ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Ngành: Kỹ thuật cơ – điện tử (Tiếng Anh: Mechatronics Engineering)
(Ban hành kèm theo quyết định số: ……/QĐ-ĐHNL ngày … tháng …năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế)
- Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có kiến thức khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở và trình độ chuyên môn vững chắc, kỹ năng thực hành giỏi để vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế quy trình và trang bị công nghệ; tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất; tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất. Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên ngành Cơ khí tự động hóa, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập và theo nhóm, sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng tự đào tạo và tham gia các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế để đạt trình độ cao hơn; có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt và ý có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 145 tín chỉ
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quy trình đào tạo: Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)
- Chuẩn đầu ra:
6.1. Chuẩn về kiến thức
- Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ), An ninh quốc phòng (chứng chỉ), các Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức goại ngữ (B1 hoặc tương đương) trong giao tiếp thông thường.
- Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:
– Vận dụng được kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Kỹ thuật cơ – điện tử;
– Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
- Kiến thức chung khối ngành:
Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành Kỹ thuật cơ – điện tử.
- Kiến thức về nghề nghiệp:
– Vận dụng kiến thức về đồ họa, vẽ kỹ thuật để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về hệ thống thiết bị cơ điện tử theo đúng các tiêu chuẩn;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp về cơ khí, điện, điện tử, khoa học máy tính, kỹ thuật robot, điều khiển và tự động hóa để tính toán, thiết kế mới hoặc cải tiến các bộ phận cụ thể của hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để lập các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, mạch điện, điện tử, đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết và thực hành nghề nghiệp để gia công, chế tạo hệ thống thiết bị truyền động, đo lường, cảm biến, mạch điện, điện tử, lập trình điều khiển, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức liên ngành về cơ khí, điện, điện tử, khoa học máy tính, kỹ thuật robot, điều khiển và tự động hóa làm nền tảng để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử, tự động hóa sản xuất;
– Vận dụng được kiến thức về xử lý số liệu, phân tích, đánh giá và tối ưu các số liệu thực nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Vận dụng được kiến thức an toàn lao động và môi trường trong đề xuất giải pháp về an toàn trong công tác chuyên môn và hoạt động sản xuất.
đ. Kiến thức bổ trợ:
– Vận dụng được kiến thức quản lý dự án, kỹ năng mềm, thực tế sản xuất để để xây dựng, quản lý, điều hành các dự án thiết kế, chế tạo, lắp đặt hay sửa chữa các hệ thống cơ điện tử;
– Vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và tổ chức, điều hành công việc chuyên môn.
6.2. Chuẩn về kỹ năng
- Kỹ năng về nghề nghiệp:
– Có kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành thành thạo để thiết kế, mô phỏng các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng về đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống cơ khí, điện, điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản làm cơ sở các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng kiến thức nghề nghiệp để trực tiếp thực hiện công tác tính toán, thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống cơ khí, điện, điện tử; đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển; lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử; kiểm tra, bảo trì, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp… hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng…các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hệ thống cơ điện tử.
- Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong lập hồ sơ, thẩm định, giám sát, tư vấn, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, quản lý dự án hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh về hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng tự chủ: làm việc có kế hoạch, tác phong chuyên nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có kỹ năng làm việc nhóm: tập hợp, phân công, điều phối, giám sát các nhóm chuyên môn;
– Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định các công tác chuyên môn về hệ thống thiết bị cơ khí, điện, điện tử, đo lường, cảm biến và lập trình điều khiển;
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân, tổ chức về chuyên môn và truyền thông.
6.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
– Có năng lực tư vấn, giám sát hoặc xử lý các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử;
– Có năng lực sáng tạo để đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành các hệ thống cơ điện tử;
– Có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các kết luận, chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong lĩnh vực sử dụng, sửa chữa;
– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;
– Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn thông thường;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới…trong lĩnh vực cơ điện tử;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Cấu trúc chương trình đào tạo
- Khối kiến giao dục đại cương: 27 tín chỉ
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 118 tín chỉ
– Kiến thức cơ sở ngành: 36 tín chỉ
Bắt buộc: 30 tín chỉ
Tự chọn: 6 tín chỉ
– Kiến thức chuyên ngành: 54 tín chỉ
Bắt buộc:42 tín chỉ
Tự chọn: 12 tín chỉ
– Kiến thức bổ trợ: 8 tín chỉ
– Thực tập nghề nghiệp: 10 tín chỉ
– Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế: 10 tín chỉ
- Nội dung chương trình
TT | Mã số HP | Tên học phần | Số tín chỉ | Bắt buộc | Tự chọn | Số tiết LT |
Số tiết TH |
HP tiên quyết |
HK thực hiện |
A. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG (xếp tuần tự các Mục và Học phần theo bản Hướng dẫn cập nhật CTĐT | 27 | 27 | |||||||
I | 10 | 10 | |||||||
1 | CTR1016 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 | 2 | Ö |
25 |
5 |
1 |
||
2 | CTR1017 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 | 3 | Ö | CTR1016 | ||||
3 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | Ö | CTR1017 | ||||
4 | CTR1033 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 | Ö | CTR1022 | ||||
Tổng | 10 | ||||||||
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường | 13 | 13 | ||||||
5 | CBAN1200 | Toán cao cấp | 2 | Ö | 30 | ||||
6 | CBAN1210 | Toán cao cấp 1 | 2 | Ö | 30 | CBAN100 | |||
7 | CBAN1220 | Toán thống kê | 2 | Ö | 20 | 10 | CBAN12002
CBAN11902 |
||
8 | CBAN12302 | Vật lý | 2 | Ö | 20 | 10 | |||
9 | CBAN12403 | Vật lý ứng dụng | 3 | Ö | 30 | 15 | CBAN12302 | ||
10 | CBAN11902 | Tin học | 2 | Ö | 15 | 15 | |||
Tổng | 13 | ||||||||
III | Khoa học xã hội và nhân văn | 4 | |||||||
11 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 | Ö | 21 | 9 | |||
12 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 | Ö | 24 | 6 | |||
Tổng | 4 | ||||||||
B. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 118 | ||||||||
I.Kiến thức cơ sở ngành | 36 | ||||||||
13 | CKCN13202 | Hình họa | 2 | Ö | 22 | 8 | 2
|
||
14 | CKCN19202 | Vẽ kỹ thuật | 2 | Ö | 23 | 7 | CKCN13202 | 3 | |
15 | CKCN20803 | Cơ học lý thuyết | 3 | Ö | 35 | 10 | CBAN12102, CBAN12403, CKCN13202 | 3 | |
16 | CKCS25003 | Sức bền vật liệu | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCN20803 | 4 | |
17 | CKCN25803 | Nguyên lý và chi tiết máy | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCN20803, CKCS25003 | 5 | |
18 | CKCN31433 | Vật liệu cơ khí và công nghệ kim loại | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCN20803
CKCN25803 |
4 | |
19 | CKCD24803 | Kỹ thuật điện và máy điện | 3 | Ö | 45 | CBAN12302 | 2 | ||
20 | CKCD24702 | Kỹ thuật điện tử | 2 | Ö | 22 | 8 | CBAN11604
CKCD24803 |
3 | |
21 | CKCD25602 | Thực hành điện tử và cảm biến | 2 | Ö | 30 | CKCD24702 | 3 | ||
22 | CKCD24603 | Hệ thống điều khiển tự động | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCD24803
CKCD24702 |
5 | |
23 | CKCD25102 | Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật | 2 | Ö | 22 | 8 | CBAN11902 | 3 | |
24 | CKCN24502 | Kỹ thuật an toàn và môi trường | 2 | Ö | 25 | 5 | CBAN12302 | 5 | |
25 | CKCD20802 | Kỹ thuật giao tiếp máy tính | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCD24702
CKCD21202 |
4 | |
26 | CKCD26202 | Trang bị điện | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCD24803 | 5 | |
27 | CKCN23102 | Dung sai kỹ thuật đo lường | 2 | Ö | 20 | 10 | CKCN19202
CKCN25803 |
3 | |
28 | CKCN25902 | Nhiệt kỹ thuật | 2 | Ö | 21 | 9 | CBAN12403 | 3 | |
29 | CKCD24502 | Đồ án nguyên lý và chi tiết máy | 2 | Ö | 30 | CKCN25803 | 6 | ||
30 | CKCD23902 | CAD trong kỹ thuật | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCN19202 | 4 | |
Tổng | 36 | 30 | 6 | ||||||
II. Kiến thức chuyên ngành | 54 | ||||||||
31 | CKCD21202 | Kỹ thuật số | 2 | Ö | 24 | 6 | CKCD24702 | 3 | |
32 | CKCD21602 | Kỹ thuật vi điều khiển | 2 | Ö | 25 | 5 | CKCD24702 | 3 | |
33 | CKCD25902 | Thực hành kỹ thuật số và vi điều khiển | 2 | Ö | 30 | CKCD21202
CKCD216 |
3 | ||
34 | CKCD20902 | Điện tử ứng dụng | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCD24702 | 3 | |
35 | CKCD24903 | Kỹ thuật lập trình PLC | 3 | Ö | 22 | 8 | CKCD24803
CKCD21202 |
5 | |
36 | CKCD25702 | Thực hành điều khiển tự động | 2 | Ö | 30 | CKCD24603 | 6 | ||
37 | CKCD21702 | Điện tử công suất | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCD20902 | 5 | |
38 | CKCD26303 | Truyền động điện | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCD24803
CKCD21602 |
6 | |
39 | CKCD25802 | Thực hành kỹ thuật điện và truyền động điện | 2 | Ö | 30 | CKCD24803 | 6 | ||
40 | CKCS22703 | Thiết kế cung cấp điện | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCD24803 | 7 | |
41 | CKCD25302 | Năng lượng tái tạo | 2 | Ö | 24 | 6 | CKCN25902 | 7 | |
42 | CKCD24402 | Đồ án Điện tử – tự động hóa | 2 | Ö | 30 | CKCD24702
CKCD24603 |
6 | ||
43 | CKCD24203 | Công nghệ CAD,CAM/CNC | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCN31433, CKCN31402, CKCN24702 | 6 | |
44 | CKCD26403 | Truyền động thủy lực – khí nén | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCD24903 | 6 | |
45 | CKCN31243 | Máy và thiết bị chế biến nông sản thực phẩm | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCN25803, CKCD26403 | 7 | |
46 | CKCD25502 | Thiết kế hệ thống cơ điện tử | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCD24903
CKCD25002 |
7 | |
47 | CKCD22102 | Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử | 2 | Ö | 30 | CKCD25502
CKCD24903 |
8 | ||
48 | CKCN31402 | Thực hành gia công kim loại | 2 | Ö | 30 | CKCN22902 | 4 | ||
49 | CKCD25002 | Kỹ thuật robot | 2 | Ö | 30 | 0 | CKCN25803
CKCN24702 |
5 | |
50 | CKCD25203 | Mạng truyền thông công nghiệp | 3 | Ö | 35 | 10 | CKCD21602
CKCD24903 |
7 | |
51 | CKCD26502 | Tự động hóa quá trình sản xuất | 2 | Ö | 30 | 0 | CKCN25803 | 8 | |
52 | CKCN31002 | Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp | 2 | Ö | 22 | 8 | CKCD24803 | 7 | |
53 | CKCN25202 | Kỹ thuật và thiết bị lạnh | 2 | Ö | 25 | 5 | CKCN25902
|
8 | |
54 | CKCD26602 | Ứng dụng phần mềm trong thiết kế cơ khí | 2 | Ö | 15 | 15 | CKCN25803 | 6 | |
55 | CKCN31252 | Ô tô máy kéo | 2 | Ö | 25 | 5 | CKCN25803 | 8 | |
56 | CKCD24302 | Điện – Điện tử trên ôtô | 2 | Ö | 30 | 0 | CKCD24803
|
8 | |
57 | CKCN26802 | Quy hoạch thực nghiệm | 2 | Ö | 30 | 0 | KNPT23002 | 6 | |
58 | CKCS24102 | Cơ học lưu chất | 2 | Ö | 25 | 5 | CKCN20803 | 7 | |
Tổng | 54 | 42 | 12 | ||||||
III. Kiến thức bổ trợ | |||||||||
59 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 | Ö | 15 | 15 | 3 | ||
60 | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 | Ö | 20 | 10 | 7 | ||
61 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 | Ö | 22 | 8 | 5 | ||
62 | KNPT28802 | Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp | 2 | Ö | 22 | 8 | 8 | ||
Tổng | 8 | 8 | |||||||
IV. Thực tập nghề nghiệp | |||||||||
63 | CKCD26102 | Tiếp cận nghề | 2 | Ö | 30 | 2 | |||
64 | CKCD25404 | Thao tác nghề | 4 | Ö | 60 | CKCN31402
|
6 | ||
65 | CKCD26004 | Thực tế nghề | 4 | Ö | 60 | CKCD25404 | 8 | ||
Tổng | 10 | 10 | |||||||
V. Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế | 10 | ||||||||
66 | CKCD23410 | Khóa luận tốt nghiệp | 10 | Ö | 150 | 9 | |||
67 | CKCD24102 | Chuyên đề Điều khiển tự động hóa | 2 | Ö | 22 | 8 | 9 | ||
68 | CKCD24002 | Chuyên đề Cơ điện tử ứng dụng | 2 | Ö | 22 | 8 | 9 | ||
69 | CKCD23506 | Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp | 6 | Ö | 90 | 9 | |||
Tổng | 10 | ||||||||
Tổng | 145 |
- Điều kiện tốt nghiệp:
– Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng;
– Chứng chỉ giáo dục thể chất;
– Chứng chỉ ngoại ngữ B1;
– Chuẩn CNTT cơ bản.
Thừa Thiên Huế, ngày 8 tháng 8 năm 2017
Ban Giám hiệu HĐKH-ĐT Thủ trưởng đơn vị
HIỆU TRƯỞNG CHỦTỊCH TRƯỞNG KHOA
PGS. TS. Lê Văn An PGS. TS. Lê Văn An TS. Nguyễn Văn Toản