Đoàn công tác Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế làm việc tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

LỊCH TRÌNH ĐOÀN CÔNG TÁC

STT Cơ quan làm việc/Đại điểm Thời gian Nội dung làm việc
TP Huế – Quảng Ngãi 07/5/2018
I Quảng Ngãi 08/5/2018
1 Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất Sáng – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
– Địa bàn thực tập
2 Công ty CP Đường Quảng Ngãi Sáng – Địa bàn thực tập
– Tuyển dụng việc làm
3 Sở KH&CN Quảng Ngãi Chiều – Hoạt động NCKH và CGCN
– Chuyên gia tư vấn
4 Trường CĐ Cơ giới Quảng Ngãi Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
5 BCH Cựu sinh viên Khoa CK-CN Chiều – Quảng bá tuyển sinh
– Công tác cựu sinh viên
II Bình Định 09/5/2018
Quảng Ngãi – Bình Định Sáng
6 Trường CĐ Cơ điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
7 Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam –Bình Định Chiều – Địa bàn thực tập
– Tuyển dụng việc làm
III Giai Lai 10/5/2018
Bình Định – Gia Lai Sáng
8 Sở KH&CN tỉnh Gia Lai Chiều – Hoạt động NCKH và CGCN
– Chuyên gia tư vấn
9 Trường Cao đẳng Gia Lai Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
IV DakLak 11/5/2018
Gia Lai – DakLak Sáng
10 Trường Đại học Tây Nguyên Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Hoạt động NCKH và CGCN
11 Công ty Cổ phần Cà phê An Thái Chiều – Địa bàn thực tập
– Tuyển dụng việc làm
DakLak – TP Huế 12/5/2018

Tại tỉnh Quảng Ngãi
Theo Lịch trình công tác, sáng ngày 8/5/2018, Đoàn công tác đã có các buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất – Quảng Ngãi (CĐKNDQ) gồm TS. Nguyễn Hồng Tây – Hiệu trưởng, Bí thư đảng ủy, ThS.Lê Thành Nam – PHT cùng các đồng chí trong BGH Nhà trường. Trường CĐKNDQ tiền thân là Trường Đào tạo nghề Dung Quất ra đời từ năm 2001 thuộc Ban quản lý Khu Công nghiệp Dung Quất (nay là Ban Quản lý KKT Dung Quất) và đến nay trực thuộc Tổng Cục dạy nghề Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đến nay Trường CĐKNDQ đạt quy mô đào tạo hàng năm 3000 học sinh-sinh viên nhiều ngành nghề, nhiều hệ khác nhau; đã giải quyết việc làm hơn 4000 lao động cho các nhà máy, doanh nghiệp tại KKT Dung Quất, các KCN của tỉnh. Trường hiện đang được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật với gần 300 tỷ VNĐ cho xây dựng cơ bản cùng hai gói đầu tư thiết bị TH-TT gần 7 triệu USD với đơn đặt hàng đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động/3 năm. Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt được các thỏa thuận hợp tác đào tạo quan trọng liên quan đến đào tạo sau đại học, đào tạo liên thông lên đại học… Cụ thể, Trường ĐHNL/Khoa CK-CN sẽ hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cho Trường CĐKNDQ với 01 lớp Cao học cơ khí (khoảng 10 cán bộ); đào tạo liên thông trung cấp, cao đẳng lên đại học với một nguồn tuyển sinh rất lớn từ nguồn đào tạo của Nhà trường trên địa bàn…

Làm việc với BGH Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất. Ảnh.PVH
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã làm việc với Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi cùng các đồng chí lãnh đạo sở. Tỉnh Quảng Ngãi cũng như Sở KH&CN được xem là địa bàn cũng như đơn vị truyền thống, có hợp tác chặt chẽ với Trường ĐHNL.Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt được các thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến những vấn đề KH&CN có nhu cầu lớn trên địa bàn tỉnh, giới thiệu các kênh hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao… Đặc biệt, hai bên đã thống nhất phương thức tiếp cận/xác định các nhiệm vụ KHCN, phương án hợp tác NCKH&CGCN tìm đầu ra cho nông dân đối với các ngành nghề, sản phẩm tiềm năng đang gặp nhiều khó khăn và còn bỏ ngỏ. Cụ thể, tiến hành xây dựng các sản phẩm KH&CN thương mại hóadựa trên nguyên tắc các nhóm nghiên cứu mạnh tiếp cận thực địa có sự hợp tác cộng sinh với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở điều phối của Sở KH&CN. Phương thức hợp tác ba bên gồm nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp với sự điều phối của Sở KH&CN đã được hai bên xác định là kim chỉ nam thực hiện mọi nhiệm vụ KH&CN trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Sở đề nghị Trường tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản để làm tăng giá trị nông sản, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hộ gia đình như sản phẩm bò khô, cá bống sông trà, cây quế Trà Bồng, sa nhân tím…

Làm việc với Sở KH&CN Quảng Ngãi. Ảnh.PVH
Cùng ngày tại Quảng Ngãi, Đoàn công tác có 03 buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi (CĐCGQN), Tổnggiám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi (CPĐQN) và Ban chấp hành cựu sinh viên Khoa CK-CN (BCH CSV). Trên cơ sở Trường CĐCGQN đã có quan hệ, hợp tác lâu dài với Khoa CK-CN (hiện có CBGV đang theo học chương trình cao học cơ khí khóa 22 tại Trường ĐHNL Huế/Khoa CK-CN), hai bên đã đạt thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cho CBGV của trường thông qua mở lớp cao học kỹ thuật cơ khí và các chương trình đào tạo liên thông trung cấp/cao đẳng lên đại học.Công ty CPĐQN là địa bàn thực tập truyền thống của sinh viên khối ngành cơ khí, công nghệ của Khoa CK-CN. Tại đây, Đoàn công tác đã đặt vấn đề tiếp tục hợp tác với Công ty CPĐQN trong tiếp nhận số lượng lớn sinh viên thực tập trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ của Khoa. Tại buổi làm việc với BCH CSV, Đoàn công tác đã thảo luận các nội dung quan trọng liên quan đến kết nối, cung cấp thông tin cựu sinh viên, thông tin về tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp cũng như các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo, tuyển sinh của Khoa CK-CN và Nhà trường trong tương lai, một trong số đó là chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa CK-CN năm 2019.

Làm việc với BGH Trường CĐ Cơ giới Quảng Ngãi. Ảnh.PVH
3.2 Tại tỉnh Bình Định
Chiều ngày 09/5/2018, Đoàn công tác có buổi làm việc với Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ – Bình Định (CĐCĐXDNL-TB) và các đồng chí trong BGH Nhà trường. Trường CĐCĐXDNL-TB được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Trung bộ, được hợp nhất từ 3 trường Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại tỉnh Bình Định vào tháng 10/2003.Nhà trường hiện đang đào tạo gần 20 ngành nghề, trong đó có nhiều nghề trọng điểm quốc tế và khu vực như Công nghệ sinh học, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Vận hành máy thi công nền, Lâm sinh, Khảo sát địa hình,… Cấp độ đào tạo từ Sơ cấp nghề đến Cao đẳng nghề. Trong những năm gần đây, hàng năm Nhà trường tuyển sinh và đào tạo 1.300 – 1.500 HSSV hệ chính quy Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề; hệ sơ cấp nghề và ngắn hạn 2.000 – 2.500 học viên. Theo đó, nhu cầu học liên thông từ trung cấp/cao đẳng lên đại học là khá lớn đối với nhiều ngành thuộc Khoa CK-CN/Trường ĐHNL. Đây cũng là trường hiện có CBGV đang theo học chương trình cao học cơ khí khóa 22 tại Khoa CK-CN/Trường ĐHNL Huế). Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cho CBGV của trường thông qua mở lớp cao học kỹ thuật cơ khí và các chương trình đào tạo liên thông lên đại học.

Làm việc với BGH Cơ điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ. Ảnh.PVH
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với ông Hồ Sĩ Lượng – Giám đốc Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam – Chi nhánh Bình Định (CPGBĐ) cùng Ban giám đốc chi nhánh.Trải qua 15 năm hình thành và phát triển (2003 – 2018), Công ty CP GreenFeed Việt Nam đã sở hữu hệ thống gồm 8 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản trải dài từ Nam ra Bắc, tại các tỉnh Long An (nhà máy chính), Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Định, Hưng Yên, Hà Nam cùng hai nhà máy khác tại tỉnh Kampong Cham (Campuchia) và Yangon (Myanmar). Đặc biệt, Công ty đang triển khai dự án xây dựng nhà máy tại Lào với nhu cầu tuyển dụng lao động lớn trong đó có các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo của Khoa CK-CN. Trên cơ sở đó, hai bên đã có thỏa thuận cung cấp lao động thuộc lĩnh vực có nhu cầu theo chuẩn đầu ra của công ty. Nội dung hợp tác được cụ thể ở các nội dung như chuyên môn đào tạo, địa bàn thực tập, các kỹ năng cần thiết (kể cả tạo điều kiện học tiếng Lào cho đối tượng kỹ sư tốt nghiệp cung cấp cho dự án nhà máy tại Lào)… Tại buổi làm việc, hai bên đã thảo luận chương trình hợp tác đào tạo/cung cấp nhân lực cho chi nhánh. Đoàn công tác đã đặt vấn đề tiếp tục hợp tác trong tiếp nhận sinh viên thực tập trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ của Khoa. Mô hình này mở ra cơ hội cho sinh viên các lĩnh vực phù hợp với công ty đồng thời cũng là tiền đề cho việc hình thành cơ chế hợp tác đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động các ngành khác trong Nhà trường và Khoa CK-CN.

Làm việc với Cty CP GreenFeed Bình Định. Ảnh.ĐCT
3.3 Tại tỉnh Gia Lai
Chiều ngày 10/5/2018, Đoàn công tác đã làm việc với ông Nguyễn Nam Hải – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Gia Lai cùng các đồng chí lãnh đạo sở. Tại buổi là việc, Đoàn công tác đã giới thiệu về thế mạnh chuyên môn/kinh nghiệm cũng như định hướng chiến lược trong hoạt động NCKH&CGCN của Nhà trường. Đồng thời, các phòng chức năng của Sở KH&CN cũng trình bày các vấn đề mà địa phương đang tập trung giải quyết liên quan đến công tác chuyển giao tiến bộ KHKT, thương mại hóa sản phẩm, hợp tác doanh nghiệp tìm đầu ra cho nông dân,… Hai bên cũng đã thống nhất phương thức tiếp cận/xác định các nhiệm vụ KHCN, phương án hợp tác NCKH&CGCN dựa trên nguyên tắc hợp tác ba bên gồm nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp với sự điều phối của Sở KH&CN. Theo đó,các nhóm nghiên cứu mạnh tiếp cận thực địa, phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng các nhiệm vụ KH&CN tạo ra sản phẩm ccos thể thương mại hóa. Hiện tại, Sở đề nghị Khoa/Nhà trường tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản để làm tăng giá trị nông sản, các sản phẩm có triển vọng như … Với tiền đề về hoạt động NCKH&CGCN liên quan đến sản phẩm măng muối chua rất thành công, chuỗi các hoạt động NCKH&CGCN trong thời gian tới sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Làm việc với Sở KH&CN Gia Lai. Ảnh.PVH
Cùng ngày, Đoàn công tác đã có các buổi làm việc với ông Nguyễn Minh Nhựt – Phó Hiệu trưởng cùng các đồng chí trong BGH Trường Cao đẳng Gia Lai (CĐGL). Trường CĐGL được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Gia Laitheo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ngày 18/10/2012.Nhà trường tập trung vào hai phương thức đào tạo gồm đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên (gồm dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề cho nông dân, người khuyết tật, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho công nhân). Quy mô đào tạo tăng dần, năm 1992 là 200 người/năm, đến năm 2018 quy mô đào tạo đạt trên 10.000 lượt người/năm, trong đó hệ chính quy tập trung là trên 1.100 SV.Theo chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2018, Nhà trường tuyển sinh ở 9 ngành bậc cao đẳng, 16 ngành bậc trung cấp(thuộc nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật…). Đáng chú ý trong số đó là có rất nhiều ngành tương đồng với các ngành đang đào tạo của Trường ĐHNL Huế. Theo đánh giá của ông Nguyễn Minh Nhựt – PHT, Nhà trường có nhu cầu rất lớn trong đào tạo nâng cao đội ngũ CBGV của trường cũng như nguồn tuyển sinh liên thông từ trung cấp/cao đẳng của Nhà trường lên đại học. Một chương trình cao đẳng đang được xây dựng có mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Trường ĐHNL để việc hợp tác đào tạo liên thông thuận lợi nhất cho người học.

Chụp hình lưu niệm với BGH Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh.PVH
3.4 Tại tỉnh Daklak
Tỉnh DakLak là điểm cuối trong hành trình của Đoàn công tác tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Tại đây, Đoàn công tác đã có 02 buổi làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN) và Công ty cổ phần Cà phê An Thái. Chiều ngày 11/5/2018, tại Trường ĐHTN, Đoàn công tác đã làm việc với PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng lãnh đạo Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng Đào tạo Đại học, khoa Nông Lâm Nghiệp.Tại buổi làm việc, trên cơ sở hai trường đã có quan hệ, hợp tác bền vững từ lâu nên hai bên đã nhanh chóng đạt được những thỏa thuận quan trọng trong đào tạo sau đại học các ngành chưa đào tạo tại Trường ĐHTN để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao tại khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, hai bên cũng đã thảo luận các hướng chiến lược nhằm tăng cường liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học.

Chụp hình lưu niệm với BGH Trường Đại học Tây Nguyên. Ảnh.ĐCT
Lịch trình làm việc của đoàn kết thúc với buổi giao lưu với ông Nguyễn Xuân Lợi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê An Thái.Bằng uy tín và tiềm lực của mình, Tập đoàn An Thái đã xây dựng và phát triển thành công hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường quốc tế tại 30 nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga và các nước châu Âu…). Tại buổi giao lưu, hai bên trao đổi về phương pháp xây dựng thương hiệu, thương mại hóa sản phẩm. Kinh nghiệm/triết lý kinh doanh, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thành đạt đã mở ra nhiều ý tưởng thiết thực cho thực hiện chiến lược xây dựng các sản phẩm khoa học theo hướng thương mại hóa sản phẩm của Nhà trường.
Như vậy, chuyến công tác với lịch trình làm việc trải rộng, đa mục tiêu tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên của Đoàn công tác Trường ĐHNL Huế đã thành công tốt đẹp. Trên nguyên tắc làm việc trách nhiệm, thấu hiểu, hợp tác cùng phát triển, Đoàn công tác đã ký kết những thỏa thuận quan trọng trong đào tạo sau đại học (ít nhất 2 lớp cao học kỹ thuật cơ khí, Quản lý đất đai…), đào tạo liên thông từ trung cấp/cao đẳng lên đại học tại các tỉnh, xây dựng cơ chế phối hợp trong các hoạt động NCKH&CGCN với sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, ký kết cung cấp lao động và địa bàn thực tập với các doanh nghiệp tuyển dụng với phương châm sòng phẳng giữa các bên vì đầu ra sinh viên và nhu cầu nhà tuyển dụng.

Theo: LỊCH TRÌNH ĐOÀN CÔNG TÁC

STT Cơ quan làm việc/Đại điểm Thời gian Nội dung làm việc
TP Huế – Quảng Ngãi 07/5/2018
I Quảng Ngãi 08/5/2018
1 Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất Sáng – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
– Địa bàn thực tập
2 Công ty CP Đường Quảng Ngãi Sáng – Địa bàn thực tập
– Tuyển dụng việc làm
3 Sở KH&CN Quảng Ngãi Chiều – Hoạt động NCKH và CGCN
– Chuyên gia tư vấn
4 Trường CĐ Cơ giới Quảng Ngãi Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
5 BCH Cựu sinh viên Khoa CK-CN Chiều – Quảng bá tuyển sinh
– Công tác cựu sinh viên
II Bình Định 09/5/2018
Quảng Ngãi – Bình Định Sáng
6 Trường CĐ Cơ điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
7 Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam –Bình Định Chiều – Địa bàn thực tập
– Tuyển dụng việc làm
III Giai Lai 10/5/2018
Bình Định – Gia Lai Sáng
8 Sở KH&CN tỉnh Gia Lai Chiều – Hoạt động NCKH và CGCN
– Chuyên gia tư vấn
9 Trường Cao đẳng Gia Lai Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Đào tạo liên thông
IV DakLak 11/5/2018
Gia Lai – DakLak Sáng
10 Trường Đại học Tây Nguyên Chiều – Đào tạo thạc sĩ
– Hoạt động NCKH và CGCN
11 Công ty Cổ phần Cà phê An Thái Chiều – Địa bàn thực tập
– Tuyển dụng việc làm
DakLak – TP Huế 12/5/2018

Tại tỉnh Quảng Ngãi
Theo Lịch trình công tác, sáng ngày 8/5/2018, Đoàn công tác đã có các buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất – Quảng Ngãi (CĐKNDQ) gồm TS. Nguyễn Hồng Tây – Hiệu trưởng, Bí thư đảng ủy, ThS.Lê Thành Nam – PHT cùng các đồng chí trong BGH Nhà trường. Trường CĐKNDQ tiền thân là Trường Đào tạo nghề Dung Quất ra đời từ năm 2001 thuộc Ban quản lý Khu Công nghiệp Dung Quất (nay là Ban Quản lý KKT Dung Quất) và đến nay trực thuộc Tổng Cục dạy nghề Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đến nay Trường CĐKNDQ đạt quy mô đào tạo hàng năm 3000 học sinh-sinh viên nhiều ngành nghề, nhiều hệ khác nhau; đã giải quyết việc làm hơn 4000 lao động cho các nhà máy, doanh nghiệp tại KKT Dung Quất, các KCN của tỉnh. Trường hiện đang được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật với gần 300 tỷ VNĐ cho xây dựng cơ bản cùng hai gói đầu tư thiết bị TH-TT gần 7 triệu USD với đơn đặt hàng đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động/3 năm. Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt được các thỏa thuận hợp tác đào tạo quan trọng liên quan đến đào tạo sau đại học, đào tạo liên thông lên đại học… Cụ thể, Trường ĐHNL/Khoa CK-CN sẽ hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cho Trường CĐKNDQ với 01 lớp Cao học cơ khí (khoảng 10 cán bộ); đào tạo liên thông trung cấp, cao đẳng lên đại học với một nguồn tuyển sinh rất lớn từ nguồn đào tạo của Nhà trường trên địa bàn…

Làm việc với BGH Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất. Ảnh.PVH
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã làm việc với Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi cùng các đồng chí lãnh đạo sở. Tỉnh Quảng Ngãi cũng như Sở KH&CN được xem là địa bàn cũng như đơn vị truyền thống, có hợp tác chặt chẽ với Trường ĐHNL.Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt được các thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến những vấn đề KH&CN có nhu cầu lớn trên địa bàn tỉnh, giới thiệu các kênh hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao… Đặc biệt, hai bên đã thống nhất phương thức tiếp cận/xác định các nhiệm vụ KHCN, phương án hợp tác NCKH&CGCN tìm đầu ra cho nông dân đối với các ngành nghề, sản phẩm tiềm năng đang gặp nhiều khó khăn và còn bỏ ngỏ. Cụ thể, tiến hành xây dựng các sản phẩm KH&CN thương mại hóadựa trên nguyên tắc các nhóm nghiên cứu mạnh tiếp cận thực địa có sự hợp tác cộng sinh với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở điều phối của Sở KH&CN. Phương thức hợp tác ba bên gồm nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp với sự điều phối của Sở KH&CN đã được hai bên xác định là kim chỉ nam thực hiện mọi nhiệm vụ KH&CN trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Sở đề nghị Trường tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản để làm tăng giá trị nông sản, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hộ gia đình như sản phẩm bò khô, cá bống sông trà, cây quế Trà Bồng, sa nhân tím…

Làm việc với Sở KH&CN Quảng Ngãi. Ảnh.PVH
Cùng ngày tại Quảng Ngãi, Đoàn công tác có 03 buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi (CĐCGQN), Tổnggiám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi (CPĐQN) và Ban chấp hành cựu sinh viên Khoa CK-CN (BCH CSV). Trên cơ sở Trường CĐCGQN đã có quan hệ, hợp tác lâu dài với Khoa CK-CN (hiện có CBGV đang theo học chương trình cao học cơ khí khóa 22 tại Trường ĐHNL Huế/Khoa CK-CN), hai bên đã đạt thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cho CBGV của trường thông qua mở lớp cao học kỹ thuật cơ khí và các chương trình đào tạo liên thông trung cấp/cao đẳng lên đại học.Công ty CPĐQN là địa bàn thực tập truyền thống của sinh viên khối ngành cơ khí, công nghệ của Khoa CK-CN. Tại đây, Đoàn công tác đã đặt vấn đề tiếp tục hợp tác với Công ty CPĐQN trong tiếp nhận số lượng lớn sinh viên thực tập trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ của Khoa. Tại buổi làm việc với BCH CSV, Đoàn công tác đã thảo luận các nội dung quan trọng liên quan đến kết nối, cung cấp thông tin cựu sinh viên, thông tin về tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp cũng như các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo, tuyển sinh của Khoa CK-CN và Nhà trường trong tương lai, một trong số đó là chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa CK-CN năm 2019.

Làm việc với BGH Trường CĐ Cơ giới Quảng Ngãi. Ảnh.PVH
3.2 Tại tỉnh Bình Định
Chiều ngày 09/5/2018, Đoàn công tác có buổi làm việc với Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ – Bình Định (CĐCĐXDNL-TB) và các đồng chí trong BGH Nhà trường. Trường CĐCĐXDNL-TB được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Trung bộ, được hợp nhất từ 3 trường Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại tỉnh Bình Định vào tháng 10/2003.Nhà trường hiện đang đào tạo gần 20 ngành nghề, trong đó có nhiều nghề trọng điểm quốc tế và khu vực như Công nghệ sinh học, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Vận hành máy thi công nền, Lâm sinh, Khảo sát địa hình,… Cấp độ đào tạo từ Sơ cấp nghề đến Cao đẳng nghề. Trong những năm gần đây, hàng năm Nhà trường tuyển sinh và đào tạo 1.300 – 1.500 HSSV hệ chính quy Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề; hệ sơ cấp nghề và ngắn hạn 2.000 – 2.500 học viên. Theo đó, nhu cầu học liên thông từ trung cấp/cao đẳng lên đại học là khá lớn đối với nhiều ngành thuộc Khoa CK-CN/Trường ĐHNL. Đây cũng là trường hiện có CBGV đang theo học chương trình cao học cơ khí khóa 22 tại Khoa CK-CN/Trường ĐHNL Huế). Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cho CBGV của trường thông qua mở lớp cao học kỹ thuật cơ khí và các chương trình đào tạo liên thông lên đại học.

Làm việc với BGH Cơ điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ. Ảnh.PVH
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với ông Hồ Sĩ Lượng – Giám đốc Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam – Chi nhánh Bình Định (CPGBĐ) cùng Ban giám đốc chi nhánh.Trải qua 15 năm hình thành và phát triển (2003 – 2018), Công ty CP GreenFeed Việt Nam đã sở hữu hệ thống gồm 8 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản trải dài từ Nam ra Bắc, tại các tỉnh Long An (nhà máy chính), Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Định, Hưng Yên, Hà Nam cùng hai nhà máy khác tại tỉnh Kampong Cham (Campuchia) và Yangon (Myanmar). Đặc biệt, Công ty đang triển khai dự án xây dựng nhà máy tại Lào với nhu cầu tuyển dụng lao động lớn trong đó có các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo của Khoa CK-CN. Trên cơ sở đó, hai bên đã có thỏa thuận cung cấp lao động thuộc lĩnh vực có nhu cầu theo chuẩn đầu ra của công ty. Nội dung hợp tác được cụ thể ở các nội dung như chuyên môn đào tạo, địa bàn thực tập, các kỹ năng cần thiết (kể cả tạo điều kiện học tiếng Lào cho đối tượng kỹ sư tốt nghiệp cung cấp cho dự án nhà máy tại Lào)… Tại buổi làm việc, hai bên đã thảo luận chương trình hợp tác đào tạo/cung cấp nhân lực cho chi nhánh. Đoàn công tác đã đặt vấn đề tiếp tục hợp tác trong tiếp nhận sinh viên thực tập trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ của Khoa. Mô hình này mở ra cơ hội cho sinh viên các lĩnh vực phù hợp với công ty đồng thời cũng là tiền đề cho việc hình thành cơ chế hợp tác đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động các ngành khác trong Nhà trường và Khoa CK-CN.

Làm việc với Cty CP GreenFeed Bình Định. Ảnh.ĐCT
3.3 Tại tỉnh Gia Lai
Chiều ngày 10/5/2018, Đoàn công tác đã làm việc với ông Nguyễn Nam Hải – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Gia Lai cùng các đồng chí lãnh đạo sở. Tại buổi là việc, Đoàn công tác đã giới thiệu về thế mạnh chuyên môn/kinh nghiệm cũng như định hướng chiến lược trong hoạt động NCKH&CGCN của Nhà trường. Đồng thời, các phòng chức năng của Sở KH&CN cũng trình bày các vấn đề mà địa phương đang tập trung giải quyết liên quan đến công tác chuyển giao tiến bộ KHKT, thương mại hóa sản phẩm, hợp tác doanh nghiệp tìm đầu ra cho nông dân,… Hai bên cũng đã thống nhất phương thức tiếp cận/xác định các nhiệm vụ KHCN, phương án hợp tác NCKH&CGCN dựa trên nguyên tắc hợp tác ba bên gồm nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp với sự điều phối của Sở KH&CN. Theo đó,các nhóm nghiên cứu mạnh tiếp cận thực địa, phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng các nhiệm vụ KH&CN tạo ra sản phẩm ccos thể thương mại hóa. Hiện tại, Sở đề nghị Khoa/Nhà trường tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản để làm tăng giá trị nông sản, các sản phẩm có triển vọng như … Với tiền đề về hoạt động NCKH&CGCN liên quan đến sản phẩm măng muối chua rất thành công, chuỗi các hoạt động NCKH&CGCN trong thời gian tới sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Làm việc với Sở KH&CN Gia Lai. Ảnh.PVH
Cùng ngày, Đoàn công tác đã có các buổi làm việc với ông Nguyễn Minh Nhựt – Phó Hiệu trưởng cùng các đồng chí trong BGH Trường Cao đẳng Gia Lai (CĐGL). Trường CĐGL được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Gia Laitheo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ngày 18/10/2012.Nhà trường tập trung vào hai phương thức đào tạo gồm đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên (gồm dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề cho nông dân, người khuyết tật, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho công nhân). Quy mô đào tạo tăng dần, năm 1992 là 200 người/năm, đến năm 2018 quy mô đào tạo đạt trên 10.000 lượt người/năm, trong đó hệ chính quy tập trung là trên 1.100 SV.Theo chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2018, Nhà trường tuyển sinh ở 9 ngành bậc cao đẳng, 16 ngành bậc trung cấp(thuộc nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật…). Đáng chú ý trong số đó là có rất nhiều ngành tương đồng với các ngành đang đào tạo của Trường ĐHNL Huế. Theo đánh giá của ông Nguyễn Minh Nhựt – PHT, Nhà trường có nhu cầu rất lớn trong đào tạo nâng cao đội ngũ CBGV của trường cũng như nguồn tuyển sinh liên thông từ trung cấp/cao đẳng của Nhà trường lên đại học. Một chương trình cao đẳng đang được xây dựng có mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Trường ĐHNL để việc hợp tác đào tạo liên thông thuận lợi nhất cho người học.

Chụp hình lưu niệm với BGH Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh.PVH
3.4 Tại tỉnh Daklak
Tỉnh DakLak là điểm cuối trong hành trình của Đoàn công tác tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Tại đây, Đoàn công tác đã có 02 buổi làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN) và Công ty cổ phần Cà phê An Thái. Chiều ngày 11/5/2018, tại Trường ĐHTN, Đoàn công tác đã làm việc với PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng lãnh đạo Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng Đào tạo Đại học, khoa Nông Lâm Nghiệp.Tại buổi làm việc, trên cơ sở hai trường đã có quan hệ, hợp tác bền vững từ lâu nên hai bên đã nhanh chóng đạt được những thỏa thuận quan trọng trong đào tạo sau đại học các ngành chưa đào tạo tại Trường ĐHTN để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao tại khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, hai bên cũng đã thảo luận các hướng chiến lược nhằm tăng cường liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học.

Chụp hình lưu niệm với BGH Trường Đại học Tây Nguyên. Ảnh.ĐCT
Lịch trình làm việc của đoàn kết thúc với buổi giao lưu với ông Nguyễn Xuân Lợi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê An Thái.Bằng uy tín và tiềm lực của mình, Tập đoàn An Thái đã xây dựng và phát triển thành công hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường quốc tế tại 30 nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga và các nước châu Âu…). Tại buổi giao lưu, hai bên trao đổi về phương pháp xây dựng thương hiệu, thương mại hóa sản phẩm. Kinh nghiệm/triết lý kinh doanh, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thành đạt đã mở ra nhiều ý tưởng thiết thực cho thực hiện chiến lược xây dựng các sản phẩm khoa học theo hướng thương mại hóa sản phẩm của Nhà trường.
Như vậy, chuyến công tác với lịch trình làm việc trải rộng, đa mục tiêu tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên của Đoàn công tác Trường ĐHNL Huế đã thành công tốt đẹp. Trên nguyên tắc làm việc trách nhiệm, thấu hiểu, hợp tác cùng phát triển, Đoàn công tác đã ký kết những thỏa thuận quan trọng trong đào tạo sau đại học (ít nhất 2 lớp cao học kỹ thuật cơ khí, Quản lý đất đai…), đào tạo liên thông từ trung cấp/cao đẳng lên đại học tại các tỉnh, xây dựng cơ chế phối hợp trong các hoạt động NCKH&CGCN với sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, ký kết cung cấp lao động và địa bàn thực tập với các doanh nghiệp tuyển dụng với phương châm sòng phẳng giữa các bên vì đầu ra sinh viên và nhu cầu nhà tuyển dụng.