ĐÀO TẠO THẠC SỸ: NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Quyết định số 1310/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food Technology)
 
Mã số: 8540101

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm phải đáp ứng mục tiêu của cấp học thạc sĩ do Nhà nước Việt Nam quy định là “Đào tạo thạc sĩ Công nghệ thực phẩm là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ, trong lĩnh vực thực phẩm”.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Năng lực chung Chuẩn đầu ra
Kỹ năng về giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc – Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và công việc chuyên môn;
– Trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Kỹ năng về ứng dụng tin học trong công việc – Soạn thảo được các tài liệu khoa học và tài liệu văn phòng.
– Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chuyên ngành.
– Có trình độ B tin học.
Kỹ năng về giao tiếp trong công việc – Có khả năng diễn đạt vấn đề bằng văn bản và đối thoại với cộng đồng và các đối tác;
– Có kỹ năng đàm phán, thương thảo các vấn đề với đối tác;
– Có khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với công chúng hoặc đồng nghiệp.
Kỹ năng về làm việc độc lập và làm việc nhóm – Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn hoặc các vấn đề khác;
– Trao đổi/chia sẽ kết quả nghiên cứu/vấn đề thảo luận rõ ràng cho các đối tượng khác nhau.
Nhận thức về trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội – Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội.
– Có thái độ tốt trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề theo hướng đa ngành, đa chiều, không áp đặt;
– Có tư duy hệ thống
– Có quan điểm hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và các công tác khác.
Năng lực chuyên môn Chuẩn đầu ra
Kiến thức – Nắm các nguyên tắc hoạt đông, cấu tạo các trang thiết bị sản xuất của ngành.
– Có khả năng lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất.
– Hiểu sâu các hệ thống quản lý chất lượng của quốc tế và Việt Nam.
– Áp dụng được kiến thức quản lí chất lượng thực phẩm, marketing nông sản thực phẩm vào thực tiễn sản xuất, bước đầu tổ chức sản xuất sản phẩm theo chuỗi.
– Khả năng ứng dụng được các phương pháp phân tích hiện đại để xác định tồn dư chất gây ô nhiễm có nguồn gốc hóa học và sinh học trong thực phẩm.
– Cấu trúc thực phẩm và sự biến đổi trong quá trình bảo quản và chế biến.
– Độc tố, nguồn gốc và các ảnh hưởng cũng như khả năng giảm thiểu trong nông sản thực phẩm.
– Các tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.
– Các ứng dụng mới của công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm.
– Các phương pháp chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm về dinh dưỡng, cảm quan, và thị hiếu.
– Các phương pháp bảo quản theo an toàn sinh học, giảm thiểu phụ gia tổng hợp.
– Khả năng gắn các nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu và tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để đưa ra những thay đổi phù hợp, nâng cao hiệu quả của cơ sở sản xuất
– Phối hợp nhịp nhàng với đối tác để ý tưởng nghiên cứu được thực hiện
– Quan sát, dự báo nguy cơ và khả năng xử lý nguy cơ từ bên trong cơ sở sản xuất
– Xây dựng đề cương nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm; lựa chọn phương pháp thống kê; viết và trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu.
Kỹ năng – Phân tích và tổng hợp các vấn đề nảy sinh trong sản xuất và tiêu dùng; thiết kế và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thực phẩm; có khả năng độc lập nghiên cứu và trao đổi, truyền đạt kiến thức cho người khác.
Thái độ – Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ; chịu khó học hỏi, cần cù nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến; có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG ỨNG DỤNG)

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH, TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH500 Triết học (Philosophy) 3
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 16    
    Học phần bắt buộc 12  
1 CKCNTP01 Xử lý số liệu thực nghiệm (Analysis of experimental data) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP02 Khai thác protein sản xuất các sản phẩm từ protein (Production of protein and protein original products) 2 1,5 1,5
3 CKCNTP03 Phương pháp phân tích vi sinh vật thực phẩm (Food Microbiological analysis methods) 2 1,5 0,5
4 CKCNTP04 Các quá trình nhiệt trong công nghệ thực phẩm 2 1,5 0,5
5 CKCNTP05 Cấu trúc thực phẩm (Food texture) 2 1,5 0,5
6 CKCNTP06 Khai thác và sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học (Production and application of bioactive compounds in food) 2 1,5 0,5
  Học phần tự chọn 4  
1 CKCNTP07 Sản xuất thực phẩm sạch (Cleaner Production and Sustainable Development) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP08 Công nghệ xử lý nước thải trong chế biến thực phẩm (Wastewater treatment technologies in food processing) 2 1,5 0,5
3 CKCNTP26 Công nghệ chất thơm thực phẩm 2 1,5 0,5
4 CKCNTP20 Tiêu chuẩn hóa chất lượng thực phẩm 2 1,5 0,5
CKCNTP18 Thực phẩm biến đổi gene (Genetically modified food) 2 1,5 0,5
CKCNTP19 Phương  pháp nghiên cứu khoa học 2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 16  
  Học phần bắt buộc 12
1 CKCNTP09 Độc tố học thực phẩm (Toxics in food) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP10 Các phương pháp hiện đại ứng dụng trong phân tích thực phẩm (Advance techniques in food analysis) 2 1,5 0,5
3 CKCNTP11 Thực phẩm chức năng (Functional food) 2 1,5 0,5
4 CKCNTP12 Kỹ thuật lên men thực phẩm (Fermentation Technology) 2 1,5 0,5
5 CKCNTP13 Công nghệ sau thu hoạch (Postharvest Technology) 2 1,5 0,5
6 CKCNTP14 Các kỹ thuật hiện đại trong chế biến thực phẩm (Advance techniques in food processing) 2 1,5 0,5
  Học phần tự chọn 4    
1 CKCNTP22 Khai thác và chế biến các sản phẩm từ tinh bột (Starch Technology) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP15 Dinh dưỡng và cộng đồng (Community Nutrition) 2 1,5 0,5
3 CKCNTP23 Phát triển sản phẩm (Product development) 2 1,5 0,5
4 CKCNTP28 Marketing thực phẩm (Food Marketing) 2 1,5 0,5
5 CKCNTP21 Luật thực phẩm (Food Law) 2 1,5 0,5
CKCNTP29 Nguyên lý các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm (Principle of Food processing) 2 1,5 0,5
CKCNTP30 Tính toán thông gió kho và các hệ thống phân phối 2 1,5 0,5
D CKCNTP TTLV17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ 45    
IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
 
TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
Tổng số LT TH, TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH500 Triết học (Philosophy) 3
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 24    
    Học phần bắt buộc 18  
1 CKCNTP501 Xử lý số liệu thực nghiệm (Analysis of experimental data) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP502 Khai thác protein sản xuất các sản phẩm từ protein (Production of protein and protein original products) 2 1,5 1,5
3 CKCNTP503 Phương pháp phân tích vi sinh vật thực phẩm (Food Microbiological analysis methods) 2 1,5 0,5
4 CKCNTP504 Các quá trình nhiệt trong công nghệ thực phẩm 2 1,5 0,5
5 CKCNTP505 Cấu trúc thực phẩm (Food texture) 2 1,5 0,5
6 CKCNTP506 Khai thác và sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học (Production and application of bioactive compounds in food) 2 1,5 0,5
7 CKCNTP520 Tiêu chuẩn hóa chất lượng thực phẩm (Food quality standardization) 2 1,5 0,5
8 CKCNTP521 Luật thực phẩm 2 1,5 0,5
9 CKCNTP507 Sản xuất thực phẩm sạch (Cleaner Production and Sustainable Development) 2 1,5 0,5
  Học phần tự chọn 6/10  
1 CKCNTP508 Công nghệ xử lý nước thải trong chế biến thực phẩm (Wastewater treatment in food processing) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP518 Thực phẩm biến đổi gene (Genetically modified food) 2 1,5 0,5
3 CKCNTP526 Công nghệ chất thơm thực phẩm 2 1,5 0,5
4 CKCNTP527 Probiotics và prebiotics 2 1,5 0,5
5 CKCNTP519 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 23    
    Học phần bắt buộc 17  
1 CKCNTP509 Độc tố học thực phẩm (Toxics in food) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP510 Các phương pháp hiện đại ứng dụng trong phân tích thực phẩm (Advance techniques in food analysis) 2 1,5 0,5
3 CKCNTP511 Thực phẩm chức năng (Functional food) 2 1,5 0,5
4 CKCNTP512 Kỹ thuật lên men thực phẩm (Fermentation Technology) 2 1,5 0,5
5 CKCNTP513 Công nghệ sau thu hoạch (Postharvest Technology) 2 1,5 0,5
6 CKCNTP514 Các kỹ thuật hiện đại trong chế biến thực phẩm (Advance techniques in food processing) 2 1,5 0,5
7 CKCNTP523 Phát triển sản phẩm (product Development) 2 1,5 0,5
8 CKCNTP524 Chuyên đề khoa học về công nghệ thực phẩm 3 1,5 1,5
  Học phần tự chọn 8/12    
1 CKCNTP522 Khai thác và chế biến các sản phẩm từ tinh bột (Starch Technology) 2 1,5 0,5
2 CKCNTP515 Dinh dưỡng cộng đồng (Community Nutrition) 2 1,5 0,5
3 CKCNTP528 Marketing thực phẩm (Food Marketing) 2 1,5 0,5
4 CKCNTP529 Nguyên lý các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm (Principle of Food processing) 2 1,5 0,5
5 CKCNTP530 Tính toán thông gió kho và các hệ thống phân phối 2 1,5 0,5
6 CKCNTP516 Thực tế chuyên ngành 2 1,5 0,5
D CKCNTPTTLV517 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 10    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ 60    

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (HƯỚNG ỨNG DỤNG)