THAM GIA TẬP HUẤN “GIẢM THẤT THOÁT LƯƠNG THỰC ĐỂ TẠO CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG”, TẠI VIỆN MEKONG, TỈNH KHON KAEN, THÁI LAN

Hiện nay, tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng trên thế giới đang ngày càng gia tăng, nhưng lượng lương thực toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí rất lớn, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ước tính, hằng năm có khoảng 1/3 lượng lương thực của thế giới bị thất thoát hoặc sử dụng lãng phí. Tổn thất sau thu hoạch thường dao động từ 30-50%, FAO đã báo cáo mức tổn thất trung bình 45% đối với trái cây và rau quả ở các nước đang phát triển, bao gồm cả Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (2016). Thất thoát và lãng phí thực phẩm làm suy yếu tính bền vững của hệ thống thực phẩm và tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường.

Nhằm giảm thiểu những tổn thất thực phẩm và hướng đến phát triển bền vững, Khoa Cơ khí và Công Nghệ, Đại học Nông Lâm Huế đã cử Giảng viên tham gia “Chương trình tập huấn ngắn hạn về giảm thất thoát lương thực để tạo chuỗi giá trị bền vững”, tổ chức tại Viện Mekong, tỉnh Khon Kaen, Thái Lan từ 12-16/9/2022.

Hình 1. Ban tổ chức (Mekong Institute), chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch và các học viên tham gia khóa tập huấn trong buổi lễ khai mạc.

Hình 2. Chuyên gia trình bày về tình hình thất thoát lương thực ở Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam.

Hình 3. Đại diện của Đoàn Việt Nam tham gia khóa tập huấn.


Hình 4. Trao đổi thảo luận với chuyên gia


Hình 5.
Báo cáo tổng kết và đề xuất kế hoạch hành động


Hình 6.
Trao chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn

Kết quả thu được sau khóa tập huấn:

– Hiểu được bản chất, tầm quan trọng và tác động của thất thoát lương thực đến kinh tế, xã hội và môi trường; và các chương trình giảm thất thoát lương thực ở một số quốc gia.

– Xây dựng năng lực đo lường và giảm thất thoát lương thực trong các chuỗi giá trị cụ thể.

– Tìm hiểu các công nghệ sau thu hoạch thích hợp nhằm kéo dài thời gian bảo quản, giảm hao hụt và duy trì chất lượng nông sản, thực phẩm.

– Thiết lập một mạng lưới các nhà khoa học nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch nhằm thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới và cộng tác trong việc giảm thất thoát lương thực trong cộng đồng các quốc gia Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam.