Ngày nay, lĩnh vực liên quan chế biến, bảo quản và đảm bảo chất lượng thực phẩm là những ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật – chế biến đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay đặc biệt trong xu thế công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, các chuyên ngành này được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống. Đây là một lĩnh vực rất phong phú và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Mặc dù Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản nhưng do sự chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và trình độ nhân lực nên khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì những tiềm năng, cơ hội việc làm rất lớn nên các ngành liên quan đến lĩnh vực chế biến, bảo quản và kiểm định chất lượng thực phẩm đang rất được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm, theo học. Và trường ĐHNL, ĐHH đang đào tạo 3 ngành thuộc lĩnh vực này là: ngành Công nghệ thực phẩm, ngành Công nghệ Sau thu hoạch và ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sinh viên nhóm ngành Thực phẩm được học những gì?
Vì các tính chất đặc thù, sinh viên các ngành này sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, các nhà máy, xí nghiệp, công ty. Công việc chủ yếu tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. Và quan trọng hơn được trải nghiệm kiến thức thông qua các dự án thực tế cùng với các giảng viên dày dặn kinh nghiệm. Sinh viên theo học nhóm các ngành thực phẩm này đều được cung cấp các khối kiến thức chung về:
+ Hóa sinh, vi sinh,
+ Phân tích đánh giá thực phẩm, các quá trình thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm
+ Phát triển kỹ năng quản lý, thực tiễn sản xuất, khởi nghiệp kinh doanh nông sản thực phẩm
Ngoài ra đối với mỗi ngành còn có những modul kiến thức nổi bật như:
Ngành Công nghệ thực phẩm:
+ Modul về các quá trình thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm
Ngành Công nghệ sau thu hoạch:
+ Modul về công nghệ bảo quản chế biến nông sản thực phẩm
Ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm:
+ Modul về về các công nghệ bảo quản chế biến nông sản thực phẩm,
+ Các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong nước và quốc tế
Ngoài ra, ngay từ năm thứ 2,3 các bạn sinh viên đã được đi thực tập tại các doanh nghiệp trong (Công ty bia, nhà máy bánh kẹo, nhà máy sữa, nhà máy: thủy sản, cà phê, chè…) và ngoài nước (Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, Isarel, Hàn Quốc…) được làm việc và hưởng lương như những kỹ sư thật sự.
Sinh viên Nhóm ngành Thực phẩm ra trường làm gì, ở đâu?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành: công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương…
Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… của các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và y tế dự phòng…
Vị trí công việc nhóm ngành này cũng rất đa dạng như
– Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
– Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)
– Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
– Kỹ sư công nghệ thực phẩm
– Kỹ sư sản xuất (Production engineer)
– Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
– Kỹ thuật viên sản xuất
– Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
– Nhân viên bộ phận thu mua nông sản
– Nhân viên vận hành máy
– Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)
– Chủ các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm
– Công tác tại các trường Đại học, viện nghiên cứu, các vrường Cao Đẳng và dạy nghề có liên quan lĩnh vực được đào tạo.
– Làm việc tại các sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực chế biến, bảo quản, kiểm định chất lượng sản phẩm: Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (sở nông nghiệp); phòng quản lý chất lượng sản phẩm (sở công thương) ….
Sinh viên mới ra trường thường làm tại các vị trí thấp và cơ bản nên mức lương khởi điểm rơi vào khoảng 6.000.000 – 8.000.000 VND/tháng. Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2,000 – 3,000 USD/tháng.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp nhóm các ngành này sau khi tốt nghiệp có thể tham gia học tiếp sau đại học trong nước và quốc tế, bởi khoa Cơ khí công nghệ đang là thành viên dự án VLIR network, liên kết với nhiều Đại học uy tín trong nước như Đại học Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam…. có học bổng cho những sinh viên đủ điều kiện theo học thạc sĩ Công nghệ thực phẩm của dự án, học viên đến từ các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, khoa còn có các chương trình trao đổi sinh viên với các nước châu âu, châu á, đã gửi các sinh viên trao đổi với Pháp, Bồ Đào Nha… theo dự án của Liên minh Châu Âu, trao đổi Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái lan, Lào……
Môi trường học tập như thế nào?
Sinh viên các ngành này nói riêng và trường ĐHNL, ĐH Huế nói chung được học tập, trải nghiệm một môi trường hết sức năng động nơi mà bạn có thể thỏa sức sáng tạo, thực hiện những mơ ước của mình.
– 91% sinh viên ra trường có việc làm
– Ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp
– Thực tập nước ngoài tại Nhật Bản, Đan Mạch, Isarel….
– Học kỳ doanh nghiệp
– 30 CLB đội nhóm
– Cơ sở vật chất hiện đại
– Doanh nghiệp tham gia hội đồng bảo vệ khóa luận để tuyển dụng
Vậy nếu bạn thấy mình có những tố chất, kỹ năng phù hợp này như: Đam mê công nghệ, thích tìm tòi, nghiên cứu, quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống và có khả năng phân tích thì các ngành học này sẽ một lựa chọn hoàn toàn phù hợp để bạn tham gia vào môi trường học tập cũng như thực hiện đam mê của mình.