CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC – HỆ CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-ĐHNL ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)
1. Chuẩn đầu ra
1.1. Chuẩn về kiến thức
1.1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào nghề nghiệp và thực tiễn đời sống.
– Ngoại ngữ Anh văn (B1 hoặc tương đương) theo chuẩn đầu ra chung của Đại học Huế và Nhà Trường.
1.1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực
– Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm.
– Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
3.1.3. Kiến thức chung khối ngành
Vận dụng kiến thức cơ sở về toán học, hóa học, hoá lý, vật lý, sinh học … trong thiết kế, tính toán và giải thích các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm.
3.1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
+ Vận dụng được kiến thức về ngành học Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp;
+ Phân tích và giải thích các biến đổi vật lý, hóa học và hóa sinh diễn ra trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, phân biệt được bản chất của các quá trình công nghệ, biến đổi của nguyên liệu trong từng công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm;
+ Lựa chọn, tính toán các quá trình và thiết bị cơ học, hóa lý, sinh học và nhiệt học thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm;
+ Vận dụng được kiến thức về vận hành thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm;
+ Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh, các quy định, tiêu chuẩn và luật vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Vận dụng và lựa chọn các phương pháp phân tích cơ bản và hiện đại trong phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm;
+ Vận dụng các kiến thức chuyên môn sâu về vi sinh vật, độc tố học và kiểm soát ngộ độc thực phẩm, phân tích rủi ro trong sản xuất, luật thực phẩm để áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Vận dụng được kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất thực phẩm;
+ Vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng học, an toàn thực phẩm, độc tố học thực phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật kiểm nghiệm và thanh tra an toàn thực phẩm trong kiểm tra, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cộng đồng;
+ Phân tích, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cũng như công nghệ và thiết bị trong chế biến các sản phẩm thực phẩm (thịt, cá, sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật…);
+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm kết hợp với khả năng khai thác, tổng hợp và phân tích thông tin khoa học trong soạn thảo đề cương và thực hiện đề tài nghiên cứu.
3.1.5. Kiến thức bổ trợ
– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;
– Vận dụng được kiến thức về phương pháp quản lý dự án liên quan đến lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Vận dụng được kiến thức về quản trị doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP.
3.2. Chuẩn về kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng)
+ Có kỹ năng phân tích cơ bản đối với chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đặc biệt trên lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng tham gia hoặc độc lập xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho các quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm;
+ Có kỹ năng tham gia hoặc độc lập tính toán các thông số công nghệ, lựa chọn máy và thiết bị, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất;
+ Có kỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án; đề xuất, phân tích và hiện thực hóa ý tưởng tạo sản phẩm mới;
+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin trong thực hiện vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng tham gia, xây dựng và phát triển hệ thống, tạo sản phẩm, đề xuất và giải quyết giải pháp kỹ thuật thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;
+ Có kỹ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở trong nước và quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng thao tác thực hành trong phòng thí nghiệm;
+ Có kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;
3.2.2. Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo quản, chế biến, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm;
– Có kỹ năng tự chủ, kiến tạo, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có khả năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm;
– Có kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm việc có kế hoạch, khoa học;
– Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức;
– Có kỹ năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có năng lực tự học, tự biên soạn, tổ chức và trình bày một vấn đề chuyên môn về lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm và giao tiếp được bằng nhiều hình thức như văn bản, phương tiện đa truyền thông, thuyết trình… về các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực tự chịu trách nhiệm và hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện việc phân tích, đánh giá, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm;
– Có năng lực chịu trách nhiệm trong phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Có năng lực tự tiếp cận, nắm bắt công nghệ hiện đại và định hướng ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
**********************************
NGÀNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(FOOD QUALITY ASSURANCE AND SAFETY)
– Mã số: 7540106
– Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Chương trình đào tạo: Giáo dục đại học theo học chế tín chỉ
– Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 145 tín chỉ
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm (9 học kỳ)
– Sản phẩm đào tạo: Kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm
– Tổng chỉ tiêu xét tuyển: 120 (trong đó có 72 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và 48 chỉ tiêu dựa vào kết quả học tập THPT)
– Tổ hợp môn xét tuyển:
Tổ hợp môn xét tuyển | Mã tổ hợp môn xét tuyển |
1. Toán, Sinh học, Hóa học | B00 |
2. Toán, Vật lí, Hóa học | A00 |
3. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh | D01 |
4. Toán, Vật lí, Tiếng Anh | A01 |
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tào kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm thỏa mãn các mục tiêu sau:
* Mục tiêu chung
Đào tạo Kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, có khả năng kiểm tra chất lượng thực phẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm, quản lý an toàn và đảm bảo dinh dưỡng thực phẩm; thiết kế, cải tiến, phát triển, và triển khai sản xuất sản phẩn thực phẩm ở quy mô công nghiệp; có phẩm chất chính trị, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
* Mục tiêu cụ thể
Đào tạo trình độ đại học ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, cụ thể sinh viên nắm vững:
+ Hiểu biết về kinh tế, chính trị; kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành/chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;
+ Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
+ Các kiến thức cơ sở và ngành giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng dụng, thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực Công nghệ chế biến thực phẩm, phân tích thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm từ đó phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu;
+ Khả năng tư duy, kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa.
2. Cơ hội và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm có thể tham gia công tác ở các vị trí:
+ Kỹ sư làm việc tại các phòng quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra chất lượng (QA: Quality assurance); các phòng RD (Research development), KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;
+ Kỹ sư phân tích và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm phân tích, trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm y tế, phòng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các tỉnh, thành phố hay các cơ sở ở địa phương;
+ Tham gia công tác cho các nhà phân phối thiết bị, dung cụ cho các cơ sở sản xuất hay các phòng thí nghiệm;
+ Kỹ sư điều hành các quy trình công nghệ tại các nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về Công nghiệp thực phẩm, Kiểm nghiệm thực phẩm, Dinh dưỡng, Công nghệ sau thu hoạch…;
+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Trường, Viện có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản;
+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
+ Ngoài ra, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế về Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản, Dinh dưỡng người và Đảm bảo chất lượng – An toàn thực phẩm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)
NGÀNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(FOOD QUALITY ASSURANCE AND SAFETY)
– Mã số: 7540106
– Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Chương trình đào tạo: Giáo dục đại học theo học chế tín chỉ
– Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 145 tín chỉ
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm (9 học kỳ)
– Sản phẩm đào tạo: Kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm
– Tổng chỉ tiêu xét tuyển: 120 (trong đó có 72 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và 48 chỉ tiêu dựa vào kết quả học tập THPT)
– Tổ hợp môn xét tuyển:
Tổ hợp môn xét tuyển | Mã tổ hợp môn xét tuyển |
1. Toán, Sinh học, Hóa học | B00 |
2. Toán, Vật lí, Hóa học | A00 |
3. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh | D01 |
4. Toán, Vật lí, Tiếng Anh | A01 |
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tào kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm thỏa mãn các mục tiêu sau:
* Mục tiêu chung
Đào tạo Kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, có khả năng kiểm tra chất lượng thực phẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm, quản lý an toàn và đảm bảo dinh dưỡng thực phẩm; thiết kế, cải tiến, phát triển, và triển khai sản xuất sản phẩn thực phẩm ở quy mô công nghiệp; có phẩm chất chính trị, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
* Mục tiêu cụ thể
Đào tạo trình độ đại học ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, cụ thể sinh viên nắm vững:
+ Hiểu biết về kinh tế, chính trị; kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành/chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;
+ Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
+ Các kiến thức cơ sở và ngành giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng dụng, thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực Công nghệ chế biến thực phẩm, phân tích thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm từ đó phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu;
+ Khả năng tư duy, kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa.
2. Cơ hội và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm có thể tham gia công tác ở các vị trí:
+ Kỹ sư làm việc tại các phòng quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra chất lượng (QA: Quality assurance); các phòng RD (Research development), KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;
+ Kỹ sư phân tích và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm phân tích, trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm y tế, phòng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các tỉnh, thành phố hay các cơ sở ở địa phương;
+ Tham gia công tác cho các nhà phân phối thiết bị, dung cụ cho các cơ sở sản xuất hay các phòng thí nghiệm;
+ Kỹ sư điều hành các quy trình công nghệ tại các nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về Công nghiệp thực phẩm, Kiểm nghiệm thực phẩm, Dinh dưỡng, Công nghệ sau thu hoạch…;
+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Trường, Viện có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản;
+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
+ Ngoài ra, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế về Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản, Dinh dưỡng người và Đảm bảo chất lượng – An toàn thực phẩm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)
3. Chuẩn đầu ra
3.1. Chuẩn về kiến thức
3.1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào nghề nghiệp và thực tiễn đời sống.
– Ngoại ngữ Anh văn (B1 hoặc tương đương) theo chuẩn đầu ra chung của Đại học Huế và Nhà Trường.
3.1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực
– Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm.
– Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
3.1.3. Kiến thức chung khối ngành
Vận dụng kiến thức cơ sở về toán học, hóa học, hoá lý, vật lý, sinh học … trong thiết kế, tính toán và giải thích các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm.
3.1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
+ Vận dụng được kiến thức về ngành học Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp;
+ Phân tích và giải thích các biến đổi vật lý, hóa học và hóa sinh diễn ra trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, phân biệt được bản chất của các quá trình công nghệ, biến đổi của nguyên liệu trong từng công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm;
+ Lựa chọn, tính toán các quá trình và thiết bị cơ học, hóa lý, sinh học và nhiệt học thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm;
+ Vận dụng được kiến thức về vận hành thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm;
+ Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh, các quy định, tiêu chuẩn và luật vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Vận dụng và lựa chọn các phương pháp phân tích cơ bản và hiện đại trong phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm;
+ Vận dụng các kiến thức chuyên môn sâu về vi sinh vật, độc tố học và kiểm soát ngộ độc thực phẩm, phân tích rủi ro trong sản xuất, luật thực phẩm để áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Vận dụng được kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất thực phẩm;
+ Vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng học, an toàn thực phẩm, độc tố học thực phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật kiểm nghiệm và thanh tra an toàn thực phẩm trong kiểm tra, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cộng đồng;
+ Phân tích, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cũng như công nghệ và thiết bị trong chế biến các sản phẩm thực phẩm (thịt, cá, sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật…);
+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm kết hợp với khả năng khai thác, tổng hợp và phân tích thông tin khoa học trong soạn thảo đề cương và thực hiện đề tài nghiên cứu.
3.1.5. Kiến thức bổ trợ
– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;
– Vận dụng được kiến thức về phương pháp quản lý dự án liên quan đến lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Vận dụng được kiến thức về quản trị doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP.
3.2. Chuẩn về kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng)
+ Có kỹ năng phân tích cơ bản đối với chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đặc biệt trên lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng tham gia hoặc độc lập xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho các quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm;
+ Có kỹ năng tham gia hoặc độc lập tính toán các thông số công nghệ, lựa chọn máy và thiết bị, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất;
+ Có kỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án; đề xuất, phân tích và hiện thực hóa ý tưởng tạo sản phẩm mới;
+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin trong thực hiện vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng tham gia, xây dựng và phát triển hệ thống, tạo sản phẩm, đề xuất và giải quyết giải pháp kỹ thuật thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;
+ Có kỹ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở trong nước và quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng thao tác thực hành trong phòng thí nghiệm;
+ Có kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;
3.2.2. Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo quản, chế biến, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm;
– Có kỹ năng tự chủ, kiến tạo, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có khả năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm;
– Có kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm việc có kế hoạch, khoa học;
– Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức;
– Có kỹ năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có năng lực tự học, tự biên soạn, tổ chức và trình bày một vấn đề chuyên môn về lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm và giao tiếp được bằng nhiều hình thức như văn bản, phương tiện đa truyền thông, thuyết trình… về các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực tự chịu trách nhiệm và hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện việc phân tích, đánh giá, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm;
– Có năng lực chịu trách nhiệm trong phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Có năng lực tự tiếp cận, nắm bắt công nghệ hiện đại và định hướng ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.