GIỚI THIỆU CHUNG:
Kỹ thuật Cơ – điện tử là một ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Hầu hết các dây chuyền công nghệ – thiết bị hiện đại trong nhà máy, trên các thiết bị chuyên dùng trong xây dựng, giao thông đều có sự tích hợp giữa các hệ thống cơ học – động lực với các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Quá trình quản lý kỹ thuật, sử dụng và sửa chữa cáchệ thống thiết bị này, bên cạnh các kĩ sư chuyên ngành (như Kỹ thuật cơ khí, Cơkhí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Cơ khí chế biến thực phẩm, Cơ khí giao thông, Cơ khí mỏ, Kỹ thuật điện, Tự động hóa…) cần thiết phải có kĩ sưKỹ thuật Cơ – điện tử.
Ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử đã được đào tạo tại một số Trường Đại học có uy tín trong 15 năm qua. Qua thăm dò nhu cầu đào tạo về kĩ sư Kỹ thuật Cơ – điện tử ở các tỉnh thành của miền Trung và Tây Nguyên, cho thấy các tỉnh đều có nhu cầu rất lớn về kĩ sư Kỹ thuật Cơ – điện tử, đáp ứng với yêu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là hàng loạt các Khu Công nghiệp tập trung lớn của các tỉnh và tầm Khu vực đã và đang được đầu tư, xây dựng với hàng trăm nhà máy trong những năm gần đây.
SINH VIÊN HỌC ĐƯỢC GÌ SAU KHI TỐT NGHIỆP?
– Thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, …;
-Tư vấn, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, quảnlý và điều hành các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơkhí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phầnmềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng gia công cơ khí: tiện (tiện trụ),phay (phay mặt), hàn điện
– Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…), in – rửa – hàn mạch điện tử.
– Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động:động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, thủy lực, khí nén…
– Có kỹ năng lập trình điều khiển: chính yếu làkỹ năng lập trình điều khiển PLC của hãng SIEMEN (S7-200, S7-300, S7-400), lập trình vi điều khiển họ ASM, lập trình gia công CNC, lập trình C
-Tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots,các máy CNC, … của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có phục vụ các quá trình sản xuất trong các ngành nghề khác nhau;
-Tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới một cách nhanh chóng; đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng.
SINH VIÊN SẼ LÀM VIỆC Ở ĐÂU SAU KHI TỐT NGHIỆP?
– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử;
– Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nướcngoài,… sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy tính điều khiển số (CNC), dây chuyền sản xuất tự động, Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,…;
– Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại cáckhu công nghiệp, khu chế xuất,… trên đó có Robot, CNC, Chương trình điều khiển logic (PLC), …;
– Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất tự động.
– Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử;
– Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành các lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển…
– Ngoài công việc chuyên môn như trên, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, côngnghệ cao…
– Có khả năng học tiếp các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài
– Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử;
– Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;
– Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý,kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ – điện tử hoàn toàncó khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh vềthiết bị tự động do chính mình làm chủ.
NĂNG LỰC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ
Với trên 15 năm đào tạo trong lĩnh vực Cơkhí và tăng cường phần điện – điện tử và tự động hóa, Khoa Cơ khí – Công nghệ,Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế có đủ đội ngũ và cở sở vật chất cho đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử.Hơn 43 giảng viên và nghiên cứu viên tham gia đào tạo trong đó có 11 tiến sĩ,31 Thạc sĩ. Hầu hết giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Đức, Đài Loan, Thái Lan và các Trường Đại học có truyềnthống trong lĩnh vực Cơ khí, cơ điện tử, điện – điện tử, tự động hóa như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Huế ở cả 2 trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Khoa CK-CN có đội ngũ, phòng thí nghiệm thực hành, cơ sở vật chất – thiết bị, để đáp ứng đủ khả năng đào tạo bậc Đại học ngành Kỹ thuật Cơ -điện tử.
TUYỂN SINH NĂM 2015
Ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử tuyển sinh khối A (Toán, Vậtlý, Hóa Học) và A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) với chỉ tiêu tuyển sinh bậc Đại học trong năm 2015 là 40 chỉ tiêu.
LIÊN HỆ TUYỂN SINH:
Bạn hãy nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc viết giấy ủy quyền cho người thân nộp giúp) tại Ban Khảo thí Đại họcHuế, số 02 đường Lê Lợi, TP Huế.
Thờigian nhận hồ sơ 01/08-20-08/2015
(Thông tin chi tiết về điểm và hồ sơ xét tuyển có thể xem tại:http://hueuni.edu.vn/portal/index.php/vi/tintuc/detail/tintuc_ts/tintuc_tuyensinh/4229
Theo: GIỚI THIỆU CHUNG:
Kỹ thuật Cơ – điện tử là một ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Hầu hết các dây chuyền công nghệ – thiết bị hiện đại trong nhà máy, trên các thiết bị chuyên dùng trong xây dựng, giao thông đều có sự tích hợp giữa các hệ thống cơ học – động lực với các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Quá trình quản lý kỹ thuật, sử dụng và sửa chữa cáchệ thống thiết bị này, bên cạnh các kĩ sư chuyên ngành (như Kỹ thuật cơ khí, Cơkhí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Cơ khí chế biến thực phẩm, Cơ khí giao thông, Cơ khí mỏ, Kỹ thuật điện, Tự động hóa…) cần thiết phải có kĩ sưKỹ thuật Cơ – điện tử.
Ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử đã được đào tạo tại một số Trường Đại học có uy tín trong 15 năm qua. Qua thăm dò nhu cầu đào tạo về kĩ sư Kỹ thuật Cơ – điện tử ở các tỉnh thành của miền Trung và Tây Nguyên, cho thấy các tỉnh đều có nhu cầu rất lớn về kĩ sư Kỹ thuật Cơ – điện tử, đáp ứng với yêu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là hàng loạt các Khu Công nghiệp tập trung lớn của các tỉnh và tầm Khu vực đã và đang được đầu tư, xây dựng với hàng trăm nhà máy trong những năm gần đây.
SINH VIÊN HỌC ĐƯỢC GÌ SAU KHI TỐT NGHIỆP?
– Thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, …;
-Tư vấn, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, quảnlý và điều hành các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơkhí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phầnmềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng gia công cơ khí: tiện (tiện trụ),phay (phay mặt), hàn điện
– Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…), in – rửa – hàn mạch điện tử.
– Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động:động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, thủy lực, khí nén…
– Có kỹ năng lập trình điều khiển: chính yếu làkỹ năng lập trình điều khiển PLC của hãng SIEMEN (S7-200, S7-300, S7-400), lập trình vi điều khiển họ ASM, lập trình gia công CNC, lập trình C
-Tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots,các máy CNC, … của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có phục vụ các quá trình sản xuất trong các ngành nghề khác nhau;
-Tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới một cách nhanh chóng; đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng.
SINH VIÊN SẼ LÀM VIỆC Ở ĐÂU SAU KHI TỐT NGHIỆP?
– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử;
– Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nướcngoài,… sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy tính điều khiển số (CNC), dây chuyền sản xuất tự động, Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,…;
– Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại cáckhu công nghiệp, khu chế xuất,… trên đó có Robot, CNC, Chương trình điều khiển logic (PLC), …;
– Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất tự động.
– Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử;
– Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành các lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển…
– Ngoài công việc chuyên môn như trên, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, côngnghệ cao…
– Có khả năng học tiếp các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài
– Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử;
– Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;
– Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý,kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ – điện tử hoàn toàncó khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh vềthiết bị tự động do chính mình làm chủ.
NĂNG LỰC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ
Với trên 15 năm đào tạo trong lĩnh vực Cơkhí và tăng cường phần điện – điện tử và tự động hóa, Khoa Cơ khí – Công nghệ,Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế có đủ đội ngũ và cở sở vật chất cho đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử.Hơn 43 giảng viên và nghiên cứu viên tham gia đào tạo trong đó có 11 tiến sĩ,31 Thạc sĩ. Hầu hết giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Đức, Đài Loan, Thái Lan và các Trường Đại học có truyềnthống trong lĩnh vực Cơ khí, cơ điện tử, điện – điện tử, tự động hóa như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Huế ở cả 2 trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Khoa CK-CN có đội ngũ, phòng thí nghiệm thực hành, cơ sở vật chất – thiết bị, để đáp ứng đủ khả năng đào tạo bậc Đại học ngành Kỹ thuật Cơ -điện tử.
TUYỂN SINH NĂM 2015
Ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử tuyển sinh khối A (Toán, Vậtlý, Hóa Học) và A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) với chỉ tiêu tuyển sinh bậc Đại học trong năm 2015 là 40 chỉ tiêu.
LIÊN HỆ TUYỂN SINH:
Bạn hãy nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc viết giấy ủy quyền cho người thân nộp giúp) tại Ban Khảo thí Đại họcHuế, số 02 đường Lê Lợi, TP Huế.
Thờigian nhận hồ sơ 01/08-20-08/2015
(Thông tin chi tiết về điểm và hồ sơ xét tuyển có thể xem tại:http://hueuni.edu.vn/portal/index.php/vi/tintuc/detail/tintuc_ts/tintuc_tuyensinh/4229