Ngành Kỹ thuật cơ – điện tử

KHOA: CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
NGÀNH KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ

Mã ngành: 7520114 Chỉ tiêu tuyển sinh:
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4,5 năm (145 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; 0905.376.055; 0905.795.889
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/https://ckcn.huaf.edu.vn
Facebook: Trường Đại học Nông LâmKhoa Cơ khí công nghệ

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ điện tử; có khả năng vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế quy trình và trang bị công nghệ; tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất; tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên ngành Cơ khí, Tự động hóa, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin; có phẩm chất chính trị, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

Sinh viên đi thực tế và thực tập tại nhà máy
Sinh viên đi thực tế và thực tập tại nhà máy
Sinh viên Ký thuật cơ điện tử đi thực tế và thực tập tại nhà máy
Sinh viên Ký thuật cơ điện tử đi thực tế và thực tập tại nhà máy

KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

– Phân tích bản vẽ kỹ thuật về hệ thống thiết bị cơ điện tử theo đúng các tiêu chuẩn;
– Sử dụng các phần mềm chuyên ngành thành thạo để thiết kế, mô phỏng các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Vận dụng kiến thức nghề nghiệp để trực tiếp thực hiện công tác tính toán, thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống cơ khí, điện, điện tử; đo lường, lập trình điều khiển…; lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử, điện công nghiệp, tự động hóa sản xuất; kiểm tra, bảo trì, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các cơ cấu của hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp… hệ thống cơ điện tử;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng…các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Vận dụng kiến thức chuyên ngành trong soạn thảo đề cương và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Sinh viên thực tập

CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Quản lý kỹ thuật, quản lý bảo trì, trưởng phòng bảo trì, giám đốc kỹ thuật các công ty trong và ngoài nước.
– Thiết kế vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử.
– Dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa.
– Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Trường, Viện;
– Tiếp tục các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế
– Làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu, …