NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

Đào tạo Kỹ sư ngành Công nghệ sau thu hoạch có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Bảo quản, chế biến nông sản-thực phẩm; có năng lực tham gia xây dựng, quản lý, điều hành cơ sở sản xuất, dây chuyền sản xuất, khắc phục sự cố trên dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch; có năng lực tư duy, nghiên cứu các vấn đề về bảo quản chế biến nông sản-thực phẩm, xử lý các vấn đề môi trường trong sản xuất; có phẩm chất chính trị, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

Sau gần 20 năm, đã có nhiều thế hệ sinh viên ngành CNSTH được đào tạo và trưởng thành và hiện nay đảm nhận nhiều nhiệm vụ công tác khác nhau góp phần trong sự nghiệp xây dựng CNH – HĐH đất nước

  • Đã có các khóa ra trường: K30 – K49
  • Tổng số kỹ sư ngành Bảo quản chế biến và CNSTH: 658 kỹ sư

Các khóa hiện tại đang theo học tại Khoa: CNSTH K50 – K54 gồm hơn 150 sinh viên

Hình ảnh thực tập nhà máy và thực hành tại phòng thí nghiệm ngành CNSTH

 Hoạt động nghiên cứu khoa học và CGCN

Đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên của Bộ môn CNSTH đã thực hiện hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học và dự án chuyển giao khoa học công nghệ, tập trung vào chuyên ngành bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm.

Các đề tài, dự án đã có những sản phẩm cụ thể, bao gồm 25 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí trong nước, 8 bài báo khoa học công bố trên tạp chí uy tín nước ngoài.

Các lĩnh vực nghiên cứu của giáo viên và sinh viên

Song song vơi việc đào tạo kỹ sư chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, các cán bộ, giảng viên và sinh viên ngành CNSTH tham gia các nghiên cứu chuyên ngành để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Một số lĩnh vực nghiên cứu nổi bật gồm:

  • Tách chiết hợp chất tự nhiên từ thực vật và ứng dụng cho bảo quản nông sản, chế biến thực phẩm.
  • Nghiên cứu và chuyển giao quy trình công nghệ bảo quản – chế biến một số nông sản chính trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (sachi, bơ, nấm, chanh dây,…).
  • Nghiên cứu chế biến và xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của một số loại nông sản chất lượng cao (theo tiêu chuẩn Codex).
  • Khai thác một số tính chất có lợi của hệ vi sinh vật (enzyme, probiotic, exopolysaccharide….) để ứng dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm
  • Nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm trong các nhà máy chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy ngành Công nghệ sau thu hoạch

Cơ hội việc làm và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, kỹ sư CNSTH có thể công tác ở các vị trí:

  1. Cán bộ quản lý, kỹ thuật viên tại các cơ sở bảo quản, chế biến, sản xuất nông sản-thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  2. Nhân viên Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát chất lượng (QA: Quality Assurance), phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
  3. Giám sát kỹ thuật, quản lí và chỉ đạo sản xuất, nhân viên hoặc phụ trách bán hàng, marketing sản phẩm…
  4. Ở các trường, học viện có đào tạo ngành CNSTH, CNTP, Dinh dưỡng, Phụ gia thực phẩm, Vệ sinh ATTP: Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quả lý chuyên môn.
  5. Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,…(doanh nghiệp tư nhân)
  6. Tiếp tục theo học nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc thạc sĩ, tiến sĩ (trong và ngoài nước) ở các chuyên ngành: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học, Quản lý CLTP.
  7. Làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu,… trong lĩnh vực CNSTH, CNTP.

Thông tin về tuyển sinh ngành Công nghệ sau thu hoạch – Khoa Cơ khí và Công nghệ – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Mã ngành: 7540104 Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 sinh viên
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4,5 năm (157 tín chỉ)
Gồm 2 chuyên ngành:

1) Công nghệ bảo quản và chế biến rau, quả

2) Công nghệ chế biến và kinh doanh thực phẩm.

Liên hệ

ĐT: 02343514294; Hotline: 0979.467.756; 0905.376.055; 0932.454.267

Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/https://ckcn.huaf.edu.vn
Facebook: Trường Đại học Nông LâmKhoa Cơ khí công nghệ