Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC – HỆ CHÍNH QUY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC HUẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-ĐHNL ngày  14 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)

Thông tin tuyển sinh năm 2020 (xem chi tiết tại đây)

  1. Chuẩn về kiến thức

1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế

– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;

– Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường;

1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:

– Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ sau thu hoạch;

–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.

1.3. Kiến thức chung khối ngành:

Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, hóa học, hóa lý, sinh học làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ sau thu hoạch.

1.4. Kiến thức về nghề nghiệp: 

– Vận dụng được kiến thức về đặc điểm thành phần hóa học, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và những biến đổi có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, chế biến các loại nông sản, thực phẩm;

– Vận dụng được kiến thức về nguyên lý của quá trình bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;

– Vận dụng được kiến thức về các công nghệ và khả năng lựa chọn công nghệ thích hợp cho hoạt động bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm theo nhóm và loại nông sản, thực phẩm;

– Vận dụng được kiến thức về quản lý các yếu tố tác động, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của nông sản, thực phẩm và đề ra các giải pháp thích hợp giúp hạn chế tổn thất sau thu hoạch;

– Vận dụng được kiến thức về các kỹ thuật, công nghệ truyền thống và hiện đại trong bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;

– Vận dụng được kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện trong lĩnh vực hoạt động công nghệ sau thu hoạch với nông sản, thực phẩm.

– Vận dụng được kiến thức về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn Công nghệ sau thu hoạch;

– Vận dụng được kiến thức về nguyên lý thiết kế nhà máy, bố trí sơ đồ dây chuyền công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất của cơ sở bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;

– Vận dụng được kiến thức về nguyên tắc cấu tạo, vận hành thiết bị và cách khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất;

– Vận dụng được kiến thức về vai trò của nông sản, thực phẩm đối với sự sống của con người, phương pháp sử dụng an toàn, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng;

1.5. Kiến thức bổ trợ:

– Vận dụng được kiến thức về cách tổ chức nhóm cho các hoạt động khoa học và thực tiễn, phương pháp lấy thông tin và truyền tải chính xác các kiến thức chuyên môn đến những đối tượng khác nhau;

– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;

– Vận dụng được kiến thức về lập các dự án và triển khai thực tế liên quan đến sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm;

– Vận dụng được kiến thức về các chất phụ gia phổ biến hiện nay, các quy định của pháp luật và cách thức ứng dụng trong sản xuất;

  1. Chuẩn về kỹ năng

2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp:

– Có kỹ năng nhận biết sự phù hợp, đúng đắn, những sự cố cần khắc phục trong quá trình sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;

– Có kỹ năng sử dụng, vận hành, sửa chữa các thiết bị đơn giản phục vụ hoạt động thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản, thực phẩm;

– Có kỹ năng quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm trên dây chuyền chế biến từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế về chế biến nông sản, thực phẩm;

– Có kỹ năng phân tích, đánh giá chất lượng (vật lý, hóa học, vi sinh vật,…), giá trị dinh dưỡng và cảm quan của nông sản, thực phẩm;

– Có kỹ năng tự nghiên cứu, tự tổ chức sản xuất, dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong lĩnh vực tiền thu hoạch (pre-harvest), thu hoạch (harvest) và sau thu hoạch (post-harvest);

– Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Có kỹ năng tổ chức thông tin, hệ thống hóa kiến thức và truyền đạt vấn đề chuyên môn trong công nghệ sau thu hoạch đến người khác;

– Có kỹ năng thao tác phòng thí nghiệm.

2.2. Kỹ năng mềm:

– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;

– Có kỹ năng tự chủ: tự đánh giá nguồn thông tin, thu thập và xử lý thông tin, viết báo váo và trình bày một chủ đề liên quan đến chuyên môn hoặc liên quan đến văn hóa, lối sống nhằm phục vụ cho sự phát triển của bản thân, cho những người xung quanh và cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất;

– Có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập và duy trì hoạt động cho các nhóm có cùng mục tiêu. Đưa ra chiến lược phát triển nhóm và thúc đẩy sự tương tác với các nhóm liên quan;

– Có kỹ năng điều hành, phân công công việc và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm và từng thành viên trong nhóm;

– Có kỹ năng sắp xếp thông tin, sắp xếp ý tưởng, lập luận và giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình với các cá nhân, tổ chức. Khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân, với xã hội và tuân theo luật pháp;

– Có kỹ năng nhận biết các chất sử dụng làm phụ gia thực phẩm, xác định và đánh giá được tác động của chúng đến chất lượng thực phẩm và đến sức khỏe người tiêu dùng.

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm với các công việc và điều kiện làm việc khác nhau liên quan đến chuyên môn được đào tạo, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm đối với nhóm về những việc mình được phân công;

– Có năng lực nắm bắt rõ chuyên môn, định hướng hoạt động và hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ thu hoạch, xử lý sơ chế sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;

– Có năng lực tổ chức nhóm chuyên môn, đặt ra mục tiêu và điều hành hoạt động nhóm, định hướng công việc, đưa ra nhận xét, kết luận chuyên môn liên quan đến Công nghệ sau thu hoạch;

– Có năng lực lập kế hoạch sản xuất, định hướng và xây dựng lộ trình phát triển của hoạt động sản xuất, của các nguồn lực. Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trên quy trình bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm;

– Có năng lực lập kế hoạch hoạt động, phát huy tối đa năng lực lao động, sáng tạo của từng thành viên và của cả nhóm;

– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tại sao bạn nên học đại học?

Một số người cho rằng không cần học đại học cũng thành công. Những người đọc nhiều, học nhiều đều biết Michael Dell (Quản trị tập đoàn máy tính Dell), Bill Gates (Người sáng lập hãng Microsoft), Mark Zuckerberg (Người sáng lập ra facebook), Henry Ford (Chủ hãng xe hơi Ford),… là những gương thành công, những tỷ phú không qua đào tạo ở trường đại học nào. Tuy nhiên, nhận định đó là không đúng. Vậy tại sao bạn phải học đại học? Đơn giản bởi có hàng triệu triệu người bỏ học nhưng chỉ có 1 Michael Dell, 1 Mark Zuckerberg, 1 Bill Gates,…nghĩa là người thành công mà không học đại học thì đếm được nhưng những người thành công đã từng học đại học thì nhiều không thể kể hết. Tỷ lệ người thành công đã từng học đại học luôn cao hơn rất nhiều so với người thành công nhưng chưa từng học đại học.
Sinh viên CNSTH thực tập tại Nhà máy

Thông tin cơ bảnChuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch được quản lý trực tiếp bởi Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Cơ khí-Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Liên lạcTư vấn chuyên môn:
1. Tiến sĩ Nguyễn Đức Chung
Trưởng Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch
Phone: 0932.454.267
Email: nguyenducchung@huaf.edu.vn

2. Tiến sĩ Nguyễn Văn Toản
Trưởng Khoa Cơ khí-Công nghệ.
Phone: 0935.966.123
Email: nguyenvantoan@huaf.edu.vn
Trang web: https://ckcn.huaf.edu.vn/
Thông tin tuyển sinh:
http://tuyensinh.hueuni.edu.vn/
(chọn: Đơn vị/Trường Đại học Nông Lâm)
Mã trường: DHL
Tổ hợp môn xét tuyển:
A00 (Toán, Lý, Hóa),
A02 (Toán, Lý, Sinh),
B00 (Toán, Hóa, Sinh) và
D08 (Toán, Anh, Sinh)

Bộ môn công nghệ sau thu hoạch
Khoa cơ khí – công nghệ
Trường đại học nông lâm
Đại học huế

Hãy chọn ngành Công nghệ sau thu hoạch vì bạn có:Cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp
Sinh viên được đào tạo cả 2 khối kiến thức đại cương (1 năm) và kiến thức chuyên ngành (3 năm). Năng lực chuyên môn được trang bị bởi đội ngũ giảng viên đông đảo, có trình độ cao: 1 Phó Giáo sư, 5 Tiến sĩ, và 16 Thạc sĩ (trong đó có 5 giảng viên đang học để lấy bằng Tiến sĩ).
Được trải nghiệm thực tế sản xuất qua 03 học phần thực tập Tiếp cận nghề, Thao tác nghề, Thực tế nghề. Có cơ hội tự trau dồi bản thân cả về kiến thức, sức khỏe lẫn tinh thần bằng cách tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm như: CLB Giọt hồng, CLB Ngoại ngữ, CLB Nghiên cứu khoa học…

Cơ hội được đi thực tập sinh nước ngoài hoặc xuất khẩu lao động.
Lý do quan trọng nữa là sinh viên khi đang học trong nhà trường và sau khi tốt nghiệp luôn có cơ hội học tập hoặc đi thực tập sinh ở nước ngoài. Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục với Thái Lan, đi thực tập nghề tại Nhật Bản, tại Israel, sau khi ra trường có thể được đi xuất khẩu lao động từ 1 – 3 năm ở Nhật Bản.

Cơ hội được học cao hơn sau khi ra trường.
Kỹ sư CNSTH có thể học thêm một bằng đại học khác cùng nhóm ngành hoặc học tiếp cao học (Thạc sĩ) hoặc nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) ở các trường đại học trong và ngoài nước. Sinh viên ngành CNSTH sẽ được đào tạo để có kỹ năng học tập suốt đời.
Cơ hội việc làm cao cho sinh viên CNSTH
Ngành CNSTH được coi là “Ngành học đầy tiềm năng” với “cơ hội nghề nghiệp đa dạng, linh hoạt” bởi có đến 70% của 95 triệu dân nước ta sống dựa vào Nông nghiệp.
Các nhà máy sản xuất thực phẩm ngày càng nhiều, số cơ sở thu mua và chế biến nông sản không ngừng tăng lên sẽ là cơ hội để kỹ sư CNSTH có cơ hội làm việc hoặc tự mình gây dựng và làm chủ những cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản, thực phẩm, đồ uống.
Kỹ sư CNSTH có thể làm việc ở các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, làm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, làm quản lý hoặc nhân viên tại các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm, hệ thống các siêu thị có kinh doanh thực phẩm.

Một số doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo
1.      Công ty TNHH Bia Huế
2.      Xí nghiệp nước khoáng Alba, Thanh Tân
3.      Tổng công ty đường Quảng Ngãi
4.      Công ty TH True Milk, Nghệ An
5.      Công ty TNHH MTV Thành Thành Công – Gia Lai (Tập đoàn Thành Thành Công)
6.      Công ty thực phẩm Á Châu, Huế
7.      Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế
8.      Tập đoàn CP Việt Nam, Công ty CP Huế
9.      Công ty TNHH Khánh Sủng, Sóc Trăng
10.  Công ty TNHH MTV Hoàng Tuấn Tùng, Quảng Trị
11.  Công ty TNHH cà phê Gia Nguyễn
12.  Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Quảng Bình
13.  Công ty cổ phần XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh
14.  Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An
15.  Công ty Cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu, Nghệ An
16.  Chi cục dự trữ lương thực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị
17.  Nhà máy chế biến tinh bột sắn FOCOCEV ở các tỉnh Quảng Nam, TT. Huế, Quảng Trị
18.  Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre
19.  Viện công nghệ sinh học, Đại học Huế

Sinh viên tốt nghiệp CNSTH đang làm việc ở:
1.      Tập đoàn CP Việt Nam
2.      Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam
3.      Công ty Công nghệ sinh học R.E.P, TP.Hồ Chí Minh
4.      Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm và thực phẩm Thừa Thiên Huế
5.      Các công ty chế biến thủy sản trên cả nước như: Công ty CP XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH Duy Đại Chi nhánh Thừa Thiên Huế,
6.      Công ty chế biến tinh bột sắn FOCOCEV Chi nhánh tại TT Huế, Quảng Trị, Quảng Nam…
7.      Công ty bia rượu, nước uống: Công ty Cổ phần Thanh Tân Huế, Công ty TNHH Bia Huế, Công ty Bia Hà Nội-Quảng Bình, Hà Nội-Quảng Trị, Hà Nội-Nghệ An, Công ty TNHH MTV thực phẩm Huế (Nhà máy rượu Sake)…
8.      Các tập đoàn siêu thị lớn: BigC, Co-op Mart,…
9.      Các Nhà máy chế biến sữa, bột ngọt, bánh kẹo, cà phê, thủy sản tại Khu công nghiệp: Xí nghiệp Bánh kẹo Huế, TH True milk Nghệ An, Công ty CPHH Vedan Việt Nam…
10.   Các trung tâm, Viện nghiên cứu rau quả trên cả nước, nghiên cứu sản xuất rau quả theo hướng an toàn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP…
Và rất nhiều Công ty, Tổ chức quản lý, Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm khác trên cả nước.

Những địa chỉ cần thiết liên quan đến tuyển sinh 2018 của ĐH Huế
1.      Trang thông tin tuyển sinh: http://tuyensinh.hueuni.edu.vn/
2.      Các thông báo tuyển sinh chính thức của Đaih học Huế: http://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/Category/tin-tuyen-sinh.html
3.      Ngưỡng điểm sét tuyển (điểm sàn) dự kiến của Đại học Huế: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-hue-du-kien-nguong-dam-bao-chat-luong-xet-tuyen-tu-14-15-diem-tro-len-20180714104722544.htm

Thông tin về Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế
1.      Thông tin chung: http://huaf.edu.vn/
2.      Tuyển sinh: http://tuyensinh.huaf.edu.vn/
3.      Facebook thông tin tuyển sinh ĐH Nông Lâm Huế: https://vi-vn.facebook.com/truongdaihocnonglamhue/

Đại học Nông Lâm – Đại học Huế thông báo tuyển sinh 1972 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT QG năm 2018 và 448 chỉ tiêu dựa vào các phương thức khác.
Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế dự kiến công bố kết quả trúng tuyển tại địa chỉ http://tuyensinh.hueuni.edu.vn trước 17 giờ 00 ngày 06/8/2018.

Theo:

Tại sao bạn nên học đại học?

Một số người cho rằng không cần học đại học cũng thành công. Những người đọc nhiều, học nhiều đều biết Michael Dell (Quản trị tập đoàn máy tính Dell), Bill Gates (Người sáng lập hãng Microsoft), Mark Zuckerberg (Người sáng lập ra facebook), Henry Ford (Chủ hãng xe hơi Ford),… là những gương thành công, những tỷ phú không qua đào tạo ở trường đại học nào. Tuy nhiên, nhận định đó là không đúng. Vậy tại sao bạn phải học đại học? Đơn giản bởi có hàng triệu triệu người bỏ học nhưng chỉ có 1 Michael Dell, 1 Mark Zuckerberg, 1 Bill Gates,…nghĩa là người thành công mà không học đại học thì đếm được nhưng những người thành công đã từng học đại học thì nhiều không thể kể hết. Tỷ lệ người thành công đã từng học đại học luôn cao hơn rất nhiều so với người thành công nhưng chưa từng học đại học.

Sinh viên CNSTH thực tập tại Nhà máy
Thông tin cơ bảnChuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch được quản lý trực tiếp bởi Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Cơ khí-Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Liên lạcTư vấn chuyên môn:
1. Tiến sĩ Nguyễn Đức Chung
Trưởng Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch
Phone: 0932.454.267
Email: nguyenducchung@huaf.edu.vn

2. Tiến sĩ Nguyễn Văn Toản
Trưởng Khoa Cơ khí-Công nghệ.
Phone: 0935.966.123
Email: nguyenvantoan@huaf.edu.vn
Trang web: https://ckcn.huaf.edu.vn/
Thông tin tuyển sinh:
http://tuyensinh.hueuni.edu.vn/
(chọn: Đơn vị/Trường Đại học Nông Lâm)
Mã trường: DHL
Tổ hợp môn xét tuyển:
A00 (Toán, Lý, Hóa),
A02 (Toán, Lý, Sinh),
B00 (Toán, Hóa, Sinh) và
D08 (Toán, Anh, Sinh)

Bộ môn công nghệ sau thu hoạch
Khoa cơ khí – công nghệ
Trường đại học nông lâm
Đại học huế

Hãy chọn ngành Công nghệ sau thu hoạch vì bạn có:Cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp
Sinh viên được đào tạo cả 2 khối kiến thức đại cương (1 năm) và kiến thức chuyên ngành (3 năm). Năng lực chuyên môn được trang bị bởi đội ngũ giảng viên đông đảo, có trình độ cao: 1 Phó Giáo sư, 5 Tiến sĩ, và 16 Thạc sĩ (trong đó có 5 giảng viên đang học để lấy bằng Tiến sĩ).
Được trải nghiệm thực tế sản xuất qua 03 học phần thực tập Tiếp cận nghề, Thao tác nghề, Thực tế nghề. Có cơ hội tự trau dồi bản thân cả về kiến thức, sức khỏe lẫn tinh thần bằng cách tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm như: CLB Giọt hồng, CLB Ngoại ngữ, CLB Nghiên cứu khoa học…

Cơ hội được đi thực tập sinh nước ngoài hoặc xuất khẩu lao động.
Lý do quan trọng nữa là sinh viên khi đang học trong nhà trường và sau khi tốt nghiệp luôn có cơ hội học tập hoặc đi thực tập sinh ở nước ngoài. Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục với Thái Lan, đi thực tập nghề tại Nhật Bản, tại Israel, sau khi ra trường có thể được đi xuất khẩu lao động từ 1 – 3 năm ở Nhật Bản.

Cơ hội được học cao hơn sau khi ra trường.
Kỹ sư CNSTH có thể học thêm một bằng đại học khác cùng nhóm ngành hoặc học tiếp cao học (Thạc sĩ) hoặc nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) ở các trường đại học trong và ngoài nước. Sinh viên ngành CNSTH sẽ được đào tạo để có kỹ năng học tập suốt đời.
Cơ hội việc làm cao cho sinh viên CNSTH
Ngành CNSTH được coi là “Ngành học đầy tiềm năng” với “cơ hội nghề nghiệp đa dạng, linh hoạt” bởi có đến 70% của 95 triệu dân nước ta sống dựa vào Nông nghiệp.
Các nhà máy sản xuất thực phẩm ngày càng nhiều, số cơ sở thu mua và chế biến nông sản không ngừng tăng lên sẽ là cơ hội để kỹ sư CNSTH có cơ hội làm việc hoặc tự mình gây dựng và làm chủ những cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản, thực phẩm, đồ uống.
Kỹ sư CNSTH có thể làm việc ở các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, làm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, làm quản lý hoặc nhân viên tại các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm, hệ thống các siêu thị có kinh doanh thực phẩm.

Một số doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo
1.      Công ty TNHH Bia Huế
2.      Xí nghiệp nước khoáng Alba, Thanh Tân
3.      Tổng công ty đường Quảng Ngãi
4.      Công ty TH True Milk, Nghệ An
5.      Công ty TNHH MTV Thành Thành Công – Gia Lai (Tập đoàn Thành Thành Công)
6.      Công ty thực phẩm Á Châu, Huế
7.      Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế
8.      Tập đoàn CP Việt Nam, Công ty CP Huế
9.      Công ty TNHH Khánh Sủng, Sóc Trăng
10.  Công ty TNHH MTV Hoàng Tuấn Tùng, Quảng Trị
11.  Công ty TNHH cà phê Gia Nguyễn
12.  Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Quảng Bình
13.  Công ty cổ phần XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh
14.  Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An
15.  Công ty Cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu, Nghệ An
16.  Chi cục dự trữ lương thực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị
17.  Nhà máy chế biến tinh bột sắn FOCOCEV ở các tỉnh Quảng Nam, TT. Huế, Quảng Trị
18.  Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre
19.  Viện công nghệ sinh học, Đại học Huế

Sinh viên tốt nghiệp CNSTH đang làm việc ở:
1.      Tập đoàn CP Việt Nam
2.      Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam
3.      Công ty Công nghệ sinh học R.E.P, TP.Hồ Chí Minh
4.      Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm và thực phẩm Thừa Thiên Huế
5.      Các công ty chế biến thủy sản trên cả nước như: Công ty CP XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH Duy Đại Chi nhánh Thừa Thiên Huế,
6.      Công ty chế biến tinh bột sắn FOCOCEV Chi nhánh tại TT Huế, Quảng Trị, Quảng Nam…
7.      Công ty bia rượu, nước uống: Công ty Cổ phần Thanh Tân Huế, Công ty TNHH Bia Huế, Công ty Bia Hà Nội-Quảng Bình, Hà Nội-Quảng Trị, Hà Nội-Nghệ An, Công ty TNHH MTV thực phẩm Huế (Nhà máy rượu Sake)…
8.      Các tập đoàn siêu thị lớn: BigC, Co-op Mart,…
9.      Các Nhà máy chế biến sữa, bột ngọt, bánh kẹo, cà phê, thủy sản tại Khu công nghiệp: Xí nghiệp Bánh kẹo Huế, TH True milk Nghệ An, Công ty CPHH Vedan Việt Nam…
10.   Các trung tâm, Viện nghiên cứu rau quả trên cả nước, nghiên cứu sản xuất rau quả theo hướng an toàn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP…
Và rất nhiều Công ty, Tổ chức quản lý, Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm khác trên cả nước.

Những địa chỉ cần thiết liên quan đến tuyển sinh 2018 của ĐH Huế
1.      Trang thông tin tuyển sinh: http://tuyensinh.hueuni.edu.vn/
2.      Các thông báo tuyển sinh chính thức của Đaih học Huế: http://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/Category/tin-tuyen-sinh.html
3.      Ngưỡng điểm sét tuyển (điểm sàn) dự kiến của Đại học Huế: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-hue-du-kien-nguong-dam-bao-chat-luong-xet-tuyen-tu-14-15-diem-tro-len-20180714104722544.htm

Thông tin về Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế
1.      Thông tin chung: http://huaf.edu.vn/
2.      Tuyển sinh: http://tuyensinh.huaf.edu.vn/
3.      Facebook thông tin tuyển sinh ĐH Nông Lâm Huế: https://vi-vn.facebook.com/truongdaihocnonglamhue/

Đại học Nông Lâm – Đại học Huế thông báo tuyển sinh 1972 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT QG năm 2018 và 448 chỉ tiêu dựa vào các phương thức khác.
Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế dự kiến công bố kết quả trúng tuyển tại địa chỉ http://tuyensinh.hueuni.edu.vn trước 17 giờ 00 ngày 06/8/2018.