1. GIỚI THIỆUCHUNG
Công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời và luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Công nghệ kỹ thuật cơ khí được coi là ngành chủ chốt và nền tảng của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Ngày nay, tất cả các thiết bị trong các nhà máy, dây chuyền sản xuất, trên mọi lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, chế biến nông sản, giao thông, xây dựng, quốc phòng… đều cần đến sự có mặt của các nhà khoa học, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí hay công nhân cơ khí. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ tăng cao, tạo nhiều cơ hội về việc làm và phát triển nghề nghiệp cho người học. Bên canh đó, nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì vậy cơ hội làm việc trong ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí được đào tạo tại khoa Cơ khí Công nghệ – Trường Đại học Nông Lâm –ĐH Huế với Mã số ngành là D52510201, trình độ đại học, hệ chính quy tập trung. Đây là ngành học nghiên cứu các lĩnh vực/học phần về cơ khí như: cơ khí động lực, cơ khí nông lâm nghiệp, cơ khí xây dựng, cơ khí chế biến, cơ khí giao thông,cơ khí thủy lợi…
Với các kiến thức được đào tạo, các kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở và chuyên ngành về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí; có đủ năng lực để đảm nhiệm việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt và gia công máy móc, thiết bị cơ khí; có thể đảm nhiệm công tác như chuyên viên tư vấn – thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữamáy móc, thiết bị cơ khí; có thể là nhà nghiên cứu và giảng dạy trong cácTrường, Viện nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí hay là cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ phát triển cơ giới hóa công–nông–lâm nghiệp.
Có thể nói kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ khí là một trong số những người laođộng được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tínhcẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…
2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Với mục tiêu của chương trình đào tạo là: đào tạo người kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí có phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức tốt; có kiến thức và năng lực nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến kỹ thuật cơ khí; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành côngnghệ kỹ thuật cơ khí được xây dựng theo hướng ứng dụng với mục đích đào tạo những Kỹ sư cơ khí có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chế biến nông sản…, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng,có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu ngành Cơ khí, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. Sinh viên tham gia học chương trình Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí được trang bị các kiến thức như:
Ø Kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
Ø Các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành ngành: các quá trình vật lý trong kỹ thuật cơ khí; nguyên lý cấu tạo và hoat động của các hệ thống máy móc thiết bị cơ khí; kiến thức về thiết kế chế tạo, vận hành và bảo trị hệ thống cơ khí; khả năng quản lý/tư vấn/ giám sát các dự án thuộc kỹ thuật cơ khí; thiết kế hay thiết kế cải tiến và phát triển các sản phẩm cơ khí giúp các kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ khí có đủ năng lực phát hiện/sáng tạo và giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo trong các hệ thống máy móc thiết bị sản xuất công nông nghiệp.
Ø Kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp và làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
Ø Kiến thức hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
4. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ GIẢNG VIÊN
Đội ngũ cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại khoa Cơ khí Công nghệ – trường Đại học Nông Lâm Huế gồm 47 thành viên gồm 01 Phó giáo sư -Tiến sĩ, 11 Tiến sĩ, 31 Thạc sĩ và 04 Kỹ sư – giáo viên thực hành. Các giảng viên được đào tạo ở các trường Đại học có uy tín trong nước như: ĐH Sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Nông Lâm Huế… Trong đó có một số giảng viên được học tập, đào tạo trìnhđộ cao ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Thái Lan, Nga, Bỉ, Pháp…
5. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí và có thể đảm nhiệm các vị trí:
Ø Cánbộ quản lý chuyên trách thuộc các cơ quan quản lý nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước như Bộ Côngthương, Sở công nghiệp, Sở nông nghiệp, Sở khoa học công nghệ các tỉnh thành phố hay chính quyền huyện xã… để quản lý/hoạch định chính sách về đầu tư phát triển lĩnh vực cơ khí, đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, với hiệu quả kinh tế – kỹ thuật tốt nhất.
Ø Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy: Làm việc trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.
Ø Kỹ sư điều hành công nghệ: Làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm cơ khí với nhiệm vụ giám sát hay điều khiển hoạt động của thiết bị hoặc dây chuyền thiết bị cơ khí.
Ø Kỹsư giám sát: Đây là những kỹ sư giàu kinh nghiệm được bố trí làm việc tại các cơ quan/tổ chức tham thiết kế, gia công, lắp đặt các thiết bị máy móc hay các công trình/dự án về lĩnh vực cơ khí đó là các phòng chức năng để quản lý sản xuất hay gia công các sản phẩm cơ khí như: phòng kỹ thuật, phòng tư vấn – giám sát, phòng chất lượng sản phẩm (KCS)…
Ø Kỹ sư thiết kế: có thể đảm nhiệm công tác thiết kế các hệ thống cơ khí tại phòng thiết kế của các công ty hay viện, trung tâm nghiên cứu…
Ø Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Làm việc tại các cơ quan/tổ chức nhà nước tại các Sở ban ngành các cấp hay các công ty, nhà máy, trung tâm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí để tư vấn hay chuyển giao các công nghệ tiên tiến đến nhà quản lý hay người đầu tư/sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật tốt nhất.
Ø Nghiên cứu sinh, thực tập sinh tại nước ngoài: tham gia chương trình nghiên cứu sinh hay thực tập sinh ở các nước tiên tiến với chương trình học tập trung hay vừa học vừa làm, tăng kiến thức – kinh nghiệm chuyên môn và thu nhập.
Ø Học tập ở trình độ cao: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, các kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật cơkhí có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh tiến sĩ trong và ngoài nước để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
6.THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2015
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đào tạo tại khoa Cơ khí Công nghệ – Đại học Nông Lâm – Đại học Huế tuyển sinh vớicác thí sinh thi khối A (Toán, Vật lý, Hóa Học) và A1 (Toán, Vật lý, TiếngAnh).
Bạn hãy nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc viết giấy ủy quyền cho người thân nộpgiúp) tại Ban Khảo thí Đại học Huế, số 02 đường Lê Lợi, TP Huế.
Thời gian nhận hồ sơ 01/08/2015 đến ngày 20/08/2015
(Thông tin chi tiết về điểm và hồ sơ xét tuyển có thể xem tại:
http://hueuni.edu.vn/portal/index.php/vi/tintuc/detail/tintuc_ts/tintuc_tuyensinh/4229