Giảng viên Khoa Cơ khí – Công nghệ đạt giải cao ở cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức 2 năm một lần nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo khoa học kỹ thuật của toàn dân, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Qua 7 lần triển khai, đã có 307 giải pháp kỹ thuật đăng ký tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có 227 giải pháp được trao giải, số lượng cá nhân, đơn vị tham gia không ngừng gia tăng, các giải pháp đạt giải ở tỉnh và toàn quốc ngày càng nhiều.

Kết quả Hội thi lần này có 69 đề tài đăng ký tham gia trên 6 lĩnh vực dự thi và có đến 63 giải pháp kỹ thuật được giải thưởng. Đây là năm có số lượng đề tài đăng ký tham gia tăng cao (tăng 116% so với hội thi lần thứ VI, năm 2013). Nhiều đề tài được đầu tư rất công phu, chất lượng và đã gây được tiếng vang lớn trong thực tiễn. Trong đó, có những đề tài có tầm quốc gia, quốc tế và đã được ứng dụng vào thực tiễn. Đối tượng tham gia cũng đa dạng từ người lao động bình thường như: bảo vệ, thợ cơ khí, công nhân viên chức…đến những giáo sư đầu ngành.

Tại lễ tổng kết và trao giải Ban tổ chức đã trao 10 giải Nhất, 12 giải Nhì, 25 giải Ba và 16 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả của 63 giải pháp đoạt giải. Ngoài ra, có 39 tác giả có giải pháp được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Bằng Lao động Sáng tạo.

Trong số những tác giả nhận giải thưởng đó có 2 đề tài của 2 nhóm tác giả là giáo viên của Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Huế với giải nhì thuộc về thầy giáo Phạm Xuân Phương với đề tài “Lò đốt tạo than sinh học (bioc-har) từ rác hữu cơ trong sản xuất nông lâm nghiệp”. Đây là đề tài có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất và đời sống đã được đánh giá tốt và nhận được nhiều sự quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng viết bài, đưa tin. Giải ba thuộc về nhóm tác giả đứng đầu là cô giáo Nguyễn Hiền Trang với đề tài “Quy trình chế biến sản phẩm tiêu sọ sử dụng chế phẩm Trichoderma và Aspergillus”. Đây là vinh dự to lớn của cá nhân các thầy cô và cũng là niềm vinh dự cho Khoa Cơ khí – Công nghệ.

Giáo viên Khoa CK-CN, Trường ĐH Nông Lâm Huế nhận giải thưởng. Ảnh: XP

STT TÊN GIẢI PHÁP TÊN TÁC GIẢ ĐẠT GIẢI
1 Lò đốt tạo than sinh học (bioc-har) từ rác hữu cơ trong sản xuất nông lâm nghiệp Phạm Xuân Phương Giải nhì
2 Quy trình chế biến sản phẩm tiêu sọ sử dụng chế phẩm Trichoderma và Aspergillus Nguyễn Hiền Trang, Trần Thị Thu Hà, Trương Thị Bích Phượng, Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Thủy Tiên Giải ba

Theo: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức 2 năm một lần nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo khoa học kỹ thuật của toàn dân, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Qua 7 lần triển khai, đã có 307 giải pháp kỹ thuật đăng ký tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có 227 giải pháp được trao giải, số lượng cá nhân, đơn vị tham gia không ngừng gia tăng, các giải pháp đạt giải ở tỉnh và toàn quốc ngày càng nhiều.

Kết quả Hội thi lần này có 69 đề tài đăng ký tham gia trên 6 lĩnh vực dự thi và có đến 63 giải pháp kỹ thuật được giải thưởng. Đây là năm có số lượng đề tài đăng ký tham gia tăng cao (tăng 116% so với hội thi lần thứ VI, năm 2013). Nhiều đề tài được đầu tư rất công phu, chất lượng và đã gây được tiếng vang lớn trong thực tiễn. Trong đó, có những đề tài có tầm quốc gia, quốc tế và đã được ứng dụng vào thực tiễn. Đối tượng tham gia cũng đa dạng từ người lao động bình thường như: bảo vệ, thợ cơ khí, công nhân viên chức…đến những giáo sư đầu ngành.

Tại lễ tổng kết và trao giải Ban tổ chức đã trao 10 giải Nhất, 12 giải Nhì, 25 giải Ba và 16 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả của 63 giải pháp đoạt giải. Ngoài ra, có 39 tác giả có giải pháp được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Bằng Lao động Sáng tạo.

Trong số những tác giả nhận giải thưởng đó có 2 đề tài của 2 nhóm tác giả là giáo viên của Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Huế với giải nhì thuộc về thầy giáo Phạm Xuân Phương với đề tài “Lò đốt tạo than sinh học (bioc-har) từ rác hữu cơ trong sản xuất nông lâm nghiệp”. Đây là đề tài có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất và đời sống đã được đánh giá tốt và nhận được nhiều sự quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng viết bài, đưa tin. Giải ba thuộc về nhóm tác giả đứng đầu là cô giáo Nguyễn Hiền Trang với đề tài “Quy trình chế biến sản phẩm tiêu sọ sử dụng chế phẩm Trichoderma và Aspergillus”. Đây là vinh dự to lớn của cá nhân các thầy cô và cũng là niềm vinh dự cho Khoa Cơ khí – Công nghệ.

Giáo viên Khoa CK-CN, Trường ĐH Nông Lâm Huế nhận giải thưởng. Ảnh: XP

STT TÊN GIẢI PHÁP TÊN TÁC GIẢ ĐẠT GIẢI
1 Lò đốt tạo than sinh học (bioc-har) từ rác hữu cơ trong sản xuất nông lâm nghiệp Phạm Xuân Phương Giải nhì
2 Quy trình chế biến sản phẩm tiêu sọ sử dụng chế phẩm Trichoderma và Aspergillus Nguyễn Hiền Trang, Trần Thị Thu Hà, Trương Thị Bích Phượng, Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Thủy Tiên Giải ba