và Công trình nông thôn) (ngừng tuyển sinh từ năm 2017)
3. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
4. Công nghệ thực phẩm
5. Kỹ thuật cơ điện tử
6. Kỹ thật cơ sở hạ tầng
7. Đảm bảo chất lượng & An toàn thực phẩm

ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG CHỈ TIÊU TUYỂN SINH HÀNG NĂM
300-350 sinh viên đại học và cao đẳng
20-30 học viên cao học

Tập thể CBVC&LĐ Khoa Cơ khí và Công nghệ (Kỷ niệm 55 năm thành lập Trường ĐHNL). Ảnh: CK&CN

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hàng năm, cán bộ giảng viên và sinh viên Khoa Cơ khí – Công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật liên quan đến cơ giới hóa nông nghiệp, công trình nông thôn, bảo quản chế biến nông sản, công nghệ thực phẩm. Các đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào hai lĩnh vực:

a.  Lĩnh vực Cơ khí – Xây dựng – Tự động hóa

– Nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng các nguồn năng lượng mới trong đời sống và sản xuất nông, lâm, ngư, thủy sản nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn;
– Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị, máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp quy mô nông hộ và HTX nông nghiệp;
– Nghiên cứu về dao động ô tô máy kéo và máy nông nghiệp;
– Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị/dây chuyền xử lý phụ, phế phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp;
– Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các dây chuyền thiết bị trong sản xuất chế biến nông sản đáp ứng như cầu trong và ngoài nước;
– Nghiên cứu, xây dựng các mô hình phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong trường đại học;
– Nghiên cứu các vấn đề về môi trường đô thị như chất lượng nước cấp – thoát đô thị, đánh giá tác động môi trường trong thi công các công trình hạ tầng
– Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong xử lý môi trường, nâng cao chất lượng công trình, bảo dưỡng công trình chống chịu tác động của biến đổi khí hậu
– Nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch hạ tầng đô thị và xây dựng nông thôn mới
– Nghiên cứu các giải pháp kết cấu, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, sửa chữa bảo dưỡng các công trình hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng công trình, tăng hiệu quả khai thác sử dụng
– Nghiên cứu công nghệ mới trong thiết kế, thi công các công trình hạ tầng đô thị.
– Nghiên cứu các mô hình điều khiển ứng dụng trong đời sống, sản xuất công, nông, lâm, ngư thủy sản;
– Nghiên cứu các sản phẩm là các mô hình phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên tại phòng thí nghiệm, thực hành Kỹ thuật điện – điện tử -tự động hóa.
– Nghiên cứu các sản phẩm cơ điện tử để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt.
– Nghiên cứu ứng dụng điều khiển trong khai thác, sử dụng năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng.

 b. Lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch – công nghệ thực phẩm – Quản lý chất lượng thực phẩm

– Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (xác định vi sinh vật gây bệnh, các độc tố, hóa chất…trong thực phẩm);
– Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học ứng dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm (enzyme ngoại bào từ vi sinh vật, pro-biotic, các chất kháng nấm, kháng khuẩn…);
– Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học ứng dụng trong sản xuất sản phẩm lên men truyền thống đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa..);
– Phân lập và xác định một số loài vi khuẩn gây bệnh ở một số sản phẩm thực phẩm truyền thống;
– Nghiên cứu điều tra và đề xuất các giải pháp ATVSTP cho các cơ sở sản xuất truyền thống;
– Nghiên cứu sử dụng một số chất có hoạt tính sinh học tự nhiên để phòng trừ các chủng vi sinh vật gây bệnh ở một số loại nông sản sau thu hoạch;
– Nghiên cứu chiết tách các hoạt chất có hoạt tính sinh học từ thực vật và ứng dụng để sản xuất một số thực phẩm chức năng;
– Nghiên cứu điều tiết quá trình sinh tổng hợp Etylen và ứng dụng trong bảo quản rau quả sau thu hoạch;
– Nghiên cứu triển khai các tiến bộ trong kỹ thuật nhằm hạn chế tổn thất và nang cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch;
– Nghiên cứu chế tạo các màng bao có hoạt tính sinh học cao và ứng dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm;

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Từ năm 2005 đến nay, khoa Cơ khí và Công nghệ phụ trách hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cơ giới hóa sau thu hoạch lúa gạo ở khu vực miền Trung, trong các dự án của Việt Nam hợp tác với Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI).
Có nhiều cán bộ giáo viên của khoa đã từng học tập, đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Nga, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Bỉ, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Năm 2010-2011, Khoa đã thực hiện trao đổi giảng viên và sinh viên cao học với Trường nghiên cứu môi trường toàn cầu, thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản.
Năm 2011-2012, Khoa đã thực hiện chương trình trao đổi sinh viên với khoa Công nghệ thực phẩm, khoa Cơ khí nông nghiệp thuộc Đại học Rajamangala, Thái Lan.

HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Từ năm 2004 đến nay, khoa Cơ khí và Công nghệ đã thực hiện 6 đề tài, dự án khoa học công nghệ liên kết với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai. Những đề tài liên kết này đã được nghiệm thu và chuyển giao đến nông dân các tỉnh nói trên.

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

+ Bộ môn Cơ điện nông nghiệp được nhận Huân chương lao động hạng 3 (1997).
+ Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo cho các cá nhân là thầy cô giáo của Khoa.
+ Năm 2003, giảng viên trẻ và sinh viên của Khoa đã đạt được 02 giải ba tại Hội nghị khoa học trẻ các trường cao đẳng, đại học Nông Lâm Ngư toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm 2005, đạt 02 giải khuyến khích tại Hội nghị khoa học trẻ các trường cao đẳng, đại học Nông Lâm Ngư toàn quốc lần thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007, đạt 01 giải đặc biệt và 01 giải ba tại Hội nghị khoa học trẻ các trường cao đẳng, đại học Nông Lâm Ngư lần thứ 3 tại Huế.
+ Năm 2012, một công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Khoa đã nhận Giải Ba của Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) và Giải ba giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI – năm 2012.

 

CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phòng Thí nghiệm – Thực hành máy động lực
Phòng thí nghiệm thực hành Kỹ thuật điện – điện tử
Phòng thực hành máy nông nghiệp
Phòng thực hành cơ học và vật liệu
Phòng thực hành công trình xây dựng
Phòng thí nghiệm vi sinh thực phẩm
Phòng thí nghiệm hóa sinh thực phẩm
Phòng thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch
Phòng thí nghiệm phân tích cảm quan thực phẩm
Phòng thí nghiệm thực hành vi sinh và công nghệ lên men
Phòng thí nghiệm thực hành quản lý chất lượng thực phẩm
Hệ thống sân và bãi tập lái xe ô tô và máy kéo
Xưởng thực hành, sửa chữa Cơ khí