Home Đào tạo, Tuyển sinh, Học bổng Đào tạo Ngành Công nghệ sau thu hoạch

Ngành Công nghệ sau thu hoạch

0

NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

Danh sách đơn vị tuyển dụng sinh viên Khoa Cơ khí – Công nghệ tại Ngày hội việc làm 2016 >>>

Thông tin tuyển sinh năm 2019 (xem chi tiết tại đây)

1. Giới thiệu chung
–  Tên chương trình:   Kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch
–  Trình độ đào tạo:     Đại học
–  Ngành đào tạo:       Công nghệ sau thu hoạch
–  Mã số:                    7540104
–  Loại hình đào tạo:   Chính quy
–  Tổng số tín chỉ:      128 tín chỉ
–  Thời gian đào tạo:  4 năm
– Tổng chỉ tiêu xét tuyển: 120 (trong đó có 72 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và 48 chỉ tiêu dựa vào kết quả học tập THPT) 
– Tổ hợp môn xét tuyển:  

Tổ hợp môn xét tuyển Mã tổ hợp môn xét tuyển
1. Toán, Sinh học, Hóa học B00
2. Toán, Vật lí, Hóa học A00
3. Toán, Vật lí, Tiếng Anh A01
4. Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh D01

2.Chuẩn đầu ra
2.1. Chuẩn về kiến thức

a. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường;
b. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:
– Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ sau thu hoạch;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
c. Kiến thức chung khối ngành:
Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, hóa học, hóa lý, sinh học làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ sau thu hoạch.
d. Kiến thức về nghề nghiệp: 
– Vận dụng được kiến thức về đặc điểm thành phần hóa học, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và những biến đổi có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, chế biến các loại nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về nguyên lý của quá trình bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về các công nghệ và khả năng lựa chọn công nghệ thích hợp cho hoạt động bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm theo nhóm và loại nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về quản lý các yếu tố tác động, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của nông sản, thực phẩm và đề ra các giải pháp thích hợp giúp hạn chế tổn thất sau thu hoạch;
– Vận dụng được kiến thức về các kỹ thuật, công nghệ truyền thống và hiện đại trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện trong lĩnh vực hoạt động công nghệ sau thu hoạch với nông sản, thực phẩm.
– Vận dụng được kiến thức về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn Công nghệ sau thu hoạch;
– Vận dụng được kiến thức về nguyên lý thiết kế nhà máy, bố trí sơ đồ dây chuyền công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất của cơ sở bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về nguyên tắc cấu tạo, vận hành thiết bị và cách khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất;
– Vận dụng được kiến thức về vai trò của nông sản, thực phẩm đối với sự sống của con người, phương pháp sử dụng an toàn, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng;
đ. Kiến thức bổ trợ:
– Vận dụng được kiến thức về cách tổ chức nhóm cho các hoạt động khoa học và thực tiễn, phương pháp lấy thông tin và truyền tải chính xác các kiến thức chuyên môn đến những đối tượng khác nhau;
– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;
– Vận dụng được kiến thức về lập các dự án và triển khai thực tế liên quan đến sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về các chất phụ gia phổ biến hiện nay, các quy định của pháp luật và cách thức ứng dụng trong sản xuất;
2.2. Chuẩn về kỹ năng
a. Kỹ năng về nghề nghiệp:
– Có kỹ năng nhận biết sự phù hợp, đúng đắn, những sự cố cần khắc phục trong quá trình sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng sử dụng, vận hành, sửa chữa các thiết bị đơn giản phục vụ hoạt động thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm trên dây chuyền chế biến từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế về chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng phân tích, đánh giá chất lượng (vật lý, hóa học, vi sinh vật,…), giá trị dinh dưỡng và cảm quan của nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng tự nghiên cứu, tự tổ chức sản xuất, dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong lĩnh vực tiền thu hoạch (pre-harvest), thu hoạch (harvest) và sau thu hoạch (post-harvest);
– Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Có kỹ năng tổ chức thông tin, hệ thống hóa kiến thức và truyền đạt vấn đề chuyên môn trong công nghệ sau thu hoạch đến người khác;
– Có kỹ năng thao tác phòng thí nghiệm.
b. Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;
– Có kỹ năng tự chủ: tự đánh giá nguồn thông tin, thu thập và xử lý thông tin, viết báo váo và trình bày một chủ đề liên quan đến chuyên môn hoặc liên quan đến văn hóa, lối sống nhằm phục vụ cho sự phát triển của bản thân, cho những người xung quanh và cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất;
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập và duy trì hoạt động cho các nhóm có cùng mục tiêu. Đưa ra chiến lược phát triển nhóm và thúc đẩy sự tương tác với các nhóm liên quan;
– Có kỹ năng điều hành, phân công công việc và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm và từng thành viên trong nhóm;
– Có kỹ năng sắp xếp thông tin, sắp xếp ý tưởng, lập luận và giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình với các cá nhân, tổ chức. Khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân, với xã hội và tuân theo luật pháp;
– Có kỹ năng nhận biết các chất sử dụng làm phụ gia thực phẩm, xác định và đánh giá được tác động của chúng đến chất lượng thực phẩm và đến sức khỏe người tiêu dùng.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm với các công việc và điều kiện làm việc khác nhau liên quan đến chuyên môn được đào tạo, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm đối với nhóm về những việc mình được phân công;
– Có năng lực nắm bắt rõ chuyên môn, định hướng hoạt động và hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ thu hoạch, xử lý sơ chế sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có năng lực tổ chức nhóm chuyên môn, đặt ra mục tiêu và điều hành hoạt động nhóm, định hướng công việc, đưa ra nhận xét, kết luận chuyên môn liên quan đến Công nghệ sau thu hoạch;
– Có năng lực lập kế hoạch sản xuất, định hướng và xây dựng lộ trình phát triển của hoạt động sản xuất, của các nguồn lực. Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trên quy trình bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có năng lực lập kế hoạch hoạt động, phát huy tối đa năng lực lao động, sáng tạo của từng thành viên và của cả nhóm;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Cơ hội việc làm (vị trí việc làm, đơn vị tuyển dụng)
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch bậc đại học có thể công tác ở các vị trí sau:
+ Nhân viên Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát chất lượng (QA: Quality Assurance) tại các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm.
+ Giám sát kỹ thuật, quản lí và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm.
+ Nghiên cứu viên trong các cơ sở nghiên cứu về dinh dưỡng, thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.
+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,…
+ Sau khi tốt nghiệp bậc đại học, người học có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Các chuyên ngành người học có thể theo học (cả trong và ngoài nước) bao gồm: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học.

4. Năng lực cơ sở đào tạo (điều kiện học tập, thực hành, môi trường học tập)
5.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Theo chương trình đào tạo, sinh viên vẫn đang được đào tạo theo 02 khối kiến thức thuộc Kiến thức đại cương và Kiến thức ngành. Để phục vụ tốt cho chương trình đào tạo và trang bị kỹ năng thực hành cho sinh viên, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị hệ thống các phòng thí nghiệm cơ bản phục vụ các bài thực hành kiến thức cơ bản và hệ thống phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho các môn học chuyên môn ngành Công nghệ sau thu hoạch. Trong đó, Khoa Cơ khí – Công nghệ được trang bị hệ thống 6 phòng thí nghiệm chuyên ngành bao gồm: phòng thực hành Kiểm định chất lượng thực phẩm, phòng thực hành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, phòng thực hành Vi sinh thực phẩm, phòng thực hành Kiểm tra chất lượng thực phẩm, phòng thực hành Đánh giá cảm quan thực phẩm và phòng thực hành Công nghệ lên men. Với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm trên có thể đáp ứng nhu cầu cho toàn thể sinh viên chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch tham gia thực tập và nghiên cứu khoa học hằng năm.
5.2. Đội ngũ giáo viên
Có 22 cán bộ giáo viên trong Khoa tham gia giảng dạy (1 PGS.TS, 6 TS, 15 ThS) và các giảng viên có uy tín trong ngành được mời thỉnh giảng. Trong đó, tất cả 08 giáo viên, chuyên viên đảm nhận quản lý và đào tạo chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.
6. Nội dung chương trình (Tên và khối lượng các học phần)

TT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 31
I Lý luận chính trị 10
1 CTR1016 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 CTR1017 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 CTR1033 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
4 CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 17
5 CBAN12002 Toán cao cấp 2
6 CBAN12202 Toán thống kê 2
7 CBAN10304 Hóa học 4
8 CBAN12302 Vật lý 2
9 CBAN11902 Tin học 2
10 CBAN11803 Sinh học 3
11 CBAN10502 Hóa lý 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
12 TNMT29402 Nhà nước và pháp luật 2
13 KNPT14602 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 97
I Kiến thức cơ sở ngành 27
Bắt buộc 21
14 CKCN22102 Công nghệ lạnh thực phẩm 2
15 CKCN31194 Hóa sinh thực phẩm 4
16 CKCN25902 Nhiệt kỹ thuật 2
17 CKCN31262 Quá trình và thiết bị chuyển khối 2
18 CKCN31272 Quá trình và thiết bị cơ học 2
19 CKCN31292 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt 2
20 CKCN31302 Sinh lý, sinh hóa nông sản sau thu hoạch 2
21 CKCN31412 Thực hành hóa sinh – vi sinh vật thực phẩm 2
22 CKCN19303 Vi sinh thực phẩm 3
Tự chọn (Chọn 6/13) 6
23 CKCN31433 Vật liệu cơ khí và công nghệ kim loại 3
24 CKCN23402 Hóa học thực phẩm 2
25 CKCN25102 Kỹ thuật thực phẩm 2
26 CKCN24702 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 2
27 CKCN29102 Vật lý học thực phẩm 2
28 CKCN31182 Hình họa – vẽ kỹ thuật 2
II Kiến thức ngành 45
Bắt buộc 35
29 CKCN31033 Công nghệ bảo quản và chế biến rau, quả 3
30 CKCN31042 Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao 2
31 CKCN31092 Công nghệ sau thu hoạch ngũ cốc, đậu đỗ 2
32 CKCN31053 Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa 3
33 CKCN31073 Công nghệ đường mía, bánh kẹo 3
34 CKCN31103 Đánh giá chất lượng thực phẩm 3
35 CKCN31123 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 3
36 CKCN31162 Đồ án thiết bị 2
38 CKCN24502 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
39 CKCN29402 Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm 2
40 CKCN31312 Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch 2
41 CKCN26702 Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm 2
42 CKCN31352 Thực hành chuyên ngành 2
43 CKCN27902 Thực phẩm truyền thống 2
44 CKCN31062 Công nghệ chế biến thủy sản 2
Tự chọn (Chọn 10/20) 10
45 CKCN21902 Công nghệ đồ uống 2
46 CKCN26802 Quy hoạch thực nghiệm 2
47 CKCN27802 Thiết kế nhà máy thực phẩm 2
48 CKCN21102 Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm 2
49 CKCN26202 Phụ gia thực phẩm 2
50 CKCN22002 Công nghệ enzyme 2
51 CKCN20202 Bao gói thực phẩm 2
52 CKCN22202 Công nghệ sấy nông sản thực phẩm 2
53 CKCN31372 Thực hành chuyên ngành thực phẩm 2 2
54 CKCD25302 Năng lượng tái tạo 2
III Kiến thức bổ trợ 8
55 KNPT23002 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
56 KNPT24802 Xây dựng và quản lý dự án 2
57 KNPT21602 Kỹ năng mềm 2
58 KNPT28802 Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp 7
59 CKCN28601 Tiếp cận nghề 1
60 CKCN31333 Thao tác nghề 3
61 CKCN28103 Thực tế nghề 3
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 10
62 CKCN23910 Khóa luận tốt nghiệp 10
63 CKCN29606 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 6
64 CKCN31132 Đồ án chuyên ngành 2
65 CKCN21052 Marketing nông sản và thực phẩm 2
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 128

Theo:

NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

Danh sách đơn vị tuyển dụng sinh viên Khoa Cơ khí – Công nghệ tại Ngày hội việc làm 2016 >>>

Thông tin tuyển sinh năm 2019 (xem chi tiết tại đây)

1. Giới thiệu chung
–  Tên chương trình:   Kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch
–  Trình độ đào tạo:     Đại học
–  Ngành đào tạo:       Công nghệ sau thu hoạch
–  Mã số:                    7540104
–  Loại hình đào tạo:   Chính quy
–  Tổng số tín chỉ:      128 tín chỉ
–  Thời gian đào tạo:  4 năm
– Tổng chỉ tiêu xét tuyển: 120 (trong đó có 72 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và 48 chỉ tiêu dựa vào kết quả học tập THPT) 
– Tổ hợp môn xét tuyển:  

Tổ hợp môn xét tuyển Mã tổ hợp môn xét tuyển
1. Toán, Sinh học, Hóa học B00
2. Toán, Vật lí, Hóa học A00
3. Toán, Vật lí, Tiếng Anh A01
4. Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh D01

2.Chuẩn đầu ra
2.1. Chuẩn về kiến thức

a. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường;
b. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:
– Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ sau thu hoạch;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
c. Kiến thức chung khối ngành:
Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, hóa học, hóa lý, sinh học làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ sau thu hoạch.
d. Kiến thức về nghề nghiệp: 
– Vận dụng được kiến thức về đặc điểm thành phần hóa học, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và những biến đổi có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, chế biến các loại nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về nguyên lý của quá trình bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về các công nghệ và khả năng lựa chọn công nghệ thích hợp cho hoạt động bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm theo nhóm và loại nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về quản lý các yếu tố tác động, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của nông sản, thực phẩm và đề ra các giải pháp thích hợp giúp hạn chế tổn thất sau thu hoạch;
– Vận dụng được kiến thức về các kỹ thuật, công nghệ truyền thống và hiện đại trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện trong lĩnh vực hoạt động công nghệ sau thu hoạch với nông sản, thực phẩm.
– Vận dụng được kiến thức về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn Công nghệ sau thu hoạch;
– Vận dụng được kiến thức về nguyên lý thiết kế nhà máy, bố trí sơ đồ dây chuyền công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất của cơ sở bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về nguyên tắc cấu tạo, vận hành thiết bị và cách khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất;
– Vận dụng được kiến thức về vai trò của nông sản, thực phẩm đối với sự sống của con người, phương pháp sử dụng an toàn, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng;
đ. Kiến thức bổ trợ:
– Vận dụng được kiến thức về cách tổ chức nhóm cho các hoạt động khoa học và thực tiễn, phương pháp lấy thông tin và truyền tải chính xác các kiến thức chuyên môn đến những đối tượng khác nhau;
– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;
– Vận dụng được kiến thức về lập các dự án và triển khai thực tế liên quan đến sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm;
– Vận dụng được kiến thức về các chất phụ gia phổ biến hiện nay, các quy định của pháp luật và cách thức ứng dụng trong sản xuất;
2.2. Chuẩn về kỹ năng
a. Kỹ năng về nghề nghiệp:
– Có kỹ năng nhận biết sự phù hợp, đúng đắn, những sự cố cần khắc phục trong quá trình sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng sử dụng, vận hành, sửa chữa các thiết bị đơn giản phục vụ hoạt động thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm trên dây chuyền chế biến từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế về chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng phân tích, đánh giá chất lượng (vật lý, hóa học, vi sinh vật,…), giá trị dinh dưỡng và cảm quan của nông sản, thực phẩm;
– Có kỹ năng tự nghiên cứu, tự tổ chức sản xuất, dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong lĩnh vực tiền thu hoạch (pre-harvest), thu hoạch (harvest) và sau thu hoạch (post-harvest);
– Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Có kỹ năng tổ chức thông tin, hệ thống hóa kiến thức và truyền đạt vấn đề chuyên môn trong công nghệ sau thu hoạch đến người khác;
– Có kỹ năng thao tác phòng thí nghiệm.
b. Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;
– Có kỹ năng tự chủ: tự đánh giá nguồn thông tin, thu thập và xử lý thông tin, viết báo váo và trình bày một chủ đề liên quan đến chuyên môn hoặc liên quan đến văn hóa, lối sống nhằm phục vụ cho sự phát triển của bản thân, cho những người xung quanh và cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất;
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập và duy trì hoạt động cho các nhóm có cùng mục tiêu. Đưa ra chiến lược phát triển nhóm và thúc đẩy sự tương tác với các nhóm liên quan;
– Có kỹ năng điều hành, phân công công việc và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm và từng thành viên trong nhóm;
– Có kỹ năng sắp xếp thông tin, sắp xếp ý tưởng, lập luận và giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình với các cá nhân, tổ chức. Khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân, với xã hội và tuân theo luật pháp;
– Có kỹ năng nhận biết các chất sử dụng làm phụ gia thực phẩm, xác định và đánh giá được tác động của chúng đến chất lượng thực phẩm và đến sức khỏe người tiêu dùng.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm với các công việc và điều kiện làm việc khác nhau liên quan đến chuyên môn được đào tạo, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm đối với nhóm về những việc mình được phân công;
– Có năng lực nắm bắt rõ chuyên môn, định hướng hoạt động và hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ thu hoạch, xử lý sơ chế sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có năng lực tổ chức nhóm chuyên môn, đặt ra mục tiêu và điều hành hoạt động nhóm, định hướng công việc, đưa ra nhận xét, kết luận chuyên môn liên quan đến Công nghệ sau thu hoạch;
– Có năng lực lập kế hoạch sản xuất, định hướng và xây dựng lộ trình phát triển của hoạt động sản xuất, của các nguồn lực. Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trên quy trình bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;
– Có năng lực lập kế hoạch hoạt động, phát huy tối đa năng lực lao động, sáng tạo của từng thành viên và của cả nhóm;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Cơ hội việc làm (vị trí việc làm, đơn vị tuyển dụng)
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch bậc đại học có thể công tác ở các vị trí sau:
+ Nhân viên Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát chất lượng (QA: Quality Assurance) tại các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm.
+ Giám sát kỹ thuật, quản lí và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm.
+ Nghiên cứu viên trong các cơ sở nghiên cứu về dinh dưỡng, thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.
+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,…
+ Sau khi tốt nghiệp bậc đại học, người học có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Các chuyên ngành người học có thể theo học (cả trong và ngoài nước) bao gồm: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học.

4. Năng lực cơ sở đào tạo (điều kiện học tập, thực hành, môi trường học tập)
5.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Theo chương trình đào tạo, sinh viên vẫn đang được đào tạo theo 02 khối kiến thức thuộc Kiến thức đại cương và Kiến thức ngành. Để phục vụ tốt cho chương trình đào tạo và trang bị kỹ năng thực hành cho sinh viên, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị hệ thống các phòng thí nghiệm cơ bản phục vụ các bài thực hành kiến thức cơ bản và hệ thống phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho các môn học chuyên môn ngành Công nghệ sau thu hoạch. Trong đó, Khoa Cơ khí – Công nghệ được trang bị hệ thống 6 phòng thí nghiệm chuyên ngành bao gồm: phòng thực hành Kiểm định chất lượng thực phẩm, phòng thực hành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, phòng thực hành Vi sinh thực phẩm, phòng thực hành Kiểm tra chất lượng thực phẩm, phòng thực hành Đánh giá cảm quan thực phẩm và phòng thực hành Công nghệ lên men. Với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm trên có thể đáp ứng nhu cầu cho toàn thể sinh viên chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch tham gia thực tập và nghiên cứu khoa học hằng năm.
5.2. Đội ngũ giáo viên
Có 22 cán bộ giáo viên trong Khoa tham gia giảng dạy (1 PGS.TS, 6 TS, 15 ThS) và các giảng viên có uy tín trong ngành được mời thỉnh giảng. Trong đó, tất cả 08 giáo viên, chuyên viên đảm nhận quản lý và đào tạo chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.
6. Nội dung chương trình (Tên và khối lượng các học phần)

TT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 31
I Lý luận chính trị 10
1 CTR1016 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 CTR1017 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 CTR1033 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
4 CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 17
5 CBAN12002 Toán cao cấp 2
6 CBAN12202 Toán thống kê 2
7 CBAN10304 Hóa học 4
8 CBAN12302 Vật lý 2
9 CBAN11902 Tin học 2
10 CBAN11803 Sinh học 3
11 CBAN10502 Hóa lý 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
12 TNMT29402 Nhà nước và pháp luật 2
13 KNPT14602 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 97
I Kiến thức cơ sở ngành 27
Bắt buộc 21
14 CKCN22102 Công nghệ lạnh thực phẩm 2
15 CKCN31194 Hóa sinh thực phẩm 4
16 CKCN25902 Nhiệt kỹ thuật 2
17 CKCN31262 Quá trình và thiết bị chuyển khối 2
18 CKCN31272 Quá trình và thiết bị cơ học 2
19 CKCN31292 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt 2
20 CKCN31302 Sinh lý, sinh hóa nông sản sau thu hoạch 2
21 CKCN31412 Thực hành hóa sinh – vi sinh vật thực phẩm 2
22 CKCN19303 Vi sinh thực phẩm 3
Tự chọn (Chọn 6/13) 6
23 CKCN31433 Vật liệu cơ khí và công nghệ kim loại 3
24 CKCN23402 Hóa học thực phẩm 2
25 CKCN25102 Kỹ thuật thực phẩm 2
26 CKCN24702 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 2
27 CKCN29102 Vật lý học thực phẩm 2
28 CKCN31182 Hình họa – vẽ kỹ thuật 2
II Kiến thức ngành 45
Bắt buộc 35
29 CKCN31033 Công nghệ bảo quản và chế biến rau, quả 3
30 CKCN31042 Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao 2
31 CKCN31092 Công nghệ sau thu hoạch ngũ cốc, đậu đỗ 2
32 CKCN31053 Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa 3
33 CKCN31073 Công nghệ đường mía, bánh kẹo 3
34 CKCN31103 Đánh giá chất lượng thực phẩm 3
35 CKCN31123 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 3
36 CKCN31162 Đồ án thiết bị 2
38 CKCN24502 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
39 CKCN29402 Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm 2
40 CKCN31312 Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch 2
41 CKCN26702 Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm 2
42 CKCN31352 Thực hành chuyên ngành 2
43 CKCN27902 Thực phẩm truyền thống 2
44 CKCN31062 Công nghệ chế biến thủy sản 2
Tự chọn (Chọn 10/20) 10
45 CKCN21902 Công nghệ đồ uống 2
46 CKCN26802 Quy hoạch thực nghiệm 2
47 CKCN27802 Thiết kế nhà máy thực phẩm 2
48 CKCN21102 Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm 2
49 CKCN26202 Phụ gia thực phẩm 2
50 CKCN22002 Công nghệ enzyme 2
51 CKCN20202 Bao gói thực phẩm 2
52 CKCN22202 Công nghệ sấy nông sản thực phẩm 2
53 CKCN31372 Thực hành chuyên ngành thực phẩm 2 2
54 CKCD25302 Năng lượng tái tạo 2
III Kiến thức bổ trợ 8
55 KNPT23002 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
56 KNPT24802 Xây dựng và quản lý dự án 2
57 KNPT21602 Kỹ năng mềm 2
58 KNPT28802 Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp 7
59 CKCN28601 Tiếp cận nghề 1
60 CKCN31333 Thao tác nghề 3
61 CKCN28103 Thực tế nghề 3
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 10
62 CKCN23910 Khóa luận tốt nghiệp 10
63 CKCN29606 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 6
64 CKCN31132 Đồ án chuyên ngành 2
65 CKCN21052 Marketing nông sản và thực phẩm 2
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 128

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here