Quy trình chế biến bánh chùm ngây

Về mặt Y học, chùm ngây có thể được sử dụng để phòng và điều trị nhiều bệnh. Ví dụ như nước ép từ lá chùm ngây được cho là có khả năng làm ổn định huyết áp, hoa có thể được nấu canh ăn để điều trị viêm nhiễm, củ được dùng để điều trị thấp khớp, vỏ cây có thể nhai để hỗ trợ tiêu hóa,… Một số trường hợp thực tế đã sử dụng thân cây chùm ngây, sao vàng-hạ thổ, hãm (giống hãm trà) hoặc đun sôi lấy nước uống có tác dụng điều hòa huyết áp (tác dụng tốt cho những người bị cao huyết áp).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung lá chùm ngây vào bánh quy ở 02 dạng là lá chùm ngây tươi xay nhuyễn và bột lá chùm ngây khô đã sấy bằng phương pháp chân không. Nếu bổ sung ở dạng lá tươi thì các các thành phần dinh dưỡng trong lá ít bị thay đổi, bánh có màu xanh và mùi vị đặc trưng tự nhiên của lá chùm ngây. Trong khi đó, nếu ta sấy khô lá (bằng phương pháp sấy chân không ở nhiệt độ thấp-500C) rồi nghiền thành bột trước khi bổ sung vào công thức làm bánh thì vitamin C có thể mất trên 90% (tùy phương pháp sấy), màu, mùi và vị của bánh cũng giảm nhiều so với dùng lá chùm ngây tươi. Tuy nhiên, nếu bổ sung ở dạng bột chùm ngây sấy khô thì các thành phần dinh dưỡng khác (protein, lipid, calcium, kali, tăng lên khoảng 5-10 lần so với sử dụng lá tươi.

Quy trình chế biến bột chùm ngây

Bột chùm ngây sau khi sấy và nghiền mịn

Quy trình chế biến bánh chùm ngây

Bánh chùm ngây

Video clip thể hiện quy trình chế biến bánh bổ sung lá chùm ngây tươi (báo Thừa Thiên Huế)

TS.Nguyễn Đức Chung-Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch
TS.Nguyễn Văn Huế-
Bộ môn Quản lý chất lượng thực phẩm
Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế