ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Ngành: Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm (Food QualityAssurance and Safety)
Mã ngành: 7540106
Loại hình đào tạo: Chính quy
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào nghề nghiệp và thực tiễn đời sống.
– Ngoại ngữ Anh văn (B1 hoặc tương đương) theo chuẩn đầu ra chung của Đại học Huế và Nhà Trường.
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực
– Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm.
– Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành
Vận dụng kiến thức cơ sở về toán học, hóa học, hoá lý, vật lý, sinh học … trong thiết kế, tính toán và giải thích các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
+ Vận dụng được kiến thức về ngành học Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp;
+ Phân tích và giải thích các biến đổi vật lý, hóa học và hóa sinh diễn ra trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, phân biệt được bản chất của các quá trình công nghệ, biến đổi của nguyên liệu trong từng công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm;
+ Lựa chọn, tính toán các quá trình và thiết bị cơ học, hóa lý, sinh học và nhiệt học thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm;
+ Vận dụng được kiến thức về vận hành thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm;
+ Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh, các quy định, tiêu chuẩn và luật vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Vận dụng và lựa chọn các phương pháp phân tích cơ bản và hiện đại trong phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm;
+ Vận dụng các kiến thức chuyên môn sâu về vi sinh vật, độc tố học và kiểm soát ngộ độc thực phẩm, phân tích rủi ro trong sản xuất, luật thực phẩm để áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Vận dụng được kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất thực phẩm;
+ Vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng học, an toàn thực phẩm, độc tố học thực phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật kiểm nghiệm và thanh tra an toàn thực phẩm trong kiểm tra, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cộng đồng;
+ Phân tích, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cũng như công nghệ và thiết bị trong chế biến các sản phẩm thực phẩm (thịt, cá, sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật…);
+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm kết hợp với khả năng khai thác, tổng hợp và phân tích thông tin khoa học trong soạn thảo đề cương và thực hiện đề tài nghiên cứu.
1.5. Kiến thức bổ trợ
– Vận dụng được kiến thức về các khái niệm nghiên cứu trong khoa học. Cách lựa chọn, xây dựng và triển khai một vấn đề trong nghiên cứu khoa học;
– Vận dụng được kiến thức về phương pháp quản lý dự án liên quan đến lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Vận dụng được kiến thức về quản trị doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP.
2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng)
+ Có kỹ năng phân tích cơ bản đối với chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đặc biệt trên lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng phân tích, đánh giá chất lượng (vật lý, hóa học, vi sinh vật,…), giá trị dinh dưỡng và cảm quan của nông sản, thực phẩm;
+ Có kỹ năng tham gia hoặc độc lập xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho các quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm;
+ Có kỹ năng tham gia hoặc độc lập tính toán các thông số công nghệ, lựa chọn máy và thiết bị, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất;
+ Có kỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án; đề xuất, phân tích và hiện thực hóa ý tưởng tạo sản phẩm mới;
+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin trong thực hiện vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và ATTP ;
+ Có kỹ năng tham gia, xây dựng và phát triển hệ thống, tạo sản phẩm, đề xuất và giải quyết giải pháp kỹ thuật thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;
+ Có kỹ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở trong nước và quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
+ Có kỹ năng thao tác thực hành trong phòng thí nghiệm;
+ Có kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;
2.2. Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo quản, chế biến, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm;
– Có kỹ năng tự chủ, kiến tạo, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có khả năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm;
– Có kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm việc có kế hoạch, khoa học;
– Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức;
– Có kỹ năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.
– Có năng lực tự học, tự biên soạn, tổ chức và trình bày một vấn đề chuyên môn về lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm và giao tiếp được bằng nhiều hình thức như văn bản, phương tiện đa truyền thông, thuyết trình… về các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực tự chịu trách nhiệm và hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện việc phân tích, đánh giá, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm;
– Có năng lực chịu trách nhiệm trong phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Có năng lực tự tiếp cận, nắm bắt công nghệ hiện đại và định hướng ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và ATTP;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- 4. Cấu trúc chương trình đào tạo
- Khối kiến giáo dục đại cương: 31 tín chỉ
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 114 tín chỉ
– Kiến thức cơ sở ngành: 37 tín chỉ
Bắt buộc: 31 tín chỉ
Tự chọn: 6/12 tín chỉ
– Kiến thức chuyên ngành: 50 tín chỉ
Bắt buộc: 40 tín chỉ
Tự chọn: 10/20 tín chỉ
– Kiến thức bổ trợ: 8 tín chỉ
– Thực tập nghề nghiệp: 9 tín chỉ
– Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế: 10 tín chỉ
TT | Mã số HP | Tên học phần | Số tín chỉ | Bắt buộc | Tự chọn | Số tiết LT |
Số tiết TH |
HP tiên quyết |
HK thực hiện |
A. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 31 | ||||||||
I | Lý luận chính trị | 10 | |||||||
1 | CTR1016 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 | 2 | X |
20 |
10 |
1 |
||
2 | CTR1017 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 | 3 | X |
31 |
14 |
2 |
||
3 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | X | 23 | 7 | 3 | ||
4 | CTR1033 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 | X | 32 | 13 | 4 | ||
II | Tin học, khoa học tự nhiên, sinh thái môi trường | 21 | |||||||
5 | CBAN12002 | Toán cao cấp | 2 | X | 30 | 1 | |||
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 2 | X | 20 | 10 | 2 | ||
7 | CBAN10304 | Hóa học | 4 | X | 50 | 10 | 1 | ||
8 | CBAN12302 | Vật lý | 2 | X | 20 | 10 | 1 | ||
9 | CBAN11902 | Tin học | 2 | X | 15 | 15 | 1 | ||
10 | CBAN11803 | Sinh học | 3 | X | 30 | 15 | 1 | ||
11 | CBAN10502 | Hóa lý | 2 | X | 30 | CBAN10304 | 2 | ||
12 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 | X | 21 | 9 | 2 | ||
13 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 | X | 24 | 6 | 3 | ||
B. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 114 | ||||||||
I.Kiến thức cơ sở ngành | 37 | ||||||||
Bắt buộc | 31 | ||||||||
14 | CKCN31194 | Hóa sinh thực phẩm | 4 | X | 43 | 17 | CBAN11803CBAN10304 | 2 | |
15 | CKCN19303 | Vi sinh vật thực phẩm | 3 | X | 38 | 7 | CKCN31194 | 3 | |
16 | CKCN25902 | Nhiệt kỹ thuật | 2 | X | 24 | 6 | CBAN12302 | 3 | |
17 | CKCN31262 | Quá trình và thiết bị chuyển khối | 2 | X | 21 | 9 | CKCN31194CKCN31272 | 4 | |
18 | CKCN31272 | Quá trình và thiết bị cơ học | 2 | X | 25 | 5 | CBAN12302 CBAN10502 | 3 | |
19 | CKCN31292 | Quá trình và thiết bị truyền nhiệt | 2 | X | 22 | 8 | CKCN31194 | 3 | |
20 | CKCN23402 | Hóa học thực phẩm | 2 | X | 21 | 9 | CKCN31194 | 4 | |
21 | CKCN31412 | Thực hành hóa sinh – vi sinh vật thực phẩm | 2 | X | 30 | CKCN31194CKCN19303 | 4 | ||
22 | CKCN31282 | Quá trình và thiết bị công nghệ sinh học | 2 | X | 18 | 12 | CKCN19303CKCN31262CKCN31272 | 4 | |
23 | CKCN31182 | Hình họa – Vẽ kỹ thuật | 2 | X | 30 | 2 | |||
24 | CKCN22102 | Công nghệ lạnh thực phẩm | 2 | X | 25 | 5 | CKCN25902CKCN31194 | 3 | |
25 | CKCN22202 | Công nghệ sấy nông sản thực phẩm | 2 | X | 21 | 9 | CKCN25902CKCN31292
|
4 | |
26 | CKCN31202 | Kỹ thuật điện – Điện tử | 2 | X | 26 | 4 | CBAN11503 | 4 | |
27 | CKCN31162 | Đồ án thiết bị | 2 | X | 30 | CKCN26402CKCN26602 | 4 | ||
Tự chọn | 6/12 | ||||||||
28 | CKCN29102 | Vật lý học thực phẩm | 2 | X | 24 | 6 | CBAN12302CBAN10502 | 5 | |
29 | CKCN25102 | Kỹ thuật thực phẩm | 2 | X | 21 | 9 | CKCN31292 | 4 | |
30 | CKCN31302 | Sinh lý, sinh hóa nông sản sau thu hoạch | 2 | X | 24 | 6 | CBAN11803CKCN31194 | 5 | |
31 | CKCS24102 | Cơ học lưu chất | 2 | X | 30 | CKCN20803 | 4 | ||
32 | CKCN24702 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | 2 | X | 30 | CBAN12302 | 5 | ||
33 | CKCN31312 | Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch | 2 | X | 21 | 9 | CKCN31302 | 5 | |
II. Kiến thức chuyên ngành | 50 | ||||||||
Bắt buộc | 40 | ||||||||
34 | Mã mới 1 | Đánh giá cảm quan thực phẩm | 2 | X | 24 | 6 | CBAN12202
CKCN31194 |
6 | |
35 | Mã mới 2 | Hệ thống quản lý và tiêu chuẩn chất lượng TP 1 | 2 | X | 21 | 9 |
CKCN19303
|
4 | |
36 | Mã mới 3 | Hệ thống quản lý và tiêu chuẩn chất lượng TP 2 | 2 | X | 21 | 9 | Mã mới 2 | 5 | |
37 | Mã mới 4 | Phân tích TP
|
2 | X | 21 | 9 | CBAN12202
CKCN31194 |
5 | |
38 | Mã mới 5 | Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Thế giới | 2 | X | 21 | 9 | CKCN3119
CKCN19309
|
4 | |
39 | CKCN20102 | An toàn thực phẩm
|
2 | X | 23 | 7 | CKCN19303 | 6 | |
40 | Mã mới 6 | Luật an toàn vệ sinh TP | 3 | X | 35 | 10 | CKCN19303
Mã mới 3
|
6 | |
41 | Mã mới 7 | Phân tích rủi ro và quản lý an toàn thực phẩm
|
2 | X | 23 | 7 | CKCN19303
Mã mới 3
|
5 | |
42 | Mã mới 8 | Độc tố học cơ bản trong thực phẩm | 2 | X | 25 | 5 | CKCN19303 | 7 | |
43 | CKCN31142 | Đồ án công nghệ | 2 | X | 30 | 7 | |||
44 | Mã mới 9 | Công nghệ Chế biến và Kiểm soát chất lượng đường mía, bánh kẹo | 2 | X | 23 | 7 | CKCK31262
CKCN31292 |
6 | |
45 | Mã mới 10 | Công nghệ Chế biến và Kiểm soát chất lượng rau, quả | 2 | X | 21 | 9 | CKCN19303
CKCN23402 |
7 | |
46 | Mã mới 11 | Công nghệ Chế biến và Kiểm soát chất lượng thịt, trứng, sữa | 2 | X | 21 | 9 | CKCN19303
CKCN23402 |
7 | |
47 | Mã mới 12 | Công nghệ Chế biến và Kiểm soát chất lượng thủy sản | 2 | X | 25 | 5 | CKCN19303
CKCN22102 |
7 | |
48 | Mã mới 13 | Công nghệ Chế biến và Kiểm soát chất lượng chè, cà phê, ca cao | 2 | X | 26 | 4 | CKCN25102
CKCN19303 |
7 | |
49 | Mã mới 14 | Công nghệ Chế biến và Kiểm soát chất lượng lương thực | 2 | X | 25 | 5 | CKCN19303 | 6 | |
50 | CKCN26202 | Phụ gia thực phẩm | 2 | X | 25 | 5 | CKCN 19303 | 7 | |
51 | Mã mới 15 | Thực hành phân tích và đánh giá chất lượng thực phẩm | 2 | X | 30 | Mã mới 1
Mã mới 4
|
7 | ||
52 | Mã mới 16 | Thực hành chuyên ngành về ĐBCL và ATTP | 3 | X | 45 | CKCN31412
Mã mới 11 Mã mới 13 |
7 | ||
Tự chọn | 10/20 | ||||||||
53 | Mã mới 17 | Công nghệ sản xuất và Kiểm soát chất lượng đồ uống | 2 | X | 20 | 10 |
CKCN19303 |
8 | |
54 | CKCN24502 | Kỹ thuật an toàn và môi trường | 2 | X | 25 | 5 | CBAN12302
CBAN10304 |
5 | |
55 | CKCN20202 | Bao gói thực phẩm | 2 | X | 25 | 5 | CKCN19303
CKCN25102 |
6 | |
56 | KNPT28802
|
Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp
|
2 | X | 22 | 8 | – | 7 | |
57 | Mã mới 18 | Dinh dưỡng học
|
2 | X | 21 | 9 | CBAN11803 | 5 | |
58 | CKCN22002 | Công nghệ enzyme | 2 | X | 30 | CBAN11803
CKCN19303 |
7 | ||
59 | CKCN31243 | Máy và thiết bị chế biến Nông sản thực phẩm | 2 | X | 21 | 9 | CKCN25803
CKCN24702 |
5 | |
60 | Mã mới 19 | Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc | 2 | X | 20 | 10 | CKCN19303 | 5 | |
61 | CKCN31082 | Công nghệ lên men | 2 | X | 25 | 5 | CKCN19303 | 6 | |
62 | CKCN29402 | Xử lý phế phụ phẩm thực phẩm | 2 | X | 25 | 5 | CKCN31073
CKCN31033 |
7 | |
III. Kiến thức bổ trợ | 8 | ||||||||
63 | CKCN21052 | Marketing nông sản và thực phẩm | 2 | X | 21 | 9 | KNPT28802
KNPT21602 |
8 | |
64 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 | X | 22 | 8 | 6 | ||
65 | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 | X | 20 | 10 | 6 | ||
66 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 | X | 15 | 15 | 5 | ||
IV. Thực tập nghề nghiệp | 9 | ||||||||
67 | CKCN28702 | Tiếp cận nghề | 2 | X | 30 | 1 | |||
68 | CKCN31343 | Thao tác nghề | 3 | X | 45 | CKCN31262
Mã mới 3 |
6 | ||
69 | CKCN28204 | Thực tế nghề | 4 | X | 60 | 8 | |||
V. Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế | 10 | ||||||||
70 | Mã mới 22 | Khóa luận tốt nghiệp ĐBCL và ATTP | 10 | X | 150 | 9 | |||
71 | Mã mới 23 | Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp ĐBCL và ATTP | 6 | X | 90 | 9 | |||
72 | Mã mới 20 | Quản lý bếp ăn công nghiệp | 2 | X | 21 | 9 | CKCN31262
Mã mới 6
|
9 | |
73 | Mã mới 21 | Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) | 2 | X | 26 | 4 | CKCN31302 | 9 | |
Khối lượng kiến thức toàn khóa | 145 |
Điều kiện tốt nghiệp:
– Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng;
– Chứng chỉ giáo dục thể chất;
– Chứng chỉ ngoại ngữ B1.
– Chuẩn kỹ năng tin học cơ bản.