ĐÀO TẠO THẠC SỸ: NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ, KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ

0
540

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

  1. Tên ngành: Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering)
  2. Mã ngành: 60.52.01.03
  3. Mục tiêu đào tạo
    • Chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí theo định hướng ứng dụng hoặc nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới, triển khai các ý tưởng vào thực tế sản xuất; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ và các nghiên cứu sau này.

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật cơ khí dành cho những người đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng nghiên cứu nhằm xây dựng đội ngũ làm công tác khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước.

Đào tạo trình độ thạc sĩ kỹ thuật cơ khí theo đinh hướng nghiên cứu hoặc ứng dụng, giúp học viên nắm vững lý thuyết và kinh nghiệm về nghiên cứu, thiết kế, chế tạo trong kỹ thuật cơ khí của nước ta và các nước tiên tiến, có trình độ cao về tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, có khả năng lập kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

4. Chuẩn đầu ra

4.1 Kiến thức

Cung cấp những kiến thức về các môn chung (triết học, ngoại ngữ) và bổ sung, mở rộng kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường, nâng cao kiến thức các môn cơ sở liên quan đến chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí nhằm giúp học viên có thể vận dụng trong quá trình học tập chuyên ngành.

Bổ sung, mở rộng, nâng cao các kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí và tăng cường kiến thức liên ngành giữa cơ khí nông lâm nghiệp, cơ khí chế biến, cơ khí động lực, cơ khí chế tạo và các ngành Công – Nông – Lâm nghiệp; nâng cao kiến thức và năng lực nghiên cứu để có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.

4.2 Kỹ năng

Có kỹ năng về sử dụng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu và viết được một báo cáo hay có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ về vấn đề Kỹ thuật cơ khí.

Có kỹ năng về sử dụng tin học chuyên ngành trong các công việc liên quan đến nghề nghiệp

Nâng cao kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành để học viên có thể độc lập thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành và có tay nghề cao, phục vụ tốt cho các hoạt động về Kỹ thuật cơ khí.

Nắm vững cơ sở khoa học của chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí, biết vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về tổ chức, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết bị trong các hệ thống quản lý Nhà nước và thực tiễn sản xuất.

Có kỹ năng hoàn thành các công việc phức tạp về lĩnh vực cơ khí; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới về lĩnh vực cơ khí.

Kỹ năng hoạch định, thiết kế, xây dựng kế hoạch và phát triển các dự án cơ khí/ hệ thống dây chuyền thiết bị đáp ứng yêu cầu thực tiến sản xuất.

Kỹ năng độc lập nghiên cứu và làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề một cách khoa học, có thể tham gia giảng dạy chuyên môn sâu về lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.

Kỹ năng viết báo cáo hay bài báo khoa học, kỹ năng thuyết trình, xây dựng đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, thu thập kết quả, viết và báo cáo kết quả nghiên cứu.

Chủ động và tự tin trong nghiên cứu và trong các hoạt động chuyên môn. Quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả. Độc lập giải quyết các vấn đề chuyên môn kỹ thuật cơ khí khi cần thiết.

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO

5.1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

TT

 

Mã học phần

 

Tên học phần

 

Số tín chỉ
Tổng số LT TH, TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH 500 Triết học

(Philosophy)

3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ  15/22    
    * Học phần bắt buộc 8    
1 CKKT502 Kỹ thuật tính toán trong cơ khí

(Mathematical Methods in Mechanics)

2 1,5 0,5
2 CKCH503 Cơ học máy

(Advanced Engineering Mechanics)

2 1,5 0,5
3 CKTN504 Lý thuyết truyền nhiệt

(Theory of Heat Transfer)

2 1,5 0,5
4 CKDL505 Động lực học máy

(Machine Dynamics)

2 1,5 0,5
    * Học phần tự chọn 7/14    
1 CKSL506 Phương pháp đo và xử lý số liệu

(Measurement and Data Processing in Engineering)

2 1,5 0,5
2 CKDK507 Dao động trong kỹ thuật

(Vibration in  Engineering)

3 2,5 0,5
3 CKDO508 Dao động ôtô máy kéo

(Vehicle Vibration)

3 2,5 0,5
4 CKPH509 Phương pháp phần tử hữu hạn

(Finite Element Method)

2 1,5 0,5
5 CKMH510 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật

(Modeling and Simulation of Mechanical Systems)

2 1,5 0,5
6 CKDN526 Động lực học nhiệt

(Thermodynamics)

2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 27/33    
    * Học phần bắt buộc 19    
1 CKTL511 Truyền động và điều khiển thủy lực

(Transmission and Hydraulic Control)

3 2,5 0,5
2 CKLM512 Lý thuyết máy nông nghiệp

(Theory of Agricultural Machinery)

4 3,5 0,5
3 CKKH513 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật máy

(Scientific Research Methodologies)

2 1,5 0,5
4 CKKN514 Kỹ thuật năng lượng tái tạo

(Renewable  Energy Technologies)

2 1,5 0,5
5 CKTD515 Tự động hóa ứng dụng trong kỹ thuật cơ khí

(Applied Automation in Mechanical Engineering)

2 1,5 0,5
7 CKTT537 Thực tế chuyên ngành 1

(Mechanical Engineering Internships 1)

3   3
8 CKTT538 Thực tế chuyên ngành 2

(Mechanical Engineering Internships 2)

3   3
    * Học phần tự chọn 8/14    
1 CKHT536 Hệ thống sản xuất linh hoạt

(Fexible Manufacturing Systems – FMS)

2 1,5 0,5
2 CKTH517 Công nghệ sau thu hoạch

(Post-harvest Technology)

2 1,5 0,5
3 CKDM518 Hệ thống đất – máy

(Soil-Machine Systems)

2 1,5 0,5
4 CKTU519 Tin học ứng dụng trong kỹ thuật máy

(Applied Informatics in Engineering)

2 1,5 0,5
5 CKCD520 Hệ thống Cơ điện tử

(Advanced Mechatronic Systems)

2 1,5 0,5
6 CKMS523 Lý thuyết ma sát, hao mòn, bôi trơn

(Tribology)

2 1,5 0,5
7 CKSP533 Kỹ thuật sấy thực phẩm

(Food Drying Technologies)

2 1,5 0,5
D CKLV524 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master Thesis) 15    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ (Credits) 60    

5.2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

 

TT

 

Mã học phần

 

Tên học phần

 

Số tín chỉ
Tổng số LT TH, TL
A   KIẾN THỨC CHUNG 3    
1 NLTH 500 Triết học

(Philosophy)

3    
B   PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ  17/24    
    * Học phần bắt buộc 8    
1 CKKT502 Kỹ thuật tính toán trong cơ khí

(Mathematical Methods in Mechanics)

2 1,5 0,5
2 CKCH503 Cơ học máy

(Advanced Engineering Mechanics)

2 1,5 0,5
3 CKTN504 Lý thuyết truyền nhiệt

(Theory of Heat Transfer)

2 1,5 0,5
4 CKDL505 Động lực học máy

(Machine Dynamics)

2 1,5 0,5
    * Học phần tự chọn 9/16    
1 CKSL506 Phương pháp đo và xử lý số liệu

(Measurement and Data Processing in Engineering)

2 1,5 0,5
2 CKDK507 Dao động trong kỹ thuật

(Vibration in  Engineering)

3 2,5 0,5
3 CKDO508 Dao động ô tô máy kéo

(Vehicle Vibration)

3 2,5 0,5
4 CKPH509 Phương pháp phần tử hữu hạn

(Finite Element Method)

2 1,5 0,5
5 CKMH510 Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật

(Modeling and Simulation of Mechanical Systems)

2 1,5 0,5
6 CKMD525 Ứng dụng mô hình đồng dạng trong kỹ thuật

(Uniform  Models Application in Engineering)

2 1,5 0,5
7 CKDN526 Động lực học nhiệt

(Thermodynamics)

2 1,5 0,5
C   PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 25/37    
    * Học phần bắt buộc 13    
1 CKTL511 Truyền động và điều khiển thủy lực

(Transmission and Hydraulic Control)

3 2,5 0,5
2 CKLM512 Lý thuyết máy nông nghiệp

(Theory of Agricultural Machinery)

4 3,5 0,5
3 CKKH513 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật máy

(Scientific Research Methodologies)

2 1,5 0,5
4 CKKN514 Kỹ thuật năng lượng tái tạo

(Renewable  Energy Technologies)

2 1,5 0,5
5 CKTD515  Tự động hóa ứng dụng trong kỹ thuật cơ khí

(Applied Automation in Mechanical Engineering)

2 1,5 0,5
    * Học phần tự chọn 12/22    
1 CKHT536 Hệ thống sản xuất linh hoạt

(Fexible Manufacturing Systems – FMS)

2 1,5 0,5
2 CKTH517 Công nghệ sau thu hoạch

(Post-harvest Technology)

2 1,5 0,5
3 CKDM518 Hệ thống đất – máy

(Soil-Machine Systems)

2 1,5 0,5
4 CKTU519 Tin học ứng dụng trong kỹ thuật máy

(Applied Informatics in Engineering)

2 1,5 0,5
5 CKCD520 Hệ thống Cơ điện tử

(Advanced Mechatronic Systems)

2 1,5 0,5
6 CKDD521 Truyền động điện tự động

(Automatic Electronic Transmission)

2 1,5 0,5
7 CKTP522 Lý thuyết máy chế biến thực phẩm

(Theory of Food Processing  Machinery)

2 1,5 0,5
8 CKMS523 Lý thuyết ma sát, hao mòn, bôi trơn

(Tribology)

2 1,5 0,5
9 CKQL532 Quản lý dự án trong cơ khí

(Mechanical Project Management)

2 1,5 0,5
10 CKQN531 Quá trình và thiết bị nhiệt

(Heat Transfer and Equipments)

2 1,5 0,5
11 CKSP533 Kỹ thuật sấy thực phẩm

(Food Drying Technologies)

2 1,5 0,5
D CKLV524 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Master Thesis) 15    
    TỔNG SỐ TÍN CHỈ (Credits) 60    
  1. Hồ sơ nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, người học có thể:

1) Sử dụng được tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp.

2) Ứng dụng tin học trong phân tích và xử lý số liệu, ứng dụng một số phần mềm trong tính toán, thiết kế và mô phỏng các hệ thống cơ khí. Ứng dụng về kỹ thuật tin học và tự động hóa trong sản xuất.

3) Vận dụng các kiến thức về toán kỹ thuật để trong nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ khí.

4) Xây dựng được đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiên cứu, thu thập kết quả, viết và báo cáo kết quả nghiên cứu.

5) Nghiên cứu thiết kế, thiết kế cải tiến và ứng dụng các máy và thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản – thực phẩm.

6). Ứng dụng hệ thống điều khiển điện tử, hệ thống điều khiển thủy lực vào trong quá trình sản xuất.

7) Vận dụng được lý thuyết về tính toán thiết kế các hệ thống cơ khí.

8) Phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, ứng dụng các công nghệ tiên tiến về lĩnh vực cơ khí.

9) Lập kế hoạch chế tạo, triển khai lắp đặt, phân tích và đánh giá các chi tiết, hệ thống cơ khí, dây chuyền thiết bị.

10)  Phân tích, đánh giá bảo trì, sữa chửa các hệ thống cơ khí, dây chuyền thiết bị.

 11) Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, vận hành và giám sát hệ thống cơ khí, dây chuyền thiết bị của nhà máy.

12) Lập và quản lý dự án thiết kế, chế tạo mới hoặc sữa chửa nâng cấp chi tiết, cụm chi tiết, hệ thống cơ khí, dây chuyền thiết bị nhà máy.

13) Tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cơ khí.

14) Phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, đánh giá tác động chính trị, xã hội, môi trường của dự án liên quan cơ khí. Tổ chức sản xuất và kinh doanh về các sản phẩm cơ khí.

15) Đảm nhận tốt công tác tổ chức, quản lý điều hành tại các cơ quan nhà nước và tổ chức tư nhân hoạt động liên quan đến cơ khí và các lĩnh vực kỹ thuật.

16) Giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và học tập ở trình độ cao hơn về chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí.

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here