Hội thảo khoa học toàn quốc “Ứng dụng công nghệ xanh hướng đến phát triển bền vững”

Chiều ngày 21/9/2024, Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Ứng dụng công nghệ xanh hướng đến phát triển bền vững”.

Đại biểu tham dự Hội thảo

Đây là hoạt động nhằm chào mừng 25 năm thành lập khoa Cơ khí và công nghệ (CKCN) trường ĐHNL, ĐHH. Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý và cán bộ giảng viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu mới về công nghệ xanh. Đây cũng là cơ hội giao lưu học tập, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời thúc đẩy việc kết nối và hợp tác giữa các đơn vị có liên kết, kết nối với Khoa cũng như Nhà trường.

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ, đại diện cho các trường Đại học trong và ngoài nước, Hội, Viện nghiên cứu; cùng với sự tham gia của đại diện các sở ban ngành, các công ty, doanh nghiệp.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn – Phó Hiệu trưởng trường ĐHNL, ĐHH phát biểu chúc mừng tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Hữu Văn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã giới thiệu tổng quan về trường ĐHNL, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo trong việc chia sẻ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sanh. Hội thảo này là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia chia sẻ những nghiên cứu mới nhất cùng nhau tìm ra các giải pháp sáng tạo. PGS.TS cũng gửi lời cảm ơn đến các đơn vị tài trợ và những nhà khoa học đã đóng góp vào sự thành công của sự kiện.

Hội thảo sẽ diễn ra với phiên toàn thể và 2 phiên chuyên môn tập trung thảo luận về các chủ đề như năng lượng tái tạo, vật liệu xanh và nông nghiệp bền vững:

– Phiên toàn thể với các Tham luận: Tham luận 1: Hoạt động NCKH & CGCN của Khoa CK&CN – Ứng dụng công nghệ xanh hướng đến phát triển bền vững – PGS. TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng Khoa CKCN; Tham luận 2: Một số xu hướng mới trong công nghệ thực phẩm xanh – GS. TS. Lê Văn Tán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Tham luận 3: Cơ giới hoá cho sản xuất lúa gạo bền vững ở Việt Nam – PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Cơ giới hoá và Sau thu hoạch.

Trình bày Tham luận 1: Hoạt động NCKH & CGCN của Khoa CK&CN – Ứng dụng công nghệ xanh hướng đến phát triển bền vững – PGS. TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng Khoa CKCN
Trình bày Tham luận 2: Một số xu hướng mới trong công nghệ thực phẩm xanh – GS. TS. Lê Văn Tán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Trình bày Tham luận 3: Cơ giới hoá cho sản xuất lúa gạo bền vững ở Việt Nam – PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Cơ giới hoá và Sau thu hoạch

– Tiểu ban 1: Ứng dụng Công nghệ xanh trong lĩnh vực Bảo quản Chế biến Nông sản Thực phẩm với các báo cáo:

Tiểu ban 1: Ứng dụng Công nghệ xanh trong lĩnh vực Bảo quản Chế biến Nông sản Thực phẩm

    + Báo cáo 1: Vi bao tinh dầu từ củ hành tím bằng kĩ thuật sấy phun – TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
+ Báo cáo 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật số vi khuẩn đến chất lượng của bột hạt mít thái (Artocarpus heterophyllus L) rang từ quá trình lên men hạt mít sử dụng vi khuẩn Lactobacillus plantarum – Ths. Huê Quốc Hòa, Trường Cao Đồng Tháp đẳng Cộng đồng
+ Báo cáo 3: Nghiên cứu khảo sát và tối ưu hóa điều kiện thu sinh khối hệ sợi nấm Cordyceps militaris nuôi cấy dịch thể – Ths. Nguyễn Thị Bích Hằng, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
+ Báo cáo 4: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm Aspergillus oryzae KZ3 có khả năng sinh pectinase và ứng dụng xử lý phế phụ phẩm vỏ cà phê – PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
+ Báo cáo 5: Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi một số tính chất hóa lý và carotenoid trong bí đỏ (Cucurbita moschata) – Ths. Phạm Bảo Nguyên, Trường Đại học Trà Vinh
+ Báo cáo 6: Kết quả nghiên cứu Công nghệ và Thiết bị nuôi và chế biến dịch giun tự động – TS. Lê Xuân Hảo, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch.

– Tiểu ban 2: Ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực Cơ khí hóa- Tự động hóa, Vật liệu mới và Năng lượng tái tạo với các báo cáo:

Tiểu ban 2: Ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực Cơ khí hóa- Tự động hóa, Vật liệu mới và Năng lượng tái tạo

    + Báo cáo 1: Cơ khí Nông nghiệp Việt Nam – Cơ hội và thách thức! – Ths. Nguyễn Thanh Dũng, Hội Cơ khí Nông nghiệp Việt Nam
+ Báo cáo 2: Công nghệ sấy kết hợp bảo quản kín – Một | số kết quả nghiên cứu và triển vọng ứng dụng tại miền Trung Việt Nam – PGS. TS. Đỗ Minh Cường, Trường Đại học Nông Lâm, Đai học Huế
+ Báo cáo 3: Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu và phát triển máy thu hoạch trong nông nghiệp dùng năng lượng xanh  – TS. Nguyễn Hữu Chúc, Trường Đại học Phú Xuân Huế
+ Báo cáo 4: Nghiên cứu chế tạo vật liệu phát quang Calcium Aluminosilicate pha tạp ion Samarium và định hướng ứng dụng trong nông nghiệp – TS. Đỗ Thanh Tiến, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
+ Báo cáo 5: Quy trình công nghệ máy sạ cụm: tiết kiệm giống, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và phù hợp với miền Trung Việt Nam – KS. Nguyễn Hữu Hiếu,  Phân hội Cơ khí Nông nghiệp Miền Trung và Tây Nguyên
+ Báo cáo 6: Nghiên cứu và ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện vật liệu tại Việt Nam – TS. Ngô Quý Tuấn, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Bên cạnh các bài bài tham luận và báo cáo, hội thảo còn diễn ra các hoạt động trưng bày poster và sản phẩm khoa học công nghệ do chính các cán bộ, nghiên cứu sinh và sinh viên Khoa CKCN thực hiện. Đây là cơ hội để cộng đồng khoa học đánh giá cao những thành quả nghiên cứu và ứng dụng của nhà trường.

Sau các phiên chuyên môn tại các tiểu ban, Ban tổ chức Hội thảo đã trao giấy chứng nhận tham dự Hội thảo cho các báo cáo viên và các đại biểu.

Trao chứng nhận cho các báo cáo viên

Hội thảo kết thúc vào lúc 18g00 cùng ngày.