Thiết bị chưng lọc nước ngọt từ nước biển, sử dụng năng lượng mặt trời – Ảnh: Văn Vương
Thầy Hùng cho biết: “Thiết bị có thể chưng lọc 4 – 5 lít nước/2 m2/ngày. Từ đó, chúng tôi đang hoàn thiện một hệ thống lọc nước kiểu mô đun lắp trên mái nhà, với diện tích thu nhiệt một mô đun 6 m2 cho năng suất từ 10 – 15 lít nước/ngày.
Khi cần các năng suất lớn hơn chỉ việc lắp ghép các mô đun là được. Nước sau chưng lọc là nước cất, có thể uống được. Giá thành một sản phẩm chừng 15 triệu đồng. Thiết bị này sẽ rất thiết thực với hộ gia đình thiếu nước sạch sinh hoạt, các đảo, vùng thiếu nước ngọt và cung cấp nước cho hệ thống tưới nhỏ giọt trồng cây ở các đảo Trường Sa…”.
Trong đợt triển lãm khoa học công nghệ ĐH Huế – 2014 vừa qua, thiết bị được nhiều người quan tâm và đánh giá cao nhờ ưu điểm về tính năng, kết cấu đơn giản. Thiết bị sử dụng kính và HDPE (loại chất dẻo vừa bền vừa chống được tia tử ngoại, an toàn, không bị ăn mòn và chịu được hơi mặn) vốn khá phổ biến và độ bền cao. Cấu tạo thiết bị gồm 1 bộ thu nhiệt ngoài; 1 bộ thu nhiệt trực tiếp và bay hơi 1 m2; 1 bộ làm nguội và ngưng tụ, các bình chứa nước, các van điều tiết… tổng cộng nặng 150 kg. Hoạt động theo nguyên lý thu nhiệt từ năng lượng mặt trời, trao nhiệt làm bay hơi nước và ngưng tụ thành nước ngọt (chưng lọc nước). Thiết bị này được lắp đặt thuận tiện trên mái nhà hoặc không gian có nắng.
Theo thầy Hùng, sắp tới sau khi hoàn tất mọi thủ tục nhóm sẽ đăng ký dự án sản xuất thử nghiệm với Sở KH-CN tỉnh Khánh Hòa; đồng thời hợp tác với một cơ sở chế tạo để chuyển giao quy trình công nghệ và sản xuất hàng loạt nhằm phục vụ các vùng thiếu nước ngọt như các đảo nhỏ ở Trường Sa.
Theo:
Thiết bị chưng lọc nước ngọt từ nước biển, sử dụng năng lượng mặt trời – Ảnh: Văn Vương
Thầy Hùng cho biết: “Thiết bị có thể chưng lọc 4 – 5 lít nước/2 m2/ngày. Từ đó, chúng tôi đang hoàn thiện một hệ thống lọc nước kiểu mô đun lắp trên mái nhà, với diện tích thu nhiệt một mô đun 6 m2 cho năng suất từ 10 – 15 lít nước/ngày.
Khi cần các năng suất lớn hơn chỉ việc lắp ghép các mô đun là được. Nước sau chưng lọc là nước cất, có thể uống được. Giá thành một sản phẩm chừng 15 triệu đồng. Thiết bị này sẽ rất thiết thực với hộ gia đình thiếu nước sạch sinh hoạt, các đảo, vùng thiếu nước ngọt và cung cấp nước cho hệ thống tưới nhỏ giọt trồng cây ở các đảo Trường Sa…”.
Trong đợt triển lãm khoa học công nghệ ĐH Huế – 2014 vừa qua, thiết bị được nhiều người quan tâm và đánh giá cao nhờ ưu điểm về tính năng, kết cấu đơn giản. Thiết bị sử dụng kính và HDPE (loại chất dẻo vừa bền vừa chống được tia tử ngoại, an toàn, không bị ăn mòn và chịu được hơi mặn) vốn khá phổ biến và độ bền cao. Cấu tạo thiết bị gồm 1 bộ thu nhiệt ngoài; 1 bộ thu nhiệt trực tiếp và bay hơi 1 m2; 1 bộ làm nguội và ngưng tụ, các bình chứa nước, các van điều tiết… tổng cộng nặng 150 kg. Hoạt động theo nguyên lý thu nhiệt từ năng lượng mặt trời, trao nhiệt làm bay hơi nước và ngưng tụ thành nước ngọt (chưng lọc nước). Thiết bị này được lắp đặt thuận tiện trên mái nhà hoặc không gian có nắng.
Theo thầy Hùng, sắp tới sau khi hoàn tất mọi thủ tục nhóm sẽ đăng ký dự án sản xuất thử nghiệm với Sở KH-CN tỉnh Khánh Hòa; đồng thời hợp tác với một cơ sở chế tạo để chuyển giao quy trình công nghệ và sản xuất hàng loạt nhằm phục vụ các vùng thiếu nước ngọt như các đảo nhỏ ở Trường Sa.