Home Đào tạo, Tuyển sinh, Học bổng Đào tạo Top các ngành vừa dễ đỗ vừa không khó xin việc

Top các ngành vừa dễ đỗ vừa không khó xin việc

0
Top các ngành vừa dễ đỗ vừa không khó xin việc

Nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử: Không khó để xin việc

Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực đều đặn qua các năm và trong tương lai. Số lượng việc làm dành cho các kỹ sư điện, điện tử đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập cao và ổn định. Ở Việt Nam, hiện nay tổng số nhân lực của nhóm ngành Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin là khoảng hơn 50.000 người, dự báo đến năm 2020 sẽ cần lượng nhân lực khoảng 700.000 người. Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020-2025 rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm.

Trước bối cảnh khủng hoảng thừa nguồn nhân lực trong các ngành tài chính, giáo dục, xã hội nhân văn… thì khối ngành kỹ thuật, điển hình như ngành công nghệ Kỹ thuật điện tử đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên trẻ, năng động, đam mê công nghệ khoa học kỹ thuật, có sở trường và sở thích là các môn học thuộc khối A: Toán, Vật lý, Hóa học và khối A1: Toán, Vật lý, Anh Văn.

Điểm chuẩn nhóm ngành Cơ khí – điện – điện tử không quá cao, ở các đợt tuyển sinh ĐH các năm trước, nhóm ngành này chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, nhóm ngành điện – điện tử rất thích hợp cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa nơi đang từng bước phát triển kinh tế, khi ra trường các em cũng không cần sự quen biết để xin việc mà các công ty luôn chú trọng đến kiến thức, năng lực của sinh viên.

Ngành Xây dựng: Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, thu nhập cao

Theo thống kê gần đây thì nhóm ngành Kiến trúc- Xây dựng đứng thứ 10 trong top 12 khối ngành thu hút nhiều lao động nhất. Điều này cũng không quá khó để giải thích, vì với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%/năm, Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á. Trong đó, xây dựng kết cấu hạ tầng được đánh giá là tạo ra nền tảng để các tiềm năng kinh tế phát triển theo.

Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, các bạn trẻ có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.

Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường.

Công việc trong văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công.

Năm 2014, rất nhiều khoa thuộc trường Đại học Xây Dựng điểm đầu vào chỉ dao động từ 16-17 điểm, bao gồm các khoa như: Quản lý xây dựng, Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật môi trường…

Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.

Nhóm ngành nông – lâm – ngư: Ổn định

Trong các đợt tuyển sinh những năm trước cho thấy, ngành nông – lâm – ngư rất ít được thí sinh quan tâm, tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc. Bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.

Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,…

Điểm trúng tuyển nhóm ngành nông – lâm – ngư cũng không cao, chỉ dao động ở mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, chỉ riêng ngành công nghệ sinh học có điểm trúng tuyển cao nhất là 17 điểm. Theo học các ngành này sẽ mở ra cơ hội có thu nhập ổn định cho nhiều bạn trẻ có chí lập nghiệp sau khi ra trường.

Theo nhận định của các chuyên gia Giáo dục, để có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất.

Theo: Nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử: Không khó để xin việc

Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực đều đặn qua các năm và trong tương lai. Số lượng việc làm dành cho các kỹ sư điện, điện tử đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập cao và ổn định. Ở Việt Nam, hiện nay tổng số nhân lực của nhóm ngành Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin là khoảng hơn 50.000 người, dự báo đến năm 2020 sẽ cần lượng nhân lực khoảng 700.000 người. Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020-2025 rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm.

Trước bối cảnh khủng hoảng thừa nguồn nhân lực trong các ngành tài chính, giáo dục, xã hội nhân văn… thì khối ngành kỹ thuật, điển hình như ngành công nghệ Kỹ thuật điện tử đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên trẻ, năng động, đam mê công nghệ khoa học kỹ thuật, có sở trường và sở thích là các môn học thuộc khối A: Toán, Vật lý, Hóa học và khối A1: Toán, Vật lý, Anh Văn.

Điểm chuẩn nhóm ngành Cơ khí – điện – điện tử không quá cao, ở các đợt tuyển sinh ĐH các năm trước, nhóm ngành này chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, nhóm ngành điện – điện tử rất thích hợp cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa nơi đang từng bước phát triển kinh tế, khi ra trường các em cũng không cần sự quen biết để xin việc mà các công ty luôn chú trọng đến kiến thức, năng lực của sinh viên.

Ngành Xây dựng: Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, thu nhập cao

Theo thống kê gần đây thì nhóm ngành Kiến trúc- Xây dựng đứng thứ 10 trong top 12 khối ngành thu hút nhiều lao động nhất. Điều này cũng không quá khó để giải thích, vì với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%/năm, Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á. Trong đó, xây dựng kết cấu hạ tầng được đánh giá là tạo ra nền tảng để các tiềm năng kinh tế phát triển theo.

Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, các bạn trẻ có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.

Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường.

Công việc trong văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công.

Năm 2014, rất nhiều khoa thuộc trường Đại học Xây Dựng điểm đầu vào chỉ dao động từ 16-17 điểm, bao gồm các khoa như: Quản lý xây dựng, Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật môi trường…

Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.

Nhóm ngành nông – lâm – ngư: Ổn định

Trong các đợt tuyển sinh những năm trước cho thấy, ngành nông – lâm – ngư rất ít được thí sinh quan tâm, tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc. Bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.

Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,…

Điểm trúng tuyển nhóm ngành nông – lâm – ngư cũng không cao, chỉ dao động ở mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, chỉ riêng ngành công nghệ sinh học có điểm trúng tuyển cao nhất là 17 điểm. Theo học các ngành này sẽ mở ra cơ hội có thu nhập ổn định cho nhiều bạn trẻ có chí lập nghiệp sau khi ra trường.

Theo nhận định của các chuyên gia Giáo dục, để có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here