Chương trình Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

1. Mục tiêu của chương trình                    
1.1. Mục tiêu chung:  đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm phải đáp ứng mục tiêu của cấp học thạc sĩ do Nhà nước Việt Nam quy định là “Đào tạo thạc sĩ Công nghệ thực phẩm là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học công nghệ, trong lĩnh vực thực phẩm”.
1.2. Mục tiêu cụ thể

  •  Về kiến thức: cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản và cơ sở liên quan đến quá trình chế biến thực phẩm để hình thành và cung cấp các sản phẩm chế biến đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm. Tổ chức thực hiện dự án, triển khai công nghệ và những tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ thực phẩm.
  • Kỹ năng: phân tích và tổng hợp các vấn đề nảy sinh trong sản xuất và tiêu dùng; thiết kế và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thực phẩm; có khả năng độc lập nghiên cứu và trao đổi, truyền đạt kiến thức cho người khác.
  • Thái độ: có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ; chịu khó học hỏi, cần cù nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến; có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Giúp cho học viên có kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực thực phẩm, nắm vững thực tiễn Việt Nam và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu, giải quyết một cách độc lập các vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành Công nghệ thực phẩm ở nước ta trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đúng đắn, có thông tin khoa học đầy đủ và đáp ứng được thực tiễn công việc ở miền Trung và Tây Nguyên.
2. Yêu cầu đối với người dự tuyển
– Về thâm niên công tác: những kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Bảo quản chế biến nông sản phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sau thu hoạch, Hóa thực phẩm được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những trường hợp ngành gần cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công nghệ thực phẩm và bảo quản chế biến nông sản phẩm (tính từ khi ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến khi nhập học).
– Về văn bằng: cần phải có một trong các văn bằng sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng và phù hợp như đã nêu trên.
+ Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi như đã nêu ở trên thì phải học bổ túc kiến thức liên quan đến chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, tối thiểu phải đảm bảo 6 hoặc 8 tín chỉ trong số các học phần của chương trình bậc đại học tùy theo chuyên ngành đăng ký dự thi.
Danh mục các ngành gần, ngành phù hợp với chuyên ngành công nghệ thực phẩm:
Các ngành gần:
– Công nghệ sinh học
– Sinh học
– Công nghệ hóa học
– Chăn nuôi
– Thú Y
– Nông học
– Trồng trọt
– Cơ khí Bảo quản chế biến Nông sản thực phẩm
Các ngành phù hợp:
– Công nghệ thực phẩm
– Công nghệ sau thu hoạch
– Bảo quản và chế biến nông sản.
– Công nghệ chế biến thuỷ sản
– Hóa học thực phẩm
3. Điều kiện tốt nghiệp
– Trước khi tốt nghiệp, học viên phải có chứng chỉ tương đương cấp B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu chung các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức, Nhật, do Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế cấp trong thời gian không quá 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đơn vị đào tạo xét tốt nghiệp (hướng dẫn của Đại học Huế về việc đánh giá trình độ ngoại ngữ của học viên cao học ngày 20 tháng 5 năm 2011).
– Hoàn thành 46 tín chỉ, bao gồm các học phần bắt buộc, học phần tự chọn và luận văn theo quy định.
– Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
– Những học viên đủ điều kiện sẽ được cấp bằng thạc sĩ kỹ thuật ngành Công nghệ thực phẩm.

4. Chương trình đào tạo

4.1. Khái quát chương trình

Chương trình đào tạo này được xây dựng trên cơ sở tham khảo các bộ chương trình khung và đề cương chi tiết của các cơ sở đào tạo sau trong nước và ngoài nước:
Trong nước :
+ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
+ Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
+ Trường Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đại học Cần Thơ
Trên đây là 05 cơ sở đào tạo Sau đại học ngành Công nghệ thực phẩm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo trong nhiều năm qua cho cả nước.
Nước ngoài:
+ Đại học Mahasarakham, Thái Lan.
Chương trình đào tạo được tổ chức theo hình thức “đào tạo theo học chế tín chỉ”, theo thông tư số 10/2011-TT-BGD&ĐT ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2011. Quy chế đào tạo thạc sĩ,  mỗi tín chỉ tương đương với 15 tiết lý thuyết (chuẩn) hoặc 30 tiết thực hành, 60 tiết tự học.
Chương trình đào tạo tối thiểu gồm có 46 tín chỉ, trong đó 1 môn chung (4 tín chỉ), 11 môn cơ sở và chuyên ngành bắt buộc (22 tín chỉ) và tự chọn 5 trong 14 môn (10 tín chỉ) và luận văn tốt nghiệp (10 tín chỉ).
Các môn cơ sở tự chọn bao gồm: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Khai thác và sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học, Sản xuất thực phẩm sạch, Động học các quá trình sinh học thực phẩm, Tiêu chuẩn hóa chất lượng thực phẩm, Lưu biến học thực phẩm.
Trong các môn đưa vào đều có kiến thức nâng cao để hướng đến việc hình thành các hướng chuyên sâu. Có một số môn học được coi là mới so với chương trình đại học.
So sánh với chương trình đào tạo cao học Công nghệ thực phẩm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ thì chương trình đào tạo Cao học Công nghệ thực phẩm do Đại học Huế đăng ký là tương đương với các học phần chung, chuyên ngành và các học phần cơ sở. Phần tự chọn, chuyên đề và thực tập tốt nghiệp sẽ phù hợp với đặc trưng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm bậc cao học đã có mã số (60.54.01.01), do vậy khung chương trình đào tạo do Đại học Huế xây dựng đáp ứng nguyên tắc đảm bảo phần cứng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (80%) và thay đổi 20% số học phần cho phù hợp với điều kiện của cơ sở đào tạo và đặc thù của địa phương.
– Các môn học chung:  4 tín chỉ (1 học phần)

 Định hướng chuyên ngành đào tạo của chương trình

              Trên cơ sở các học phần bắt buộc dùng chung cho ngành học: ngoài 4 tín chỉ chung, 22 tín chỉ bắt buộc và các tín chỉ tự chọn tập trung theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.

Các môn học về một số lĩnh vực liên quan ngành đào tạo

Các quá trình nhiệt trong công nghệ thực phẩm, Thực phẩm chức năng, Độc tố học thực phẩm, Các kỹ thuật hiện đại trong chế biến thực phẩm, kỹ thuật lên men thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Nguyên lý các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm, Khai thác và chế biến các sản phẩm từ tinh bột, Luật thực phẩm.

Các môn về chuyên ngành liên quan

Dinh dưỡng và cộng đồng, Phát triển sản phẩm, Marketing thực phẩm, Tính toán thông gió kho & các hệ thống phân phối.

4.2 Chương trình đào tạo

Mã MH Tên học phần Số tín chỉ
Tổng LT TH
Phần 1: Các môn chung 4 4 0
TP6000 Triết học 4 4 0
TP6001 Ngoại ngữ (tiếng Anh) (hỗ trợ)
Phần 2: Các môn cơ sở bắt buộc 10 8 2
TP6002 Cấu trúc thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6003 Xử lý số liệu thực nghiệm 2 1,5 0,5
TP6004 Các quá trình nhiệt trong công nghệ thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6005 Phương pháp phân tích vi sinh vật thực phẩm 2 1,5 0,5
TP 6006 Khai thác protein và sản xuất các sản phẩm từ protein 2 1,5 0,5
Phần 3: Các môn cơ sở tự chọn (chọn 2/6 môn) 4(12) 3 1
TP6007 Khai thác và sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học 2 1,5 0,5
TP6008 Sản xuất thực phẩm sạch 2 1,5 0,5
TP6009   Công nghệ chất thơm thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6010 Tiêu chuẩn hóa chất lượng thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6011 Lưu biến học thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6012 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 1,5 0,5
Phần 4: Các môn chuyên ngành bắt buộc 12 9 3
TP6013 Các phương pháp hiện đại ứng dụng trong phân tích thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6014 Thực phẩm chức năng 2 1,5 0,5
TP6015 Độc tố học thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6016 Các kỹ thuật hiện đại trong chế biến thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6017 Kỹ thuật lên men thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6018 Công nghệ sau thu hoạch 2 1,5 0,5
Phần 5: Các môn chuyên ngành tự chọn (chọn 3/8 môn) 6(16) 4,5 1,5
TP6019 Chuyên đề khoa học về công nghệ thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6020 Dinh dưỡng và cộng đồng 2 1,5 0,5
TP6021 Phát triển sản phẩm 2 1,5 0,5
TP6022 Marketing thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6023 Khai thác và chế biến các sản phẩm từ tinh bột 2 1,5 0,5
TP6024 Luật thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6025 Nguyên lý các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm 2 1,5 0,5
TP6026 Tính toán thông gió kho & các hệ thống phân phối 2 1,5 0,5
Phần 6: Luận văn tốt nghiệp 10
TP6027 Luận văn tốt nghiệp 10
Tổng cộng 46