Ngành học có cơ hội trúng tuyển đại học cao, thị trường việc làm rộng mở

1.  NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
(Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2017)
Theo danh mục ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (KTCSHT) mới được bổ sung vào nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng. Ở nước ta, ngành KTCSHT ra đời trong bối cảnh thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Ngành có sứ mạng đào tạo nguồn cán bộ làm công tác thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công, chỉ huy công trường, quản lý dự án các công trình xây dựng hạ tầng như đường ô tô, cầu đường bộ, hầm đường bộ, hạ tầng khu quy hoạch… Hiện nay, có rất ít các trường đại học có uy tín được phép tuyển sinh và đào tạo ngành KTCSHT, trong đó có Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế (theo Quyết định số 711/QĐ-ĐHNL ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế).
Theo khảo sát thực tế, nhu cầu kỹ sư hạ tầng kỹ thuật ngày càng cấp thiết không chỉ ở các nước phát triển (nơi mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại) mà ngay ở các nước đang phát triển (nơi hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang trong quá trình nâng cấp). Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…, nhu cầu rất lớn về kỹ sư hạ tầng kỹ thuật tập trung vào công tác bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các công trình hạ tầng về giao thông, cấp thoát nước, năng lượng và chiếu sáng… Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu về xây mới, nâng cấp hệ thống hạ tầng rất yếu kém hiện nay nhằm đáp ứng các điều kiện cho thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xu thế tất yếu hiện nay và tương lai. Điều đó đã lý giải đầy đủ vì sao hiện nay nhu cầu về Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật là rất lớn trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. (Thông tin về nhu cầu về Kỹ sư hạ tầng trên trang thông tin việc làm có thể tham khảo tại https://vn.indeed.com hoặc https://vn.jora.com với từ khoá tìm kiếm “Kỹ sư hạ tầng đô thị”) .

Hình 1. Một số công trình hạ tầng kỹ thuật
2. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thoả mãn Chuẩn đầu ra (CĐR) là mục tiêu hàng đầu khi xây dựng chương trình đào tạo. CĐR là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghệ nghiệp mà người tốt nghiệp chương trình đào tạo phải đạt được. Tại trường ĐHNL – ĐHH, CĐR được xây dựng trên cơ sở khảo sát cặn kẽ các yêu cầu đặt hàng đào tạo của các đơn vị tuyển dụng việc làm (các cơ quản lý quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp…). Vì thế, Chương trình đào tạo (xem Bảng 1) ngành KTCSHT được xây dựng nhằm giúp người học đạt CĐR tốt nhất. Cụ thể, CĐR ngành KTCSHT được Nhà trường công bố gồm có:

Chuẩn về Kiến thức chung khối ngành
– Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, sinh thái và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành;
Chuẩn về Kiến thức về nghề nghiệp
– Vận dụng được kiến thức về đồ họa, vẽ kỹ thuật, trắc đạc, khảo sát để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về các công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về cơ học vật liệu để khảo sát, phân tích sự làm việc của vật liệu và kết cấu công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về kỹ năng công nghệ thông tin chuyên ngành làm cơ sở cho tính toán, thiết kế hoặc thẩm định hồ sơ kỹ thuật các công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về quy hoạch, thiết kế, thi công, dự toán công trình để lập, phân tích, thẩm định hoặc tư vấn về hồ sơ, giải pháp kỹ thuật liên quan đến quy hoạch, thiết kế, thi công công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để tư vấn hoặc tổ chức, quản lý thi công, chỉ huy công trường, giám sát thi công, kiểm định, xử lý kỹ thuật các công trình về hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về kỹ thuật môi trường để phân tích sự tác động môi trường của các dự án kỹ thuật cơ sở hạ tầng, xử lý nước cấp và nước thoát;
Chuẩn về Kiến thức bổ trợ: 
– Vận dụng được kiến thức về quản lý dự án xây dựng, kỹ năng mềm để xây dựng, quản lý, điều hành dự án làm mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình;
– Vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và công việc chuyên môn.
Chuẩn về Kỹ năng nghề nghiệp:  
– Có kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thành thạo trong trong thiết kế, tính dự toán các công trình hạ tầng;
– Có kỹ năng về đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật xây dựng;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản làm cơ sở các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng;
– Có kỹ năng vận dụng kiến thức nghề nghiệp để thực hiện các công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình qua sử dụng;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để trực tiếp chỉ huy thi công, giám sát thi công tại công trường;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, xử lý vấn đề kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển hạ tầng;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hạ tầng kỹ thuật;
Chuẩn về Kỹ năng mềm:  
– Có kỹ năng ngoại ngữ (chuẩn B1 hoặc tương đương) và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong công việc;
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong thẩm định, giám sát, tư vấn về thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;
– Có kỹ năng tự chủ: làm việc có kế hoạch, tác phong chuyên nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc mới, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có kỹ năng làm việc nhóm: tập hợp, phân công, điều phối, giám sát;
– Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định;
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân và tổ chức.
Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
– Có năng lực tư vấn, giám sát, xử lý các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong các hoạt động quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;
– Có năng lực sáng tạo trong đề xuất các giải pháp kỹ thuật, phương án thiết kế, tổ chức thi công, quản lý triển khai các dự án hạ tầng;
– Có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các kết luận, chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp;
– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;
– Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn thông thường;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới…trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ.

3. ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT – ĐỘI NGŨ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

Để vận hành một chương trình đào tạo thành công với sản phẩm đào tạo đáp ứng đầy đủ các CĐR theo yêu cầu thị trường việc làm thì cơ sở vật chất, đội ngũ phục vụ đào tạo có tính chất quyết định. Với các cơ sở đào tạo không đạt chuẩn chất lượng thì điều kiện này luôn gây áp lực rất lớn, đặc biệt là đối với các ngành đào tạo khối công nghệ, kỹ thuật như ngành KTCSHT. Với truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển thì Trường ĐHNL-ĐHH đã hội tụ đầy đủ các điều kiện trên và trở thành trường thành viên đầu tiên của ĐHH được công nhận: Cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn chất lượng Quốc gia. Tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường ĐHNL-ĐHH ngày 31/3/2017 vừa qua, Nhà trường vinh dự được trao chứng nhận quốc gia về đảm bảo chất lượng đào tạo và vinh dự đón nhậnHuân chương Độc lập Hạng nhất (lần thứ 2) của Chủ tịch nước.

Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành, thực tập một ngành mới như ngành KTCSHT, Nhà trường đã ưu tiên đầu tư xây dựng các phòng thực hành, thực tập chuyên ngành đặt tại khuôn viên của trường (như Phòng Cơ học và vật liệu xây dựng, Phòng Trắc đạc – Địa chất công trình, Phòng Kiểm định công trình – Kỹ thuật thi công, Phòng Máy động lực – Kỹ thuật điện, Xưởng Gia công cơ khí…)

Hình 2. Hệ thống thiết bị phục vụ thực tập – thực hành
Đồng thời, Nhà trường và Khoa chuyên môn phụ trách ngành cũng tích cực liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp, công ty bên ngoài  để xây dựng một mạng lưới các cơ sở thực tập nghề nghiệp thực tế tại doanh nghiệp, các công trường thi công. Cụ thể, sinh viên được đưa đến các công trường xây dựng trong thời gian dài để tiếp cận với các công việc thực tế của người kỹ sư hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Sinh viên thực tập ngoài tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế còn có cơ hội việc làm rất tốt khi ra trường.

Hình 3. Sinh viên thực tập nghề nghiệp tại công trường
Tính đến năm 2017, thời điểm thẩm định cấp chứng nhận đạt chuẩn đào tạo, tổng số cán bộ viên chức và lao động của khoa là 45 người, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 09 Tiến sĩ, 30 Thạc sĩ, 02 Đại học và 02 trình độ khác. Tổng số sinh viên là khoảng 1500 sinh viên bậc đại học và 30 học viên cao học.

Hình 4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Cơ khí – Công nghệ

4. HÀNG NGHÌN CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 

Thực tế có không ít các cơ sở đào tạo đại học phải đối mặt với thực trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm không đúng chuyên môn. Điều này tạo áp lực rất lớn cho người học, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những năm qua xã hội biết đến Trường ĐHNL-ĐHH là số ít các trường trong cả nước có những chiến lược mang tính đột phá về tìm kiếm và trao cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi chưa ra trường. Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm (năm 2017 có 40 doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp 1500 vị trí việc làm). Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của Nhà trường.
Nhà trường cũng đặc biệt thành công trong các chương trình thực tập sinh nước ngoài với không chỉ cho đối tượng tốt nghiệp đại học, năm cuối mà với cả những sinh viên năm 2, năm 3 cũng có cơ hội ra nước ngoài thực tập, tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và giành được nhiều việc làm có thu nhập rất cao. Hiện nhiều chương trình tập thực sinh nước ngoài đã và đang triển khai rất hiệu quả.
Đối với kỹ sư xây dựng nói chung, trong đó có kỹ sư hạ tầng kỹ thuật, một tiêu chí luôn nhận được quan tâm rất lớn của người học đó là giấy phép hành nghề, là tư cách pháp nhân trong các hoạt động nghề nghiệp như công tác quản lý, chỉ huy, ký các văn bản, hồ sơ… Ngành KTCSHT được định danh trong Danh mục ngành đào tạo cấp IV trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng là ngành có mã việc làm đúng với yêu cầu tuyển dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước và thị trường việc làm. Sau khi tốt nghiệp ngành KTCSHT và có đủ điều kiện về kinh nghiệm chuyên môn và thâm niên công tác sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề để xác định đầy đủ tư cách pháp nhân (theo quy định của Nhà nước) như Chứng chỉ hành nghề Khảo sát xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Thiết kế xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Giám đốc quản lý dự án, Chứng chỉ hành nghề Kiểm định xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Kỹ sư định giá xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Chỉ huy trưởng công trình… Đặc biệt, hiện nay nhiều dự án về hạ tầng yêu cầu đích danh Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật mà không thể thay bằng các kỹ sư xây dựng khác. Đây chính là cơ hội mà chỉ có kỹ sư hạ tầng kỹ thuật có được.

“Chúng tôi tự hào trao cho sinh viên nền giáo dục tốt nhất và hơn thế nữa chúng tôi tìm kiếm cơ hội giúp sinh viên khởi nghiệp thành công”


Hình 5. Ngày hội việc làm trường Đại học Nông Lâm – ĐHH 
VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỰU SINH VIÊN
Sinh viên hoàn thành Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng sẽ được cấp bằng Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật (có nơi gọi là Kỹ sư hạ tầng đô thị hay gọi tắt là Kỹ sư hạ tầng…). Các kỹ sư có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng như các sở/ban/ngành về xây dựng, hạ tầng đô thị, kế hoạch đầu tư, giao thông…hoặc các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng công trình…hoặc khởi nghiệp thành công để làm chủ các doanh nghiệp…ở nhiều vai trò khác nhau như giám đốc dự án, doanh nghiệp, cán bộ quản lý dự án, thiết kế, chỉ huy thi công, giám sát kỹ thuật… hoặc có đầy đủ điều kiện để học nâng cao lấy bằng thạc sỹ hay tiến sĩ.

Theo trang cựu sinh viên của trường (http://cuusinhvien.huaf.edu.vn/) và Khoa Cơ khí – Công nghệ (https://ckcn.huaf.edu.vn), nhiều cựu sinh viên khối ngành về xây dựng của Khoa hiện đang có vị trí công tác phù hợp, đúng chuyên môn như:

Ông Lê Thanh Nghị, Phòng Kỹ thuật và hạ tầng Huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh
Ông Hồ Văn Quốc, Công Ty TNHH Xây dựng và TM Quốc Việt, Huế
Ông Trần Phi Tường, Phòng Tư vẫn Phat triển Công nghiệp Quảng Trị
Ông Nguyễn Khoa Khương, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, huyện Phong Điền
Ông Tôn Thất Trúc, Công ty CP Xây Lắp TT Huế
Ông Nguyễn Phước Cảng, Sở Công Thương Tỉnh Quảng Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Chung, UBND tỉnh Kon Tum
Ông Biện Tấn Bảo, Công ty CP Xây dựng, Kon Tum
Bà Nguyễn Mai Chung, UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Ông Trương Đình Bền, Hội đồng bồi thường và tái định cư Thành phố Huế
Ông Nguyễn Như Hải, Công ty Cổ phần XD Thuỷ lợi TT Huế
Ông Nguyễn Công Học, Công ty CP xây dựng, Quảng Bình
Ông Bùi Quang Kiên, Thanh tra xây dựng TP Kon Tum
Bà Lê Thị Liên, Ban đầu tư xây dựng tỉnh TT.Huế
Ông Huỳnh Văn Luận, Công ty Tư vấn xây dựng Tây Sơn, Bình Định
Ông Trần Hữu Minh, Phòng Công thương huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Tiến Sỹ, Công Ty Cosevco1, TT Ba Đồn-Quảng Bình
Ông Trần Thế Tài, Công Ty tư vấn xây dựng AST – Huế
Ông Ông Hoàng Văn Thắng, Công Ty xây dựng Quốc Phòng, Kontum
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Công Ty xây dựng Dầu khí Vũng Tàu
Ông Hồng Anh Tuấn, Sở Công thương Quảng Trị
Ông Đinh Lập Tùng, Công ty CP xây dựng, Quảng Bình
Ông Hoàng Trung Vỹ, UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ông Phan Văn Bình, Phó BT tỉnh Đoàn Quảng Nam
Ông Đặng Văn Châu, BQL dự án khu công nghiệp Hố Nai III – Đồng Nai
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phòng Công nghiệp huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An
Ông Nguyễn Kiên Giang, Sở Công nghiệp – Tỉnh Gia Lai
Ông Nguyễn Lê Phú Hải, Phòng kế hoạch tài chính, Đại học Khoa học Huế
Bà Ngô Thị Mỹ Doan, Phòng Nhân sự, Công ty cửa Eurowindow – Bình Dương
Ông Nguyễn Thực Phúc, BQL DA đầu tư xây dựng huyện Anh Sơn – Nghệ An
Ông Hồ Sỹ Quang, Công ty CP xây dựng Miền Trung 242 – Quãng Trị
Bà Trần Thuý An, Thành uỷ Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Ông Đoàn Thanh Hải, Tổng công ty Đầu tư PT đường cao tốc Việt Nam
Ông Nguyễn Khoa Khương, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Ông Phan Gia Phú, Phòng, Phòng Kinh tế – Hạ tầng Quảng Điền, T.T. Huế
Ông Ngô Mạnh Hùng, Ban Đầu Tư Xây Dựng – Thị xã Hương Trà – Huế
Ông Phạm Tiến Lâm, Công ty TNHH tư vấn xây dựng Thành Tín, Quảng Bình
Ông Phan Thanh Hoàn, Công ty CPXD & TVTK Công trình hạ tầng Tây An
Bà Đặng Thị Lệ, Phòng Kinh tế – Hạ tầng , huyện Núi Thành, Quảng Nam

5. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG – PHÁT TRIỂN – HỘI NHẬP  
Môi trường học tập đối với một sinh viên đại học là một vấn đề luôn được các phụ huynh quan tâm không kém lựa chọn nghề nghiệp khi gửi gắm con em đến học. Bởi trong một môi trường hoàn toàn khác biệt với bậc học phổ thông, một hoàn cảnh sống độc lập không chịu nhiều sự giám sát của gia định, vô vàn cám dỗ của xã hội luôn thường trực thì chất lượng môi trường học tập sẽ quyết định sự thành bại của con em họ. Đến trường ĐHNL-ĐHH, bên cạch môi trường học tập tốt nhất về cơ sở vật chất và đội ngũ thì ai cũng cảm nhận rất rõ môi trường rèn luyện năng động, hiệu quả cho sinh viên trong cả khoá học. Thực vậy, gần như 100% sinh viên toàn trường luôn sống trong một không khí hoạt động tập thể sôi động do Nhà trường tổ chức, giám sát thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tiếng Anh…hoạt động thường nhật trên khắp khuôn viên trường vào buổi tối với đầy đủ điều kiện tốt nhất về ánh sáng, âm thanh và an ninh trật tự.

Hình 6. Hoạt động tập thể sôi động của sinh viên
NHỮNG CHUYẾN XE ĐƯA SINH VIÊN VỀ TẾT MIỄN PHÍ
Lãnh đạo Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến đời sống sinh viên. Mỗi dịp Tết đến, sinh viên không có điều kiện về quê được Nhà trường tổ chức đón tết đầm ấm. Nhà trường thường niên tổ chức những chuyến xe về Tết hoàn toàn miễn phí. Đây là một trong những ưu đãi nhằm chăm lo đời sống sinh viên được xã hội đánh giá rất cao nhiều năm qua.


Hình 7. Những chuyến xe về Tết miễn phí cho sinh viên
HUẾ – THÀNH PHỐ DU LỊCH VỚI NHIỀU VIỆC LÀM SINH VIÊN
Sinh viên sống và học tập tại thành phố Huế được hưởng một môi trường xã hội an toàn, một thanh phố với vô số cơ hội làm thêm sinh viên rất tốt. Đặc biệt, đến học tại trường, sinh viên và gia đình còn có cơ hội đến tham quan một thành phố du lịch, thành phố Festival với nhiều di sản văn hoá thế giới.
Thành phố Huế ở Miền Trung Việt Nam nằm hai bờ sông Hương, cách bãi biển Thuận An 12 km. Thành phố Huế được biết đến là một di sản thế giới được UNESCO công nhận với những đường phố nhộn nhịp, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và các kiến trúc cổ độc nhất không nơi nào có bao gồm cả Sông Hương, lăng tẩm, đền chùa và rất nhiều điện thờ – một thế giới cổ của 13 vị Hoàng đế Triều Nguyễn từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại.
Festival Huế là một sự kiện văn hóa quốc tế được tổ chức 2 năm một lần nhằm tôn vinh những di sản vô giá của Huế với nhiều sự kiện như Đêm Hoàng Cung, Lễ hội Áo dài, Lễ hội Biển, Lễ hội Thả diều, Cờ người v.v.

Hình 8. Thành phố Huế về đêm
6. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2017
Với triển vọng nghề ghiệp, điều kiện học tập rèn luyện, các cơ hội việc làm được chuẩn bị tốt nhất đã lý giải đầy đủ vì sao những năm qua chỉ tiêu tuyển sinh đại học hằng năm của trường là rất ổn định với tỷ lệ trúng tuyển, nhập học cao nhất Đại học Huế cũng như khu vực.

Để tham gia các chương trình đào tạo bậc đại học tại trường, các thí sinh có thể tra cứu thông tin tuyển sinh trên trang tuyển sinh – việc làm của trường cũng như của các Khoa chuyên môn. Với ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, các thông tin về chương tình cụ thể như sau:
Tên chương trình đào tạo:     Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Tên tiếng Anh:                       Infrastructure Engineering
Mã ngành:                              52.58.02.11
Loại hình đào tạo:                  Chính quy, tập trung
Cấp bằng tốt nghiệp:             Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật
Thời gian đào tạo:                  4,5 năm (145 tín chỉ)
Chỉ tiêu tuyển sinh:             50-80 chỉ tiêu/năm

Đăng ký tuyển sinh: http://tuyensinh.huaf.edu.vn/

Bảng 1. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
(ban hành kèm Quyết định số 711/QĐ-ĐHNL ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)

TT Tên học phần Số Tín chỉ
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 27
I Lý luận chính trị 10
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 13
5 Toán cao cấp 1 2
6 Toán cao cấp 2 2
7 Toán thống kê 2
8 Vật lý 2
9 Vật lý ứng dụng 3
10 Tin học 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
11 Nhà nước và pháp luật 2
12 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 118
I Kiến thức cơ sở ngành 38
Bắt buộc 30
13 Hình họa 2
14 Vẽ kỹ thuật 2
15 Cơ học lý thuyết 3
16 Sức bền vật liệu 3
17 Cơ học kết cấu 4
18 Thủy lực cơ sở 2
19 Vật liệu xây dựng 3
20 Địa chất công trình 2
21 Thủy văn công trình 3
22 Trắc đạc công trình 2
23 Thực hành trắc đạc công trình 1
24 Cơ học đất 2
25 Thực hành cơ học đất 1
Tự chọn (Chọn 8/16TC) 8
26 Tin học ứng dụng trong xây dựng 2
27 Kiến trúc dân dụng 2
28 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
29 Kinh tế xây dựng 2
30 Quản lý chất thải rắn 2
31 Kỹ thuật chiếu sáng đô thị 2
32 Quy hoạch cảnh quan đô thị 2
33 Luật xây dựng 2
II Kiến thức ngành 51
Bắt buộc 41
34 Kết cấu bê tông cốt thép 3
35 Đồ án kết cấu bê tông cốt thép 1
36 Kết cấu thép 3
37 Nền và móng công trình 3
38 Thiết kế đường ô tô 3
39 Cấp thoát nước 4
40 Thực hành cấp thoát nước và môi trường 1
41 Thiết kế cung cấp điện 3
42 Thiết kế công trình ngầm 3
43 Kỹ thuật thi công và quản lý công trình 4
44 Thực hành kỹ thuật thi công và quản lý công trình 1
45 Quy hoạch và thiết kế đô thị 3
46 Công trình trên nền đất yếu 2
47 Lập dự toán xây dựng 3
48 Đồ án Quy hoạch KTCSHT 1
49 Đồ án Thiết kế KTCSHT 1
50 Đồ án Tổ chức thi công KTCSHT 2
Tự chọn (Chọn 10/20) 10
51 Máy xây dựng 2
52 Đánh giá tác động môi trường 2
53 Động lực học công trình 2
54 Thiết kế nhà dân dụng và công nghiệp 2
55 Thiết kế công trình thủy lợi 2
56 Giám sát công trình 2
57 Kết cấu nhà thép 2
58 Vật liệu mới trong xây dựng 2
59 Kiểm định công trình 2
60 Kết cấu bê tông ứng suất trước 2
III Kiến thức bổ trợ 8
61 Kỹ năng mềm 2
62 Xây dựng và quản lý dự án 2
63 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
64 Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp 11
65 Tiếp cận nghề KTCSHT 2
66 Thao tác nghề KTCSHT 4
67 Thực tế nghề KTCSHT 5
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 10
68 Khóa luận tốt nghiệp KTCSHT 10
69 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp KTCSHT 6
70 Chuyên đề Quy hoạch hạ tầng đô thị 2
71 Chuyên đề Thi công hạ tầng đô thị 2
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 145

****************************************************************************************************
Mọi thông tin chi tiết về ngành đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện học tập, định hướng nghề nghiệp, môi trường sống… Xin liên hệ:
+TS.Phạm Việt Hùng
SĐT: 0946126068
Email: phamviethung@huaf.edu.vn
+TS. Nguyễn Quang Lịch
SĐT:
Email:quanglichckcn@huaf.edu.vn
+TS. Nguyễn Tiến Long
SĐT:
Email: nguyentienlong@huaf.edu.vn
+ThS. Nguyễn Thị Ngọc
SĐT:
Email: nguyenthingoc@huaf.edu.vn
+ThS. Ngô Quý Tuấn
SĐT: 0988603945
Email: ngoquytuan@huaf.edu.vn
+ThS.Nguyễn Trường Giang
SĐT:
Email:nguyentruonggiang@huaf.edu.vn
+KS.Nguyễn Thị Thanh
SĐT:
Email:nguyenthithanh88@huaf.edu.vn
Theo:

1.  NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
(Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2017)
Theo danh mục ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (KTCSHT) mới được bổ sung vào nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng. Ở nước ta, ngành KTCSHT ra đời trong bối cảnh thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Ngành có sứ mạng đào tạo nguồn cán bộ làm công tác thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công, chỉ huy công trường, quản lý dự án các công trình xây dựng hạ tầng như đường ô tô, cầu đường bộ, hầm đường bộ, hạ tầng khu quy hoạch… Hiện nay, có rất ít các trường đại học có uy tín được phép tuyển sinh và đào tạo ngành KTCSHT, trong đó có Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế (theo Quyết định số 711/QĐ-ĐHNL ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế).
Theo khảo sát thực tế, nhu cầu kỹ sư hạ tầng kỹ thuật ngày càng cấp thiết không chỉ ở các nước phát triển (nơi mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại) mà ngay ở các nước đang phát triển (nơi hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang trong quá trình nâng cấp). Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…, nhu cầu rất lớn về kỹ sư hạ tầng kỹ thuật tập trung vào công tác bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các công trình hạ tầng về giao thông, cấp thoát nước, năng lượng và chiếu sáng… Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu về xây mới, nâng cấp hệ thống hạ tầng rất yếu kém hiện nay nhằm đáp ứng các điều kiện cho thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xu thế tất yếu hiện nay và tương lai. Điều đó đã lý giải đầy đủ vì sao hiện nay nhu cầu về Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật là rất lớn trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. (Thông tin về nhu cầu về Kỹ sư hạ tầng trên trang thông tin việc làm có thể tham khảo tại https://vn.indeed.com hoặc https://vn.jora.com với từ khoá tìm kiếm “Kỹ sư hạ tầng đô thị”) .

Hình 1. Một số công trình hạ tầng kỹ thuật
2. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thoả mãn Chuẩn đầu ra (CĐR) là mục tiêu hàng đầu khi xây dựng chương trình đào tạo. CĐR là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghệ nghiệp mà người tốt nghiệp chương trình đào tạo phải đạt được. Tại trường ĐHNL – ĐHH, CĐR được xây dựng trên cơ sở khảo sát cặn kẽ các yêu cầu đặt hàng đào tạo của các đơn vị tuyển dụng việc làm (các cơ quản lý quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp…). Vì thế, Chương trình đào tạo (xem Bảng 1) ngành KTCSHT được xây dựng nhằm giúp người học đạt CĐR tốt nhất. Cụ thể, CĐR ngành KTCSHT được Nhà trường công bố gồm có:

Chuẩn về Kiến thức chung khối ngành
– Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, sinh thái và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành;
Chuẩn về Kiến thức về nghề nghiệp
– Vận dụng được kiến thức về đồ họa, vẽ kỹ thuật, trắc đạc, khảo sát để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về các công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về cơ học vật liệu để khảo sát, phân tích sự làm việc của vật liệu và kết cấu công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về kỹ năng công nghệ thông tin chuyên ngành làm cơ sở cho tính toán, thiết kế hoặc thẩm định hồ sơ kỹ thuật các công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về quy hoạch, thiết kế, thi công, dự toán công trình để lập, phân tích, thẩm định hoặc tư vấn về hồ sơ, giải pháp kỹ thuật liên quan đến quy hoạch, thiết kế, thi công công trình hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để tư vấn hoặc tổ chức, quản lý thi công, chỉ huy công trường, giám sát thi công, kiểm định, xử lý kỹ thuật các công trình về hạ tầng;
– Vận dụng được kiến thức về kỹ thuật môi trường để phân tích sự tác động môi trường của các dự án kỹ thuật cơ sở hạ tầng, xử lý nước cấp và nước thoát;
Chuẩn về Kiến thức bổ trợ: 
– Vận dụng được kiến thức về quản lý dự án xây dựng, kỹ năng mềm để xây dựng, quản lý, điều hành dự án làm mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình;
– Vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và công việc chuyên môn.
Chuẩn về Kỹ năng nghề nghiệp:  
– Có kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thành thạo trong trong thiết kế, tính dự toán các công trình hạ tầng;
– Có kỹ năng về đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật xây dựng;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản làm cơ sở các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng;
– Có kỹ năng vận dụng kiến thức nghề nghiệp để thực hiện các công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình qua sử dụng;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để trực tiếp chỉ huy thi công, giám sát thi công tại công trường;
– Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, xử lý vấn đề kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển hạ tầng;
– Có kỹ năng vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hạ tầng kỹ thuật;
Chuẩn về Kỹ năng mềm:  
– Có kỹ năng ngoại ngữ (chuẩn B1 hoặc tương đương) và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong công việc;
– Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong thẩm định, giám sát, tư vấn về thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;
– Có kỹ năng tự chủ: làm việc có kế hoạch, tác phong chuyên nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc mới, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
– Có kỹ năng làm việc nhóm: tập hợp, phân công, điều phối, giám sát;
– Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định;
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân và tổ chức.
Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
– Có năng lực tư vấn, giám sát, xử lý các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong các hoạt động quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;
– Có năng lực sáng tạo trong đề xuất các giải pháp kỹ thuật, phương án thiết kế, tổ chức thi công, quản lý triển khai các dự án hạ tầng;
– Có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các kết luận, chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp;
– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;
– Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn thông thường;
– Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới…trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
– Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ.

3. ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT – ĐỘI NGŨ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

Để vận hành một chương trình đào tạo thành công với sản phẩm đào tạo đáp ứng đầy đủ các CĐR theo yêu cầu thị trường việc làm thì cơ sở vật chất, đội ngũ phục vụ đào tạo có tính chất quyết định. Với các cơ sở đào tạo không đạt chuẩn chất lượng thì điều kiện này luôn gây áp lực rất lớn, đặc biệt là đối với các ngành đào tạo khối công nghệ, kỹ thuật như ngành KTCSHT. Với truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển thì Trường ĐHNL-ĐHH đã hội tụ đầy đủ các điều kiện trên và trở thành trường thành viên đầu tiên của ĐHH được công nhận: Cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn chất lượng Quốc gia. Tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường ĐHNL-ĐHH ngày 31/3/2017 vừa qua, Nhà trường vinh dự được trao chứng nhận quốc gia về đảm bảo chất lượng đào tạo và vinh dự đón nhậnHuân chương Độc lập Hạng nhất (lần thứ 2) của Chủ tịch nước.

Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành, thực tập một ngành mới như ngành KTCSHT, Nhà trường đã ưu tiên đầu tư xây dựng các phòng thực hành, thực tập chuyên ngành đặt tại khuôn viên của trường (như Phòng Cơ học và vật liệu xây dựng, Phòng Trắc đạc – Địa chất công trình, Phòng Kiểm định công trình – Kỹ thuật thi công, Phòng Máy động lực – Kỹ thuật điện, Xưởng Gia công cơ khí…)

Hình 2. Hệ thống thiết bị phục vụ thực tập – thực hành
Đồng thời, Nhà trường và Khoa chuyên môn phụ trách ngành cũng tích cực liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp, công ty bên ngoài  để xây dựng một mạng lưới các cơ sở thực tập nghề nghiệp thực tế tại doanh nghiệp, các công trường thi công. Cụ thể, sinh viên được đưa đến các công trường xây dựng trong thời gian dài để tiếp cận với các công việc thực tế của người kỹ sư hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Sinh viên thực tập ngoài tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế còn có cơ hội việc làm rất tốt khi ra trường.

Hình 3. Sinh viên thực tập nghề nghiệp tại công trường
Tính đến năm 2017, thời điểm thẩm định cấp chứng nhận đạt chuẩn đào tạo, tổng số cán bộ viên chức và lao động của khoa là 45 người, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 09 Tiến sĩ, 30 Thạc sĩ, 02 Đại học và 02 trình độ khác. Tổng số sinh viên là khoảng 1500 sinh viên bậc đại học và 30 học viên cao học.

Hình 4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Cơ khí – Công nghệ

4. HÀNG NGHÌN CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 

Thực tế có không ít các cơ sở đào tạo đại học phải đối mặt với thực trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm không đúng chuyên môn. Điều này tạo áp lực rất lớn cho người học, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những năm qua xã hội biết đến Trường ĐHNL-ĐHH là số ít các trường trong cả nước có những chiến lược mang tính đột phá về tìm kiếm và trao cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi chưa ra trường. Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm (năm 2017 có 40 doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp 1500 vị trí việc làm). Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của Nhà trường.
Nhà trường cũng đặc biệt thành công trong các chương trình thực tập sinh nước ngoài với không chỉ cho đối tượng tốt nghiệp đại học, năm cuối mà với cả những sinh viên năm 2, năm 3 cũng có cơ hội ra nước ngoài thực tập, tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và giành được nhiều việc làm có thu nhập rất cao. Hiện nhiều chương trình tập thực sinh nước ngoài đã và đang triển khai rất hiệu quả.
Đối với kỹ sư xây dựng nói chung, trong đó có kỹ sư hạ tầng kỹ thuật, một tiêu chí luôn nhận được quan tâm rất lớn của người học đó là giấy phép hành nghề, là tư cách pháp nhân trong các hoạt động nghề nghiệp như công tác quản lý, chỉ huy, ký các văn bản, hồ sơ… Ngành KTCSHT được định danh trong Danh mục ngành đào tạo cấp IV trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng là ngành có mã việc làm đúng với yêu cầu tuyển dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước và thị trường việc làm. Sau khi tốt nghiệp ngành KTCSHT và có đủ điều kiện về kinh nghiệm chuyên môn và thâm niên công tác sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề để xác định đầy đủ tư cách pháp nhân (theo quy định của Nhà nước) như Chứng chỉ hành nghề Khảo sát xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Thiết kế xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Giám đốc quản lý dự án, Chứng chỉ hành nghề Kiểm định xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Kỹ sư định giá xây dựng, Chứng chỉ hành nghề Chỉ huy trưởng công trình… Đặc biệt, hiện nay nhiều dự án về hạ tầng yêu cầu đích danh Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật mà không thể thay bằng các kỹ sư xây dựng khác. Đây chính là cơ hội mà chỉ có kỹ sư hạ tầng kỹ thuật có được.

“Chúng tôi tự hào trao cho sinh viên nền giáo dục tốt nhất và hơn thế nữa chúng tôi tìm kiếm cơ hội giúp sinh viên khởi nghiệp thành công”


Hình 5. Ngày hội việc làm trường Đại học Nông Lâm – ĐHH 
VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỰU SINH VIÊN
Sinh viên hoàn thành Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng sẽ được cấp bằng Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật (có nơi gọi là Kỹ sư hạ tầng đô thị hay gọi tắt là Kỹ sư hạ tầng…). Các kỹ sư có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng như các sở/ban/ngành về xây dựng, hạ tầng đô thị, kế hoạch đầu tư, giao thông…hoặc các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng công trình…hoặc khởi nghiệp thành công để làm chủ các doanh nghiệp…ở nhiều vai trò khác nhau như giám đốc dự án, doanh nghiệp, cán bộ quản lý dự án, thiết kế, chỉ huy thi công, giám sát kỹ thuật… hoặc có đầy đủ điều kiện để học nâng cao lấy bằng thạc sỹ hay tiến sĩ.

Theo trang cựu sinh viên của trường (http://cuusinhvien.huaf.edu.vn/) và Khoa Cơ khí – Công nghệ (https://ckcn.huaf.edu.vn), nhiều cựu sinh viên khối ngành về xây dựng của Khoa hiện đang có vị trí công tác phù hợp, đúng chuyên môn như:

Ông Lê Thanh Nghị, Phòng Kỹ thuật và hạ tầng Huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh
Ông Hồ Văn Quốc, Công Ty TNHH Xây dựng và TM Quốc Việt, Huế
Ông Trần Phi Tường, Phòng Tư vẫn Phat triển Công nghiệp Quảng Trị
Ông Nguyễn Khoa Khương, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, huyện Phong Điền
Ông Tôn Thất Trúc, Công ty CP Xây Lắp TT Huế
Ông Nguyễn Phước Cảng, Sở Công Thương Tỉnh Quảng Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Chung, UBND tỉnh Kon Tum
Ông Biện Tấn Bảo, Công ty CP Xây dựng, Kon Tum
Bà Nguyễn Mai Chung, UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Ông Trương Đình Bền, Hội đồng bồi thường và tái định cư Thành phố Huế
Ông Nguyễn Như Hải, Công ty Cổ phần XD Thuỷ lợi TT Huế
Ông Nguyễn Công Học, Công ty CP xây dựng, Quảng Bình
Ông Bùi Quang Kiên, Thanh tra xây dựng TP Kon Tum
Bà Lê Thị Liên, Ban đầu tư xây dựng tỉnh TT.Huế
Ông Huỳnh Văn Luận, Công ty Tư vấn xây dựng Tây Sơn, Bình Định
Ông Trần Hữu Minh, Phòng Công thương huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Tiến Sỹ, Công Ty Cosevco1, TT Ba Đồn-Quảng Bình
Ông Trần Thế Tài, Công Ty tư vấn xây dựng AST – Huế
Ông Ông Hoàng Văn Thắng, Công Ty xây dựng Quốc Phòng, Kontum
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Công Ty xây dựng Dầu khí Vũng Tàu
Ông Hồng Anh Tuấn, Sở Công thương Quảng Trị
Ông Đinh Lập Tùng, Công ty CP xây dựng, Quảng Bình
Ông Hoàng Trung Vỹ, UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ông Phan Văn Bình, Phó BT tỉnh Đoàn Quảng Nam
Ông Đặng Văn Châu, BQL dự án khu công nghiệp Hố Nai III – Đồng Nai
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phòng Công nghiệp huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An
Ông Nguyễn Kiên Giang, Sở Công nghiệp – Tỉnh Gia Lai
Ông Nguyễn Lê Phú Hải, Phòng kế hoạch tài chính, Đại học Khoa học Huế
Bà Ngô Thị Mỹ Doan, Phòng Nhân sự, Công ty cửa Eurowindow – Bình Dương
Ông Nguyễn Thực Phúc, BQL DA đầu tư xây dựng huyện Anh Sơn – Nghệ An
Ông Hồ Sỹ Quang, Công ty CP xây dựng Miền Trung 242 – Quãng Trị
Bà Trần Thuý An, Thành uỷ Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Ông Đoàn Thanh Hải, Tổng công ty Đầu tư PT đường cao tốc Việt Nam
Ông Nguyễn Khoa Khương, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Ông Phan Gia Phú, Phòng, Phòng Kinh tế – Hạ tầng Quảng Điền, T.T. Huế
Ông Ngô Mạnh Hùng, Ban Đầu Tư Xây Dựng – Thị xã Hương Trà – Huế
Ông Phạm Tiến Lâm, Công ty TNHH tư vấn xây dựng Thành Tín, Quảng Bình
Ông Phan Thanh Hoàn, Công ty CPXD & TVTK Công trình hạ tầng Tây An
Bà Đặng Thị Lệ, Phòng Kinh tế – Hạ tầng , huyện Núi Thành, Quảng Nam

5. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG – PHÁT TRIỂN – HỘI NHẬP  
Môi trường học tập đối với một sinh viên đại học là một vấn đề luôn được các phụ huynh quan tâm không kém lựa chọn nghề nghiệp khi gửi gắm con em đến học. Bởi trong một môi trường hoàn toàn khác biệt với bậc học phổ thông, một hoàn cảnh sống độc lập không chịu nhiều sự giám sát của gia định, vô vàn cám dỗ của xã hội luôn thường trực thì chất lượng môi trường học tập sẽ quyết định sự thành bại của con em họ. Đến trường ĐHNL-ĐHH, bên cạch môi trường học tập tốt nhất về cơ sở vật chất và đội ngũ thì ai cũng cảm nhận rất rõ môi trường rèn luyện năng động, hiệu quả cho sinh viên trong cả khoá học. Thực vậy, gần như 100% sinh viên toàn trường luôn sống trong một không khí hoạt động tập thể sôi động do Nhà trường tổ chức, giám sát thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tiếng Anh…hoạt động thường nhật trên khắp khuôn viên trường vào buổi tối với đầy đủ điều kiện tốt nhất về ánh sáng, âm thanh và an ninh trật tự.

Hình 6. Hoạt động tập thể sôi động của sinh viên
NHỮNG CHUYẾN XE ĐƯA SINH VIÊN VỀ TẾT MIỄN PHÍ
Lãnh đạo Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến đời sống sinh viên. Mỗi dịp Tết đến, sinh viên không có điều kiện về quê được Nhà trường tổ chức đón tết đầm ấm. Nhà trường thường niên tổ chức những chuyến xe về Tết hoàn toàn miễn phí. Đây là một trong những ưu đãi nhằm chăm lo đời sống sinh viên được xã hội đánh giá rất cao nhiều năm qua.


Hình 7. Những chuyến xe về Tết miễn phí cho sinh viên
HUẾ – THÀNH PHỐ DU LỊCH VỚI NHIỀU VIỆC LÀM SINH VIÊN
Sinh viên sống và học tập tại thành phố Huế được hưởng một môi trường xã hội an toàn, một thanh phố với vô số cơ hội làm thêm sinh viên rất tốt. Đặc biệt, đến học tại trường, sinh viên và gia đình còn có cơ hội đến tham quan một thành phố du lịch, thành phố Festival với nhiều di sản văn hoá thế giới.
Thành phố Huế ở Miền Trung Việt Nam nằm hai bờ sông Hương, cách bãi biển Thuận An 12 km. Thành phố Huế được biết đến là một di sản thế giới được UNESCO công nhận với những đường phố nhộn nhịp, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và các kiến trúc cổ độc nhất không nơi nào có bao gồm cả Sông Hương, lăng tẩm, đền chùa và rất nhiều điện thờ – một thế giới cổ của 13 vị Hoàng đế Triều Nguyễn từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại.
Festival Huế là một sự kiện văn hóa quốc tế được tổ chức 2 năm một lần nhằm tôn vinh những di sản vô giá của Huế với nhiều sự kiện như Đêm Hoàng Cung, Lễ hội Áo dài, Lễ hội Biển, Lễ hội Thả diều, Cờ người v.v.

Hình 8. Thành phố Huế về đêm
6. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2017
Với triển vọng nghề ghiệp, điều kiện học tập rèn luyện, các cơ hội việc làm được chuẩn bị tốt nhất đã lý giải đầy đủ vì sao những năm qua chỉ tiêu tuyển sinh đại học hằng năm của trường là rất ổn định với tỷ lệ trúng tuyển, nhập học cao nhất Đại học Huế cũng như khu vực.

Để tham gia các chương trình đào tạo bậc đại học tại trường, các thí sinh có thể tra cứu thông tin tuyển sinh trên trang tuyển sinh – việc làm của trường cũng như của các Khoa chuyên môn. Với ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, các thông tin về chương tình cụ thể như sau:
Tên chương trình đào tạo:     Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Tên tiếng Anh:                       Infrastructure Engineering
Mã ngành:                              52.58.02.11
Loại hình đào tạo:                  Chính quy, tập trung
Cấp bằng tốt nghiệp:             Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật
Thời gian đào tạo:                  4,5 năm (145 tín chỉ)
Chỉ tiêu tuyển sinh:             50-80 chỉ tiêu/năm

Đăng ký tuyển sinh: http://tuyensinh.huaf.edu.vn/

Bảng 1. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
(ban hành kèm Quyết định số 711/QĐ-ĐHNL ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)

TT Tên học phần Số Tín chỉ
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 27
I Lý luận chính trị 10
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường 13
5 Toán cao cấp 1 2
6 Toán cao cấp 2 2
7 Toán thống kê 2
8 Vật lý 2
9 Vật lý ứng dụng 3
10 Tin học 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
11 Nhà nước và pháp luật 2
12 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 118
I Kiến thức cơ sở ngành 38
Bắt buộc 30
13 Hình họa 2
14 Vẽ kỹ thuật 2
15 Cơ học lý thuyết 3
16 Sức bền vật liệu 3
17 Cơ học kết cấu 4
18 Thủy lực cơ sở 2
19 Vật liệu xây dựng 3
20 Địa chất công trình 2
21 Thủy văn công trình 3
22 Trắc đạc công trình 2
23 Thực hành trắc đạc công trình 1
24 Cơ học đất 2
25 Thực hành cơ học đất 1
Tự chọn (Chọn 8/16TC) 8
26 Tin học ứng dụng trong xây dựng 2
27 Kiến trúc dân dụng 2
28 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
29 Kinh tế xây dựng 2
30 Quản lý chất thải rắn 2
31 Kỹ thuật chiếu sáng đô thị 2
32 Quy hoạch cảnh quan đô thị 2
33 Luật xây dựng 2
II Kiến thức ngành 51
Bắt buộc 41
34 Kết cấu bê tông cốt thép 3
35 Đồ án kết cấu bê tông cốt thép 1
36 Kết cấu thép 3
37 Nền và móng công trình 3
38 Thiết kế đường ô tô 3
39 Cấp thoát nước 4
40 Thực hành cấp thoát nước và môi trường 1
41 Thiết kế cung cấp điện 3
42 Thiết kế công trình ngầm 3
43 Kỹ thuật thi công và quản lý công trình 4
44 Thực hành kỹ thuật thi công và quản lý công trình 1
45 Quy hoạch và thiết kế đô thị 3
46 Công trình trên nền đất yếu 2
47 Lập dự toán xây dựng 3
48 Đồ án Quy hoạch KTCSHT 1
49 Đồ án Thiết kế KTCSHT 1
50 Đồ án Tổ chức thi công KTCSHT 2
Tự chọn (Chọn 10/20) 10
51 Máy xây dựng 2
52 Đánh giá tác động môi trường 2
53 Động lực học công trình 2
54 Thiết kế nhà dân dụng và công nghiệp 2
55 Thiết kế công trình thủy lợi 2
56 Giám sát công trình 2
57 Kết cấu nhà thép 2
58 Vật liệu mới trong xây dựng 2
59 Kiểm định công trình 2
60 Kết cấu bê tông ứng suất trước 2
III Kiến thức bổ trợ 8
61 Kỹ năng mềm 2
62 Xây dựng và quản lý dự án 2
63 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
64 Quản trị doanh nghiệp trong công nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp 11
65 Tiếp cận nghề KTCSHT 2
66 Thao tác nghề KTCSHT 4
67 Thực tế nghề KTCSHT 5
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 10
68 Khóa luận tốt nghiệp KTCSHT 10
69 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp KTCSHT 6
70 Chuyên đề Quy hoạch hạ tầng đô thị 2
71 Chuyên đề Thi công hạ tầng đô thị 2
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 145

****************************************************************************************************
Mọi thông tin chi tiết về ngành đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện học tập, định hướng nghề nghiệp, môi trường sống… Xin liên hệ:
+TS.Phạm Việt Hùng
SĐT: 0946126068
Email: phamviethung@huaf.edu.vn
+TS. Nguyễn Quang Lịch
SĐT:
Email:quanglichckcn@huaf.edu.vn
+TS. Nguyễn Tiến Long
SĐT:
Email: nguyentienlong@huaf.edu.vn
+ThS. Nguyễn Thị Ngọc
SĐT:
Email: nguyenthingoc@huaf.edu.vn
+ThS. Ngô Quý Tuấn
SĐT: 0988603945
Email: ngoquytuan@huaf.edu.vn
+ThS.Nguyễn Trường Giang
SĐT:
Email:nguyentruonggiang@huaf.edu.vn
+KS.Nguyễn Thị Thanh
SĐT:
Email:nguyenthithanh88@huaf.edu.vn